Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Đường cong Kiến trúc- cây đa bến nước mái đình



***
ĐƯỜNG CONG KIẾN TRÚC
1*
Đường cong KIẾN TRÚC
gợi nỗi nhớ ánh sáng vòm trời
gợi mênh mông thảm xanh mặt đất
Đường đi những hành tinh-Trong thiên hà bí mật
KIẾN TRÚC SƯ ai đã tìm thấy cột chống trời
VŨ TRỤ- KHÔNG GIAN- HUYỀN BÍ- TUYỆT VỜI
2*
Đường cong KIẾN TRÚC
gợi nỗi nhớ xa xưa
thuở kinh thành Thăng Long
muôn con nước dập dồn sóng giục
Những vẩy Rồng
suốt mười tám đời Vua Hùng
trải Đinh- Lê- Lý- Trần... lấp lánh vàng son sáng rực
3*
Còn nguyên những TAM CẤp- TẢNG KÊ- BÁT ĐẤU- XÀ BẨY- CỘT ĐÌNH
những MÁI CONG- CUNG ĐIỆN- LĂNG TẨM- ĐÀI THÁP- KINH DINH
Vầng hào quang giữa trời xanh
đón những linh hồn siêu thoát
KIẾN TRÚC SƯ- ai đã từng nghe những âm thanh- màu sắc, đường nét- không gian, hoa văn- thủy mạc?
CỔ LOA- HOA LƯ- TÂY ĐÔ- HUẾ- ĐÀ LẠT- TÂY NINH
Hoàng hôn tàn! Rêu phủ bức tường xanh!
4*
Người- sẽ lại gieo những bồn hoa bên cửa sổ
KIẾN TRUC SƯ- đi giữa cung đình
trập trùng đường cong nỗi nhớ
Nắng vẫn khuyên tròn trên xác những đài hoa!
5*
Ngôn ngữ đường cong nối những nhịp cầu xa
Đè cả không gian trên cung vòm uyển chuyển
lầu tía- gác son
Ô cửa tròn- cổng- tam quan
con mắt linh hồn- của kiến trúc đổi rời- hiển hiện!
6*
Một thời đi qua- Một thời lại đến
nơi sân chùa hương khói ngất ngây
tiếng chuông ngân vòng xao xuyến...
7*
KIẾN TRÚC SƯ- thao thức với công trình
lại tìm thấy đường cong- mảnh trời mảnh trăng, ẩn dưới màu xanh của biển!
****
------------------------------------(từ tạp chí KTHP-4/1993- Thạch Bàng)

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010


***
(Lời phỏng theo: Hoài Phong)
1.
Ơi cuộc sống ơi tình yêu, ta cùng đi băng băng trên chặng đường đời dù bình yên hay bão tố!
Đừng tiếc, thôi đừng tiếc giữa gió gào nước xiết, cơn bão biển trong đêm, con thuyền dũng cảm đã chìm
Đừng tiếc, thôi đừng tiếc hỡi em yêu có biết, hỡi trái tim tha thiết, đã khép lại sau ánh chớp hàng mi
Rồi tan vỡ chiều nay em đi
Đừng tiếc thôi đừng tiếc, ván kiêu hãnh sau một đêm biển động, còn hơn làm chiếc du thuyền, lười nhác trôi trên vịnh phẳng êm
2.
Ơi cuộc sống ơi tình yêu, anh và em say xưa trên chặng đường đời dù bình yên hay bão tố!
Đừng tiếc, thôi đừng tiếc giữa gió gào nước xiết, cơn bão biển trong đêm, con thuyền dũng cảm đã chìm
Đừng tiếc thôi đừng tiếc, nỗi đau sao da diết, hỡi em yêu có biết, đã khép lại bao đau đớn cuồng si
Rồi tan vỡ chiều xanh em đi
Đừng tiếc thôi đường tiếc, trái tim vỡ sau một lần cuồng nhiệt, còn hơn đập mãi sớm chiều, và trống trơn không một giọt yêu!
***
… ơi cuộc sống ơi tình yêu, như biển sôi trào dâng mãi mãi…
….Đừng tiếc thôi đừng tiếc!
-----------------------------(từ Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999).
***

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Ứng dụng Lý Học Càn Khôn- Âm Dương Dịch.


Mô hình hóa khí nguyên sinh gió mưa lũ lụt..!
***

1-Ai cũng biết các lục địa hình thành tạo nên một bề mặt địa lý địa hình tự nhiên đầy công năng cho sự sống 'vừa mang tính lý học vừa mang tính sinh học'... gọi chung là môi trường sinh thái.
2-Loài người và sự sống tồn tại trên trái đất đã hàng triệu năm. "tính thích nghi" là căn bản- tự tính thích nghi đã có sự thống nhất âm dương và ngũ hành- vốn là một sản phẩm ‘rất tự nhiên’. Hãy so sánh khi con người càng thoát ly tự nhiên, trở thành sản phẩm của chính mình- thì, như thể con người máy sinh ra, ấy là khác với con người do tạo hóa sinh ra.
3-Nhưng "bản năng" con người là vậy, luôn vượt lên nhờ trí tuệ... và do đó luôn 'muốn..!' phá vỡ "tính thích nghi" 'các thông số ban đầu..!!', nên đương nhiên gặp nhiều tai họa...
4-Ngôn ngữ "Lý học- Kinh Dịch"- trong phép 'ngũ hành- lục niên hoa giáp', biết Vũ trụ bắt đầu từ hỗn độn. Vắn tắt như sau:
-Giai đoạn1: -Chia âm và dương (cái và đực); "thái cực sinh lưỡng nghi-太极生兩宜"... nước xuất hiện > sự sống dưới nước; "âm dương phân vị Khảm sinh- 陰 陽分位坎生"- thời kỳ băng hà...
-Giai đoạn2: -Cây cối xuất hiện > sự sống lên cây; đó là: "thủy sinh mộc- 水生木". thời nguyên thủy tân sinh...
-Giai đoạn3: -Lửa sinh > lửa để sáng tạo, chi phối thời gian; là: "mộc sinh hỏa-木生火". thời nguyên thủy nô lệ tới phong kiến tân sinh...
-Giai đoạn4: -Đất đai tạo mạch > khai thác đất, luyện đất; quặng, là: "hỏa sinh thổ- 火生土". thời phong kiến tập quyền tới phát triển... tới tư bản...
-Giai đoạn5: -Kim sinh > khoa học và vật dụng được thúc đẩy; tin học sinh thái và giao tiếp là: "thổ sinh kim- 土生金". thời tư bản xã hội và quang học điều khiển...
Ngày nay khoa học vượt bậc, khám phá tế bào 'gen'... đặt chân tới các hành tinh khác... công nghệ tin học với sự xây dựng nền tảng sự sống- chính là trí tuệ, là 'kim' sinh rực rỡ... đã phá vỡ sinh thái thoát ly "tính thích nghi"- đương nhiên ấy là "kim sinh thủy- 金生水"- Cũng là "kim khắc mộc-金克木".... (Trí tuệ- 'kim' ở mức độ "đực cái- âm dương" mới đã sinh trở lại ra 'khảm' kỷ băng hà mới theo chu trình định vận tuần hoàn "nhất chu khí vận chung nhi thủy, bác phục đô tòng Thái Cực Tiên-一周氣運終而始博復都從太极先"...)
-Rõ ràng Thời đại ngày nay cây (mộc) bị triết giảm, nước (khảm) sinh... mưa nhiều... nước triều dâng, mưa gió bão lũ từ (2005- 2010) nhỡn tiền...
-Về cơ học con người đã tác động như thế nào? Hãy xem hình minh họa:

***
-Minh họa tính cơ lý của sự thoát ly tự nhiên- mà con người tác động:
-Khi người ta thi nhau làm đập dự trữ nước+ đập thuỷ điện tràn lan khắp thượng ngàn, họ không hề nghĩ đến các túi nước ngầm, lại cũng không hiểu rằng độ ngậm nước của cả vỉa núi và đất các vùng hồ đập trong hàng chục năm tồn tại đã "rất no nước"... Khi mưa to, rừng đầu nguồn bị đốn sạch... thì tất cả chỉ còn trút xuống vùng đồng bằng... Tiếp theo đất sạt núi lở... ta đã chứng kiến trong năm 2010 ở khắp nơi trên Thế giới trầm trọng nhất vẫn là nơi tàn phá thiên nhiên mạnh nhất, chặt hết rừng thượng ngàn, khai thác quặng, thải công nghiệp bừa bãi... Than ôi con người bao giờ mới tỉnh ra..?

***
Lại tri nghiệm Sấm Trạng Trình- nguyên văn:
"Nam Việt hữu ngưu tinh-南越有牛精
Quá thất thân thủy sinh-過七身始生
Địa giới sỉ vị bạch-地界齒未白
Thủy trầm nhĩ bất kinh-水沉耳不驚".
Giải nghĩa: Việt Nam từ khi Ngưu tinh xuất hiện (1930), quá bảy lần "hầu đáo, kê lai-猴到雞來" (2010) sẽ gặp thời kỳ (địa giới- tức ranh giới thời gian) nước sinh bão gió lũ lụt, nhưng sự sống vẫn tiến triển, ngập đến mang tai người dân không hề kinh sợ?- đó là nghĩa 'đen';
-nghĩa 'bóng' lại là... qua bảy lần "hầu đáo, kê lai-猴到雞來" những điểu mà lòng tự sỉ vốn có, sĩ khí vốn có... mất sạch... Điều Mạnh Tử dạy “tu ố chi tâm, nghĩa chi đoan dã-修惡之心義之端也- biết hổ thẹn là đầu mối của đức nghĩa” không còn nữa!!!... (hổ thẹn khi làm điều trái)... biết rằng quốc nạn tham nhũng ư? lươn lẹo ư? suy thoái đạo đức, danh hư sáo rỗng, tệ nạn ư? lại còn nối chí nhau làm điều sằng bậy mua quan bán chức?... chỉ biết cười trừ! Nhe răng trắng ra mà thôi, nhỡn tiền đầy cả ra đấy hu! hu!... Và mọi chuyện ngập đến mang tai "thủy trầm nhĩ" người dân cũng chẳng hề kinh sợ "bất kinh"..!?
-Về (2010)- Có thơ chiêm rằng:
"triều dâng bão dội tây đông
làm cho thiên hạ hãi hùng nhiều phen..."
Đó là đông tây suy bại cùng thủy triều bão gió, song thần, núi lửa và tham nhũng..!
-Thế mới biết thì Vận- mọi việc không phải ngẫu nhiên vậy..!

------------------------------------------------------------(6/11/2010) KTS Phạm Vũ Hội.
***

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010


***
1.
Đảo xa hoang vắng…
Tôi nhớ tới thơ tình của đá... anh... ơi!
Giữa mênh mông biển khơi, xôn xao đầy vơi
Ai gieo mầm xanh cho đá bập bềnh trôi?
Cô đơn nào không đau buồn tình duyên nhạt phai
Mùa thu nắng héo... vàng
biển thao thức suốt đêm dài
người đi mãi không... về...
...biển xanh trào sóng
biển sôi gào thét
tình yêu nồng cháy
tình yêu hờn dỗi...!
tình yêu hóa cô đơn rơi rơi giữa biển khơi..!
***
2.
Đảo xa hoang vắng…
Nơi sóng vỗ đêm ngày gợi nhớ... anh... ơi!
vấn vương trên biển khơi, xôn xao đầy vơi
bao nhiêu mầm xanh hóa đá lững lờ trôi?
Khi thu về hương hoa tàn tình thêm nhạt phai
Biển xanh đã úa... vàng
còn khao khát suốt đêm dài
người đi mãi không... về...
...biển xanh trào sóng
biển sôi gào thét
tình yêu nồng cháy
tình yêu hờn dỗi...!
tình yêu hóa cô đơn rơi rơi giữa biển khơi..!
-----------------------------(từ Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999)
***

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn- Chiêm thời:

11*(…tiếp theo)
Chữ rằng- tính bản ngưu lang(68)
thửa chưng hoàng cái đăng đàn quý phương(69)
hỏi đâu khốc liệt chiến trường
thân phơi đầy nội máu xương đầy đồng
hỏi đâu châu ngọc của chung...
được thời mọi của đều cùng về tay(70)?
và kia mặt dạn mày dày
nói không miệng tiếng- biếng ray tay làm(71)
việc đời nghị quyết râm ran
dân đen thống khổ kêu oan mặc gì
họp này họp nữa họp đi
chơi trò nghị quyết(72) việc gì cũng xong!
*
Và kia hoang bỏ mặc đồng
trẻ già khất thực mông lung giữa đời
và kia đoàn kết tuyệt vời
nhân danh tập thể, ngược lời chẳng tha
sai lầm cứ việc bung ra
lại thành sáng suốt lại là nhất ngôi(73)!
và kia trên lọc dưới lòi
hươu giải giác- non thôi mọc sừng(74)
cổ kim sạch phá tưng bừng
linh thiêng tan tác lập công chẳng nề(75)
và kia chiến trận say mê
nằm gai nếm mật lời thề nước non
rừng sâu ai mất ai còn(76)
tổ tiên mặc kệ đàn con lạnh lùng
dục nhau tíu tít anh hùng
nhạc đằng cửu khúc-thi cung nẩy đề(77)
và kia đạo đức dầm dề
bộ giang khởi nguyệt(78) lọn nghề bá vương
đạc điền- vạch sẵn hồi chương
bắc nam ạch ạch(79) tang thương lệ ròng
----------------------------------------------------------(lt.ltt)
Chú thích:(68) Sấm Trạng Ng. văn viết “Tinh bản tại ngưu lang- 精本在牛郎”- ý là bản chất ích kỷ trùng trục nông dân như con “trâu đầm- tượng của quẻ Khôn- 坤“ không hề có trí tuệ (69) Ng.văn “Hoàng cái xuất quý phương- 黃蓋出癸方”- ở đây chữ hoàng cổ nghĩa là chỉ màu máu đỏ, chữ cái cổ nghĩa là cha mẹ, là cái chủ; câu trên- “tức chủ máu lửa xuất phương quý”, mà Quý là phương vị của nước Đại Việt ta; Chữ ‘thửa chưng” từ Việt cổ là làm chưng cho chính mình, mình muốn có... ở đây muốn nói chiến tranh máu lửa tự mình khởi lên (70) Sấm Trạng ng.văn viết “châu châu ngọc ngọc của chung, được thời mọi của theo cùng về tay” chỉ CNCS với chiêu bài của chung toàn dân mà thành ra mọi của đều về tay kẻ có chức có quyền, ngày nay càng thể hiện rõ trong sở hữu tài nguyên, đất đai, sở hữu công ích, dân bị mất quyền lợi, chức sắc tham nhũng tràn lan (71) Sấm ng. văn “chớ vật vờ quen loài ong kiến, biếng “ray” tay miệng tiếng nói không”- ám chỉ một thực tế người cầm quyền CS không phải là người thực hành vai trò ông chủ tư bản, tự hai bàn tay mình làm ra, mà là toàn kẻ ong kiến bạo lực vốn học ở trường “chính trị” và chỉ quen điều khiển cuộc họp ra nghị quyết này nọ- đất nước có nhiều bức xúc thì họ càng có nhiều NQ; họp bàn tối ngày, tức là chỉ nói, chỉ miệng tiếng xuông! (72). Nghị quyết, biểu quyết, giơ tay, họp suốt ngày, họp các hội đoàn, các ban bệ, lấy phong bì, chi ngân sách, không quy kết được ai chịu trách nhệm trước dân, thành trò ảo thuật của cách cai trị c.s đương thời (73) Thời cs (1945-1990) danh từ “sai lầm” để xoa dịu dư luận; những điều mà cs cố tình làm nhưng dân lên án; chẳng hạn CCRĐ giết 5% dân, cố quy cho họ là địa chủ, thảm họa xảy ra đạt mục đích rồi thì gọi là “sai lầm”; hoặc cố dồn dân vào tổ đổi công, vào HTX, mục đích từng bước quốc hữu hóa ruộng đất thâu tóm quyền lợi vào tay chính quyền, dân đòi làm khoán không cho, cảnh “cha chung không ai khóc” năng xuất suy sụp, làm không có ăn, đói kém, dân bỏ ruộng, rồi phải trả ruộng cho dân, năng suất tăng dần, Đảng lại tự ca sáng suốt! Rồi sau 1975 Liên Xô sụp, trăm họ nheo nhóc, có nơi như TQ sinh nạn ăn thịt người; dân Việt ăn xin ăn mày, di tản; Cs phải mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài từ (2000-2001), phải bắt đầu tư doanh, chấp nhận nền kinh tế gồm nhiều thành phần... khá dần; Đảng lại tự ca sáng suốt! Tóm lại chạy theo đuôi những nhận thức của dân, nhưng kể công nhân danh để duy trì quyền lực (74). Sấm Trạng ng.văn “nông phu bỏ ruộng chẳng cày, nữ công thực bắc ngày rày cũng không, tung hoành liên hợp ba đông, hươu già giải giác, dê không mọc sừng”; có 4 ý, tức thời cs: a- dân ta là nông dân mà bỏ ruộng không làm, tại sao? bởi đi lính hết cả rồi?; b- chiến tranh vận động, đàn bà, đàn ông súng ống, công tác x.h cả, phụ nữ không còn chăm lo chồng con, gia đình không cơm ngon canh ngọt được nữa; bốn chữ “công dung ngôn hạnh” tức nữ công thực bắc: không!; c- tung hoành liên hợp (3x3x3)=27 năm tức (1964-1991) đúng 27 năm; 5-8- 1964 sự kiện Vịnh Bắc Bộ tuyên chiến; 1991 là rút hế quân khỏi Khơmer; và d- thốnh nhất tư tưởng, không ai nghĩ khác đường lối chủ trương của Đảng cs- người nào nghĩ khác bị “cạo” bị đấu, khó thoát, phải cắt bỏ; nói “dê không mọc sừng” là cái ý đó? (75). Thời CS cầm quyền từ 1945 tới 1990, đặc biệt thời cải cách RĐ, đình chùa đền miếu đều bị đập bỏ, làm sân kho, làm chuồng trại, sách cổ thư đốt hết, chống tâm linh chống người theo đạo Phật- đạo Gia Tô, xây dựng con người mới XHCN, là thành tích tưng bừng của Đảng CS, là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa (76). Thời CS: chiến tranh gần nửa thế kỷ, thanh niên tính từ 16 tuổi vào Đoàn tuyên thệ trung thành với lý tưởng CS, phải ra trận, hàng năm tổng động viên cho các chiến trường Lào, Căm pốt, miền Nam VN; chết trận là bao nhiêu đến nay các nhà nghiên cứu cũng chỉ phỏng chừng, không công bố!; vì vô thần cho rằng chết là hết nên tục thờ cúng ông bà tổ tiên hầu như bỏ- “ra ngõ gặp anh hùng” là sự động viên trong xã hội (77) Sấm Trạng viết “cuồng phong cả sớm liền trưa, đã đàn cửu khúc còn thơ thi đề”- tức là c.s đã gây nên chiến tranh cuồng phong loạn lạc, đã ca ngợi chế độ, chủ nghĩa anh hùng bằng các ca khúc đủ chín cung bậc, lại còn đặt ra “Ngày thơ Việt Nam” từ 2003- hình thức tốn kém sáo rỗng (78); Sấm Ng.văn “khởi nguyệt bộ đaị giang- 起月步大江”- tức đi khắp như đi vào đêm tối, ám chỉ luôn ẩn náu hành tung mưu đồ ngôi bá chủ (79). Sấm Ng.văn “lấy đạc điền làm công thiên hạ”; “cung trăng đã sẵn hồi chương”- chỉ việc lập công bằng CCRĐ, như là đã được vạch sẵn cách thức lôi kéo dân nghèo. Từ bắc tới nam từ CCCP tới Bắc Việt phải trải qua cuộc cách mạng VS tang thương suốt gần 100 năm.
----------------------------------------------------------(lt.ltt) pivihi*

12*
Và rằng liền núi liền sông(80)
phải cho rã tận chót cùng trường sơn
phải cho khiếp đởm kinh hồn
gió đông ào ạt sở cuồng gió tây(81)
mọi điều nghe lạ mà hay
dê đàn khoái ruột ran tay đều đều
tam thập niên chợp cái vèo(82)
bắc nam lâm cảnh hong heo xói mòn
người đâu ăn thịt trẻ con(83)
đọ vào cổ tích tóc còn dựng tăm
người đâu yêu nước muôn năm
dẫu r»ng đốt cháy san bằng mặc bay(84)
người đâu tiễu bạn giết thày
vỏ ngoài thơn thớt bụng dầy nhùi bom
hòa đao cực tích(85) bạo cuồng
thánh hiền thảo phạt(86) sục luồng nước reo
hoàng long côn trọng(87) vèo vèo
canh tân tróc dịch khí gieo vô thường
rút khăn chấm mắt buồn
thò tay móc tấm huy chương khứng lời(88)
kẻ quen lậu lọc máu người
làm cho vô cảm ngọt bùi dửng dưng
--------------------------------------------------------------(lt.ltt) pivihi*
Ghi chú: (80). “Việt Nam- Trung Hoa núi liền núi song liền sông...” lời một bài hát ca ngợi tình hữu nghị... nhưng 1979 TQ xâm lược VN chiếm luôn ải Nam Quan và 1984 chiếm Trường Sa Hoàng Sa của VN (81). Thời kỳ 1950- 1980 TQ nhân danh Phương Đông, coi Mỹ là con hổ giấy, chủ nghĩa Mao tự coi mình là nước lớn XHCN, là gió Đông, và tuyên truyền sẽ thổi bạt gió Tây (82). 1949- 1979 sau 30 năm VN & TQ từ bạn thành thù? (83) Theo Tân Tử Lăng trong quyển “Mao Trạch Đông ngà năm công tội” (VNTTX phát hành 2008) ở TQ 1959-1962 xảy ra đói người ta ăn thịt trẻ con, cha mẹ đổi con cho nhau làm thịt, phổ biến ở Tứ Xuyên, khi ấy nông trang tập thể không còn gạo (84). Năm 1068 VN phát lời kêu gọi đẩy mạnh chiến tranh của H.C. Minh “dù đốt cháy Trường Sơn, dù Hà Nội Hải Phòng bị tàn phá, nhân dân VN quyết không sợ...” Nhưng chính lúc đó HCM đang an dưỡng ở bên Tàu. (85). Nguyên Văn “hòa đao cực tích tòng binh khởi-禾刀極積從兵起” tức dốc hết sức lực để tiến hành chinh chiến (86). Nguyên văn “đổng tấn phù lưu thảo thánh hiền-董迅符流討聖賢” tức tổng lực tạo dòng thác thảo phạt các bậc hiền tài trí thức (87). Nguyên văn “hoàng long côn trọng khai hoa lãng-黃龍昆仲開花浪” tức con rồng đỏ ô trọc chủ đồng đảng khai hoa lập lòe lừa lọc (88). Ma quỷ sau khi giết người lại giả vờ thương tiếc, sụt sùi rút khăn chấm mắt, nói khứng “tổn thất này... biến đau thương thành hành động” rồi nhân danh trao huân chương, người trong nhà cứ ngỡ..! dân tình không thể biết đâu là sự thật, phục răm rắp.

--------------------------------------------------------------(lt.ltt) pivihi*

Tri nghiệm Sấm ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn



***
(Với tôi Trịnh Công Sơn là một thiên tài- và ông- vốn liếng của niềm tự hào nhân thiện!)
1.
Lặng lẽ bên di hài
Dòng người trong ánh ban mai
từng âm thanh, âm thanh lả lướt
từng câu ca, câu ca thổn thức
màu xanh mắt lệ ngân dài...
còn vang tiếng hát Khánh Ly(*)
Hồng Nhung(*) đắm đuối ướt mi
bóng anh đi, bóng anh đi, bóng anh đi
những âm thanh sầu bi!..
2.
Người đã đi xa rồi
lời buồn xao xác mưa rơi!
‘Tình Xa Xưa(**)’ phôi phai ngày ấy
‘Quỳnh Hương Thơm(**)’ anh đâu còn thấy
đời anh ‘Cát Bụi(**)’ đong đầy...
gợi xa vẫn nhớ tóc xưa
hồn theo gió cuốn lá bay
lá xanh bay, lá xanh bay, lá xanh bay
lá xanh theo trời mây!..
3.
Lời hát trong đêm dài
nhạc hiền- năm ngón tinh khôi
Trịnh Công Sơn lang thang rừng vắng
Trịnh Công Sơn men say nồng thắm
Ngoài hiên khách đã trở hài(1)...
lần theo nưới suối cuốn trôi
gầy như tia nắng hóng soi
tím đôi môi, tím đôi môi, tím đôi môi
‘Mãi Ru Anh(**)’ người ơi!..
--------------------------
Ghi Chú:(*) Khánh Ly, Hồng Nhung hai ca sĩ đương thời hay hát “Nhạc Trịnh”;(**) lẫy tên một số ca khúc của Trịnh Công Sơn;(1) một câu trong Truyện Kiều- đoạn Thúy Kiều mơ gặp hàn huyên với Đạm Tiên “ngoài hiên khách đã trở hài, Kiều còn cầm lại một hai tự tình...”
-----------------(từ:Bâng khuâng tình yêu- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 2005- đã hủy)
***