Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Mái đình- Cây đa- Bến nước...

***
Cảnh linh tự- “景靈寺
Chùa Cảnh Linh, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên- Hải Phòng.
---------------------------------(PVH)  
***

**
Chùa Câu Tử Nội- có tên chữ là “Cảnh Linh Tự-景靈寺” thuộc xã Hợp Thành- Thủy Nguyên- Hải Phòng. Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê vào khoảng thế kỷ XVII. Xây dựng lại đầu thế kỷ XX, và sửa chữa nhiều lần. Hiện “Cảnh Linh Tự” còn nhiều di vật: tượng Phật, câu đối, đại tự, bia đá... Do hạn hẹp kinh phí, lần sửa chữa gần nhất cách nay hàng chục năm, rui hoành chỉ làm bằng gỗ tạp đã mục mọt, xuống cấp rất nghiêm trọng. Dân làng đang vận động công đức để tu bổ phục dựng.
-Qua khảo sát chúng tôi thấy có thể giữ lại được một ít đồ nội thất, trùng tu các bảo vật, còn Chùa Chính quá mục nát, làm bằng gỗ lim như cũ thì rất tốn kém, chỉ có thể làm lại hoàn toàn với việc mô phỏng cách thức thay thế bằng vật liệu bê tông cốt thép, gạch, đá, mới bảm đảm sự bền vững… Chùa có thể làm theo hình thức nội công ngoại quốc, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Mẫu. Nhà Tổ và Vườn Tháp tu tạo giữ nguyên vị trí. Gắn liền không gian bên Đình- Đình Làng giữ nguyên, làm thêm nhà Giải vũ và nhà phụ, Cổng chùa và Tam quan đình dựng mới. Phía Sông Quai cho kè bến cập thuyền, xây Tháp sen và Đài Bồ tát trên mặt nước, để khoảng lưu không với bờ đê khoảng 8-10m.
-Cần quy hoạch lại toàn bộ, hướng không gian Đình và Chùa nên quay về phía sông quai như cũ, giữ nguyên định hướng phong thủy và tạo nên cảnh đẹp trời đất hài hòa của một vùng quê vốn có.
-Phương án Quy hoạch không gian cụm Đình Chùa Câu Tử Nội, xã Hợp Thành- huyện Thủy Nguyên- Thành Phố Hải Phòng.
----------------------------------(Xưởng Kiến Trúc Tạo Hình HP- 3/2014- KTS Phạm Vũ Hội).
***
Một số hình ảnh hiện trạng:


Mặt trước Cảnh linh tự.

 Nhà Mẫu tạm thời..  
Vết nứt bên phải chùa 




 Nhà thờ tổ.
 

Đình làng Câu Tử Nội, kề bên Cảnh Linh Tự


------------------------------------------(Xưởng Kiến Trúc Tạo Hình HP- 3/2014- KTS Phạm Vũ Hội).


Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý Học- Càn Khôn- Chiêm Thời-“知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“... ***

Minh họa Sấm Ký Trạng Trình của KTS Phạm Vũ Hội:
-----------------------------------------
(Nhân 60 năm Điện Biên Phủ)
Sấm Trạng Trình Nguyên văn:
 “1/rồng bay năm vẻ sáng ngời
rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
2/ngựa hồng quỷ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
3/Chin con rồng lộn khắp nơi
nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu...
*


Câu Một (1)/: câu này đề cập đến con "rồng bay"; mà rồng là khái niệm ở thời "cận- hiện đại" vốn “thiên hạ” luôn gán ghép như sự biểu tượng của các chế độ phong kiến; đặc biệt, tầng lớp tri thức “cấp tiến cộng sản” rất nhạy cảm với "con rống- phong kiến" cho nên các sử gia phe cộng sản thường gán cho các triều đình phong kiến là những con rồng, con rắn áp bức dân nghèo, là đối tượng bị lên án và tiêu diệt. Dân nghèo lao động cùng với phong trào cộng sản đã đập nát cả "rồng bay phượng múa" nơi chùa chiền đền miếu trong chiến dịch cải cách ruộng đất và xây dựng con người mới, nền văn hóa mới “XHCN”. Bốn chữ "năm vẻ sáng ngời" lại cho là sự loè loẹt của văn hóa quan lại triều đình phong kiến, rằng ấy là sự hào nhoáng bên ngoài của xã hội phong kiến mà thôi! Và "mọi triều đại phong kiến luôn đồng nghĩa với đêm dài vô tận" chả có tí gì ưu việt cả!. Với cách hiểu như thế nên nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhân sĩ cực đoan, trong văn học, các học sinh sinh viên rất lãng mạn cách mạng CS luôn vô cảm với rồng phượng son vàng điện ngọc, đã kịch liệt lên án hình tượng con rồng; do đó họ không thể hiểu biết Sấm Trạng tiên tri về ai, về cái gì, hay về việc gì?
-Tiếp đến "rắn qua sử soạn hết thời sa tăng" thì rắn là năm nào? sa tăng là ai? chỉ có thể là bọn thực dân phong kiến ấy thôi..?.
-Nhưng đọc toàn câu thì thấy có vẻ nói đến "sa tăng" quỷ dữ, hình như là gán cho thực dân Pháp chăng? thế thì ai là rồng? chả nhẽ lại ám thị cộng sản là con rồng? còn “phong kiến” thì sao lại có "năm vẻ" ngũ sắc, sáng ngời, mà ý tứ theo đó để làm nguyên nhân cho “rắn qua sửa soạn hết thời sa tăng” tức hết đời quỷ dữ được? khó hiểu thật! Cách gieo vần khi ta đọc đi đọc lại, thì cảm giác cũng rất trống trơ, như những viên cuội ném ra giữa sân gạch nắng hanh khô khốc, không gieo được thiện cảm! cái tượng nó thế... hư!. Nhưng cứ gẫm cho kỹ...
-Hóa ra... phải hiểu được 2 câu dưới mới vỡ ý câu này... Cụ thể:
-Câu Hai (2). & Câu Ba (3)/. Hai câu Sấm này có ý nhắc ai đó là đừng có “dại” kẻo bị mắc mưu- dính phải mạng nhện màu hồng, có vẻ như là “lưới gạch cộng sản!”. Muốn hiểu điều này cho cặn kẽ? vâng xin dài dòng một tý…
-Xưa nay các bậc cao niên đọc 3 câu Sấm trên chẳng hiểu Trạng nói về việc gì? sao lại “ngựa hồng” quỷ mới nhăn răng, cha con dòng họ thầy tăng hết thời?” câu dưới lại viết “chín con rồng lộn khắp nơi? nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu?
(xem bài "những con số trong Sấm Trạng Trình"- đã được tôi giải thích bằng tranh minh họa và Bảng thống kê cùng những lời ghi chú- ở các bài trước!-vanaptr.blogspot.com/).
-Có những cách hiểu khác nhau:
Cách hiểu 1/- Nhiều trường hợp suy ngẫm về bốn câu trên, thì người ta đoán nhì nhằng~ rằng: ấy thời Cộng Sản với quan điểm vô thần, chống “mê tín” dị đoan, cấm cúng bái, tế lễ, chập chập cheng cheng... là sau cách mạng Tháng 8, khi CS đập phá đình chùa... khiến bọn “thầy tăng- tức tăng ni, sư sãi...” bị khinh rẻ, bị cấm tu hành, bị bắt hoàn tục, đi quân ngũ... tước đoạt ruộng công ích, nhà chùa, đền miếu… tận mãi tới những năm 2000 mới cho tu hành trong giới hạn của chế luật và "phục hồi chùa chiền"; rồi dần dà đến bây giờ... các "thầy tăng" giả~ thật... lẫn lộn... tôn giáo phục hưng trong sự kiểm soát gắt gao, ấy thì các bậc tiền bối bấy giờ, tôi nói bấy giờ tức những năm "1950 tới khoảng năm 2000"... cho rằng:.. thời ấy đúng là "cha con dòng họ thầy tăng hết thời"! là bọn "thầy tu" bị cấm, hết đường tu, tương tự, kể cả bên Thiên Chúa giáo, các trường dòng bị cấm bị coi là trường phản động- tức hết thời.. ấy vậy!. Thế còn Ngựa hồng là gì? Thì người ta ang áng có phải Đảng Cộng sản không? CS chuộng màu cách mạng- màu đỏ. Cái gì CS cũng đo đỏ... đỏ rực!.
Cách hiểu 2/- Lại cũng bấy giờ, có người cam đoan- đoán: "ngựa hồng" là cộng sản đích thị; ra đời với tất cả cờ quạt phông màn băng biểu đều dùng sắc màu đỏ như "cờ đảng: búa liềm- màu đỏ"; "chính thể quốc gia: cờ đỏ sao vàng", cho nên gọi là "hồng"; các cuộc xuống đường tuần hành thì cả một rừng cờ đỏ; còn "thầy tăng" nói “lái” ra là "thằng tây"- tức thằng Pháp chứ không phải là bọn thày tu, sư sãi? có nghĩa là có cộng sản ra đời, thì "mới" thắng giặc Pháp, Thầy tăng-> thằng tây- thằng Pháp "mới" hết thời!.
- Thực ra cách hiểu (1/-) chỉ đi từ thực tế rồi bàn luận để hiểu Sấm, xin thưa ấy là hiểu theo cảm tính... nói vui thì là cứ “am ám cái chị hàng chổi!” thế... thế!.
*

-Cách hiểu (2/-) cũng là cảm tính, tuy có vẻ như gần đúng với thực tế lịch sử; bởi trong cuộc đua tranh quyền lực chính trị người ta có thể ví các bên... như những con ngựa? tuy nhiên bản chất thì vẫn sai, bởi cũng không hề có “sở cứ” thật sự, “thầy tăng” Việt ngôn nói lái ra là “thằng tây- tức thằng Pháp” (vì ta đang kháng chiến chống thằng Tây- thằng Pháp) thì đúng quá còn gì?. Nhưng để hiểu chính xác hơn nữa, chưa đâu! Cần có dịch dẫn, vậy xin hãy hiểu cụ thể như sau:
-Trước hết, phải theo phép địa chi- ngũ hành; tại sao nói là “ngựa hồng?”. Trả lời: là vì Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3/2/1930 là năm Canh Ngọ; thắng trận Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là năm Giáp Ngọ, Địa chi: đều là “Ngọ”- tức Con Ngựa. Lại biết năm Ngọ- Địa Chi là con nhà Xích Đế thuộc Hỏa sắc của Ngọ thuộc Ly- Lửa- ở phương Nam, sắc màu lửa đỏ, cờ quạt phông màn cũng màu đỏ, tất cả là sở cứ lập danh, cho nên mới nói là “Ngựa Hồng”;
-Thứ đến cách hiểu: ...biết rằng Sấm viết: “Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng, cha con dòng họ thầy tăng hết thời” thì ai cũng (...xin tạm gọi là.. hiểu xuôi.) “hiểu xuôi” tức- theo cách hiểu rằng: “ngựa hồng” xuất hiện thì con “quỷ- thầy tăng- thằng tây” mới chết nhăn răng, mới hết thời?. Theo cách này.. thì: “ngựa hồng” là chủ ngữ- “quỷ mới” làm nhiệm vụ vị ngữ, còn “nhe răng” làm nhiệm vụ trạng ngữ, mô tả rõ trạng thái con quỷ đang làm gì, đang như thế nào? ở đây là “quỷ” đang “bị chết” với trạng thái “nhăn răng- nhe răng”!... Như vậy câu sau “cha con dòng họ thầy tăng hết thời” trở thành “mệnh đề định ngữ” bổ nghĩa cho vai trò tân ngữ- tức “quỷ- tây- cha con thằng tây, lũ chúng, nhe răng- hết thời!”. Nhận xét: Hiểu như vậy cũng được. Nói là cũng được- là vì còn có một cách hiểu khác! Tại sao?
-Trả lời: Vâng! Trạng đã có câu chỉ dạy (là chiếc chìa khóa để hiểu Sấm mà 500 năm nay, người ta đã chỉ đọc chơi, rồi vất một xó, không ai biết mà sử dụng, chỉ bây giờ tôi mới đem ra áp dụng như một chuẩn mực..) Sấm nguyên văn:
xem đây chữ một nghĩa mười
hiểu xuôi cũng được, ngược thời mới nên!
-Cho nên, mới nói hiểu thế ấy là hiểu xuôi, gọi là “cũng được” nhưng chưa “nên” chưa đúng một cách chính xác!
-Lại hỏi, vậy hiểu thế nào cho “mới nên”, cho chính xác? Xin thưa có cách hiểu đúng mà "ngược" như sau: “ngựa hồng” là chủ ngữ; “quỷ mới” là định ngữ bổ nghĩa cho chủ ngữ; “nhe răng” là vị ngữ; có nghĩa là “con ngựa hồng chính là: con quỷ mới- và con quỷ mới này nhe răng, khiến cho con “quỷ cũ” là thằng tây hết thời… Ta hiểu ra Trạng đã viết ẩn đi không viết ra cụm từ “con quỷ cũ” mà đòi hỏi ta tự hiểu ra điều đó! và như vậy cách mạng cộng sản chính là "con quỷ mới"- nói ra như thế là "phạm" rồi! nhưng trong phương pháp so sánh hiện thực lịch sử thấy đúng quá! hà!? Vậy cái sự hiểu ngược lại, "là ngược thời mới là nên" là: ngựa hồng mới chính là quỷ, nó là quỷ mới! Con quỷ mới chính là “cộng sản” mà ai cũng nhầm tưởng như đấng cứu thế! Đến đây ta kết luận ý chính xác của Sấm Trạng là: ngựa hồng là con quỷ mới; con quỷ mới nhe răng, khiến con quỷ cũ là bọn "thầy tăng, thằng tây- thằng Pháp": hết thời!. (mà xưa nay chẳng ai hiểu như thế cả!).
-Vậy “ngược thời mới nên!” là như thế đấy!
*

-Bây giờ giải thích câu thứ hai “chín con rồng” là những con nào?. Xin thưa: Ai cũng biết trước Cách Mạng tháng 8/1945, sau khi Đại chiến Thế Giới II kết thúc, có “10” nước được gọi là Hệ thống các nước XHCN gồm:
1/ Liên Xô (1917); 2/ Ba lan (15-9-1944); 3/ Tiệp khắc (9-5-1945); 4/ Bun gari (3-10-1944);
5/ Hung gari (1944); 6/ Ru mani (1944); 7/ Mônh Cổ (11-1924);
8/ Nam tư (29-11-1945); 9/ Anbani (1944); 10/ CHDC Đức (1949).
(xem bảng "những con số trong Sấm Trạng Trình"
đã posted ngày... tháng... năm)
-Nhưng thực chất chỉ có chín nước là hoàn chỉnh, còn CHDC Đức chỉ có ½ lãnh địa- Cần phải biết phép dịch cũng như đời thường, một nửa, không được tính như là 1 “con rồng”.
-Nếu lần lượt kể đến: 11/ Việt Nam DCCH thành lập 2-9-1945;
12/ CHND Trung Hoa thành lập 1-10-1949;
13/ CHDCND Triều Tiên thành lập 27-7-1953;
14/ CH XHCN Cuba thành lập 1959,
thì có tới mười bốn (14) nước XHCN.
-Tuy nhiên ít ai biết rằng Quốc tế CS do Liên Xô đứng đầu- năm 1950: khai trừ Nam Tư thì: kết nạp Trung Hoa; 1961 khi khai trừ Anbani thì: kết nạp Cuba... Vậy thời kỳ 1945-1961 thực chất có 12 nước XHCN.
-Số tuy “12” (mười hai) nhưng vẫn theo khí dịch thiên vận, thì “các nước hình thành từ một nửa quốc gia” không thể gọi là một nước được, theo đó Đức, Triều Tiên, Việt Nam không được tính, đây là then chốt để định hình một quốc gia hoàn chỉnh. Và do vậy theo cách gọi “con Rồng” thì suốt chặng đường Việt Nam đến trước lúc thống nhất 1975, chỉ có “chín con rồng” mà thôi!. Ta nhớ đến câu ngạn ngữ Việt “Không ai đẽo cày giữa đường” quả đúng vậy!. Xin có thơ rằng:
Thế là những nước xẻ đôi
Sấm truyền không tính, người đời khó suy!
Chính lý do đó mà các bậc tiền nhân không thể biết tại sao, từ đâu dẫn đến số liệu Sấm Trạng lại viết: “chín con rồng lộn khắp nơi!”. Chúng ta hiểu ra “Dịch Khí Thiên Vận”, cũng rất “căn bản” như cách người đời tính toán so sánh vậy, không ai đẽo cày giữa đường vậy!.(đã giải thích ở Bảng thống kê những con số trong Sấm Trạng Trình- 2001-2002)
-Ta nhận ra rằng Phong trào Cộng Sản và Công nhân Quốc tế phát triển, từ trước tới 1975 luôn luôn chỉ có “chín con rồng”, và "dại thời mắc mưu" thì người dại là nhân dân Việt Nam đã mắc mưu, kể cả Trung Hoa cùng bị dính vào lưới gạch cộng sản (vì trước lúc Hoa Lục thành CS thì cũng có 9 con rồng lộn), do bầy "nhện CS" giăng ra!... Con đường CS chủ trương duy ý chí xây dựng một xã hội siêu hình, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, bế quan tỏa cảng tự cấp tự túc, của cải tuôn ra như nước, nhà nước tiêu vong... cào bằng mọt thang bậc xã hội… kết quả tan rã sụp đổ vào 1989, phải quay lại với mạch lý xã hội “sinh thái tự nhiên kinh tế tư bản thị trường”…  
-Than ôi, ai có thể hiểu rõ ràng như vậy đây?! “Dại” rồi phải không ạ!, chữ “dại” trong Sấm thật sự đã phải trả bằng bao nhiêu xương máu của cả nhân loại. Xin có thơ rằng:
Bởi đâu chìm nổi ba đào
Để rồi đổi mới kêu gào rằng khôn
Bởi đâu cấm chợ cản đường
Để rồi đổi mới đa phương mặc lòng
Bởi đâu nghèo đói mông lung
Để rồi đổi mới xin ông làm giàu
Thị trường hai chữ cung cầu
Lại cùng tư bản- gật đầu bắt tay!?
...Ô hô...!?
                   -Con mừng búng tít con quay!(*sấm)
-Đến đây, ta có thể hét lên “cả thế giới đều dại chứ đâu chỉ có nước ta!- Một thiên hạ dại riêng mình ta đâu?”. Nhưng để an ủi Trạng cũng có câu:
trời làm vật đổi sao rời...
Nhân gian ai dễ biết ai lạc lầm!
-Lời bàn: Quả thật không dễ nhận ra sự dại, sự lạc lầm, khi mà tận đến bây giờ… các đảng cực quyền vẫn hò hét đường lối sáng suốt- đúng đắn- lãnh tụ thiên tài… và vẫn một mực định hướng phát triển XHCN- đường lối Mác xít- kim chỉ nam! Họ không nhận ra mâu thuẫn thời đại: giữa trào lưu dân chủ dân quyền và chủ nghĩa cực quyền; giữa lợi ích tri thức dân tộc trong thể chế tam quyền phân lập với chính thể bạo lực duy ý; giữa kinh tế thị trường và sự lũng đoạn luật pháp quốc gia mang tính toàn trị; giữa an ninh xã hội và nền hành chính cuồng trị tô hô trống rỗng; giữa tài năng, năng lực con người và sự tha hóa nhân cách có hệ thống tham nhũng tàng ẩn trong thể chế cực đoan!... tất cả: đang làm cho xã hội ta tiếp tục đi sâu và ngõ cụt, quốc gia ì ạch, văn minh bị đẩy lùi.
-Nhưng dù có sự biến tướng, biến cách, biến lắt, biến léo, xảo ngôn lệnh sắc… thì lịch sử sẽ tự phán xét ngay sau đó. Sấm Trạng “quần gian đạo danh tự, bách tính khổ tai ương- 群奸盗名字.百姓苦災殃”- chỉ làm cho thiên hạ- trăm họ khốn nạn, khốn khổ mà thôi!
-Kết cục: Lại một lời than tai ách nữa tiếp tục chăng...?.
Trở lại Câu Một 1/. (Đã giải thích ở các khổ Sấm liên quan). "Rồng bay năm vẻ sáng ngời" chính là "Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" được thành lập sau cuộc cách mạng Tháng 8 năm1945; năm vẻ đó là: 1/Dân chủ; 2/Cộng hòa; 3/Độc lập; 4/Tự do; 5/Hạnh phúc. Năm vẻ nêu ra đã có sức mê hoặc tất cả dân tộc Việt Nam, những con người cách mạng lãng mạn, phấn đấu cho một nước VN mới thời ấy- khác hẳn với "tam lương tự - 三良字: dân sinh, dân chủ, dân quyền" của Quốc Dân đảng VN... "Rắn qua sửa sọan hết thời sa tăng" là sang năm con Rắn- 1953- Quý Tỵ, là lúc Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp đang bị Cộng Sản Việt Nam bao vây, và sửa soạn chiến dịch công phá. Kết quả là Pháp đã thất bại, đầu hàng ngày 7/5/1954, buộc phải ký Hiệp Nghị Giơ-ne-vơ. "hết đời Sa tăng" quả đúng y mực hệt lời tiên tri của Đức Trạng!.(xem minh họa)
--------------------------------(500 năm nghiệm đúng quanh ta- Tri nghiệm- Chiêm thời- Khảo cứu- KTS Phạm Vũ Hội. Rõ ràng Sấm Trạng Trình chính xác hơn cả nghề thiết kế kiến trúc x.d của tôi!)
-----------------------------------------------------------------------