Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Mái Đình- Cây Đa- Bến nước...

***
---------------------------------------(Từ họ Vũ PA phục dựng mới, ở Quỳnh Khê- Kim Thành- Hải Dương- KTS Phạm Vũ Hội)

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn- Chiêm thời... “知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“...


5- Chiêm thời..! (tiếp theo)
(500 năm nghiệm đúng quanh ta..!)
Bí mật Sấm Trạng Trình- Tri nghiệm..!
Nhân ngày 30/4/-(1975..!)nhớ đến những khổ Sấm Trạng đầy trắc ẩn..!
***
-Lời bàn thêm- Có người hỏi tôi: Ông khẳng định là có vận trời? Tôi trả lời: Xin thưa, khi khảo cứu mới thấy Vận trời đã Sắp đặt cả- "Trời" đã làm cho "sự thế" đảo điên..! "Ôhô thế sự bềnh bồng!" Đúng thế! Dùng Quái mà xét! Ngũ hành mà soi! Chiêm định thì thấy!. Lại hỏi: Những câu Sấm Ký mà Ô. (chỉ tôi) lý giải liệu có phải đích thị của Cụ Trạng Trình không? Trả lời: Xin thưa, tôi từ tấm bé châm lửa, bưng nước cho các bậc lão làng hút thuốc, uống nước, nghe "lỏm" các cụ bàn về Sấm ký, cả lúc còn ngụ ở Sàigòn, chỉ thấy các cụ lắc đầu và bảo nhau chờ đợi... Lớn lên háo hức (1955-2005...) trải qua việc đời, đọc sách, "đi đi lại lại- tuồn luồn... một muôn phù trì" mà chứng kiến... những câu Sấm vốn lặng câm mờ ảo bỗng hiện rõ!.. rành mạch khúc triết!.. theo mạch lý thời gian!.. (tự cho là nghề thiết kế của tôi cũng không thể chính xác hơn như Sấm được!)... Nghĩ rằng: nếu những câu Sấm ấy, dù không phải là của Trạng mà là của bất kỳ ai, thì đó cũng là bậc kỳ tài của nước Việt ta, huống hồ xưa nay trăm họ, thiên hạ chỉ rất mực như nhất, ấy là của Trạng Trình! Thì bàn cãi làm gì nữa!  Thế mà người đời cậy có khoa học chỉ luận vui mà chối bỏ, chứ chưa hề có "tuyên ngôn công nhận", cũng chỉ vì không đủ sức hiểu ấy thôi! Không thể bắt ép thế gian, tin hay không tin cái sự tượng huyền thiên lý trung thực ẩn chứa nơi Sấm khi ta giải được!?.
-----------------------------------------------------(500 năm nghiệm đúng quanh ta!- PVH)
***

-Một trong nhiều khổ Sấm khác nữa... (và trích mấy câu..)- nhân 30-4 (1975) nguyên văn:
!!!..."Ngọn cờ nhấp nhô đầu non
thạch thành mèo lại bon bon chạy về
đầy đường lai láng máu dê
con quay ngã trắng ba que cuộc tàn?
Trời Nam trở lại đế vương..!"...!!!
-Sao lại là "ngọn cờ nhấp nhô đầu non?"- Thì ta thấy để chuẩn bị cho cuộc tấn công mùa xuân 1975, Quân lực Bắc Việt đã tập kết vào Nam từ sau khi ký Hiệp nghi Paris 26-1-1973, tức từ giữa năm 1973 và cả năm 1974, Bắc Việt- đã chuyển quân lực, khí tài ém sẵn ở trong rừng, và ngụy trang khiến VNCH không biết lính Bắc Cộng từ đâu ra mà xuất hiện nhanh như thế, thậm chí cả phương tiện cơ giới, vũ khí hạng nặng... Đúng là ẩn hiện "nhấp nhô..." Bắt đầu từ chiến dịch Quảng Đà, chuyển sang chiến dịch Tây nguyên... Bộ chỉ huy Bắc Việt thấy Việt Nam CH trong việc chống trả... bộc lộ sự rối loạn chiến lược, liền quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh, tổng tấn công Saigon. Quân Bắc Việt theo số liệu tổng kết đã đưa vào Nam: 15 sư đoàn+ với 4 trung, lữ đoàn Tăng thiết giáp+ 6 trung đoàn đặc công+ kỹ thuật+ hỏa lực; tổng cộng 280 ngàn quân, 400 tăng, 420 pháo các loại. Các mũi tiến quân từ Xuân Lộc, từ Buôn Ma thuột, từ Tây Ninh- An Giang... từ Huế "thần tốc..." hành tiến nhằm thẳng hướng Sàigon... (almanach-nxb. vhtt- 1996) Sao lại là "Thạch thành mèo lại bon bon chạy về?" Mọi người không biết đấy thôi, xin thưa! Thạch Thành, là ám thị nhà Hồ- (Thành nhà Hồ ở huyện Thạch Thành- Thanh Hóa, vốn được Lê Quý Ly- tức Hồ Quý Ly xây dựng khoảng 1405-1406, sau khi cướp ngôi nhà Trần vào năm 1400- Canh Thìn). Còn ở đây... là chiến dịch Hồ Chí Minh, thì Sấm cũng ám thị rằng HCM chính là dòng dõi Hồ Quý Ly... Mà cuộc tấn công "giải phóng(?)" lần này, lại vào năm Ất Mão- năm con mèo, mới thành ra "thạch thành mèo lại bon bon chạy về!" đồng nghĩa với "nhật chính đông!"- nói ở trên, thật không thể trật khấc đi đâu được!.
-Tiếp câu "đầy đường lai láng máu dê!"- câu Sấm này dễ hiểu, chiến tranh là thảm cảnh cho dân lành, bao nhiêu người phải hy sinh, trước hết quân lực hai bên, huynh đệ tương tàn, sau là dân chúng bị tên rơi đạn lạc, những người di tản... những cái chết tức tưởi, giữa đường giữa chợ! (phim ảnh còn lưu...) Nhưng có những sự hủy diệt theo mệnh lệnh! giờ phút lịch sử quyết định, tiến! "bất chấp!?" và dưới bánh xích của chiến xa, máu dân tràn lênh láng trong đêm trăng lạnh! (hồi ức của BS Hiền- sau bánh chiến xa thuộc mũi tiến quân từ Xuân Lộc...) "Con quay ngã trắng ba que cuộc tàn"- câu Sấm đã nói rõ một sự thật cay đắng! "con quay ngã trắng!" sự thế đã bày! hết búng tít nữa rồi! ở một khía cạnh nào đó... để đến lượt "một con quay mới..!"- "ba que cuộc tàn" thì đây, ám chỉ lá "cờ vàng ba sọc đỏ" biểu tượng quẻ Càn, vốn là niềm tự hào "hanh- kiện- nguyên- trinh" chứa đựng chân lý của dân Việt Nam Lạc Hồng!- Ngày nào kiêu hãnh tung bay dưới trời Đông nam Á, (miệng thế chém cạnh là "ba que" than ôi!)- đã đến hồi chung cuộc!!! và trời nam- một sự trở lại của những đế vương- những "đế vương cộng sản- với chiêu nghi sở hữu nhà nước, công ích... thành.. .mà Sấm Trạng  đã mách bảo: "châu châu ngọc ngọc của chung, được thời mọi của đều cùng về tay!"- đến bây giờ thì dân Việt Nam mới vỡ nhẽ! Sấm Trạng chính xác tới mức nào!.
-Một bài Sấm nữa liên quan đến 30/4 (1975).
Nguyên văn:
水去清清歸西域-"thủy khứ thanh thanh quy tây vực.
二火稱王亦有辰- Nhị hỏa xưng vương diệc hữu thần.
羊揮二尾熙馬到- Dê huy nhị vĩ hy mã đáo.
皇城枯濁草窮尸- Hoàng thành khô trọc thảo cùng thi.
東阿入出坤宮盛- "Đông A" nhập xuất, khôn cung thịnh.
子起喉冥事不成- Tý khởi hầu minh sự bất thành.
虎叫址驚天下內- hổ khiếu chỉ kinh thiên hạ nội.
兔來一木易詳呈- thỏ lai nhất mộc dịch tường trình."
-----------------------------------------------------(500 năm nghiệm đúng quanh ta!- PVH)
***
-Lời dẫn: Bài Sấm này có đôi ba, người đã giải thích... nhưng thật sự, có nhiều ý giải không đúng hoăc không chính xác; Sự chính xác cần sự mạch lạc về ý... hình tượng ngữ cảnh phải thông nhuận gắn bó, với tính toàn cảnh, không xa rời sự ám thị... Cho nên trước hết cần nắm chắc tình hình xã hội và diễn biến lịch sử... Bài Sấm Trạng này nói đến các sự việc, sự kiện, xem ra có vẻ rời rạc, nhưng lại có chiều dài thời gian suốt từ 1945- gồm các sự kiện đặc trưng nối tiếp tới tận 1975 ... Ngoài ra ở bài này lại có nhiều câu dùng cách “lẫy triết tự chữ Nôm” (nên nhớ: theo dịch khí chữ Nôm= chữ Hán, ngược lại chữ Hán= chữ Nôm, mà người Việt gọi chữ mình dùng là “Nôm”) để chỉ, người, sự vật, sự việc, và những kết quả sẽ diễn ra... Thêm nữa cần suy biến bát quái... để có sự tri- chiêm thú vị... Toàn bộ ám thị Tiên tri của bài Sấm này gắn với các đương sự Nam phần Việt Nam và Tổng Thống Ngô Đình Diệm khoảng 1945- 1975... Với tài tiên tri của Đức Trạng Trình, ta tự hào về một người Việt Nam thông luận Càn Khôn Thiên Sự?, và tiếp tục giật mình... "500 năm nghiệm đúng quanh ta!"; Sự hiểu nằm trong thiên hạ, hu..hu!?.
Giải từ: Câu 1- "Thuỷ khứ-水去": thủy là nước, khứ là quá khứ, hoặc sự đi qua, trôi qua, sự đã thụt lùi... nhưng ở đây ám thị chỉ người Pháp, vì chữ "Pháp-" phân tích triết tự thì gồm bộ "chấm thủy-" ghép với chữ "khứ-"; "thanh thanh-清清" tức trong sáng, điệp ngữ thì ý là sang sáng! mờ mờ, rõ rõ..! ẩn ý là "sự việc..." hình như sẽ.. lộ dần dần...; "quy-" là về, quay về, trở lại chốn cũ... "tây vực-西域" là trời tây, phương tây, vùng trời đất phía tây; Câu 2- "nhị hỏa- 二火": nhị là hai, hỏa là lửa, nhưng ám thị chỉ Ô. Ngô Đình Diệm, vì trong chữ "Diệm-"có chữ "viêm-" gồm hai chữ hỏa, ghép cạnh chữ "vương -" ám thị Ông Ngô Đình Diệm sẽ là vua (琰= 炎+王); "xưng vương-稱王" là xưng tụng, tôn xưng, nhậm danh vị được tôn kính.. vương là vua, là tổng thống, là chủ tịch quốc gia dân tộc; "diệc hữu thần-亦有宸" ý là sẽ có lúc, có khi biến vận, vận số, thần số... có cơ hội!; Câu 3- "dê-" là chữ dương là con dê; "huy-" là ve vẩy, khuấy động vui mừng; "nhị vỹ-二尾" nhị là hai, vỹ là cái đuôi, câu mày dùng triết tự, ám chỉ người Mỹ, vì chữ "Mỹ-" chính là chữ dê có cho thêm hai cái đuôi; "hy-" là sáng sủa, vui mừng hy vọng đón chờ; "mã đáo-馬到" mã là ngựa, địa chi- chỉ năm Ngọ, đáo là đến tới, quay lại...; Câu 4- "hoàng thành-皇城" hoàng là to lớn, quang minh chính đại, thành là thành quách; hai chữ hoàng thành, là thành quách cung điện nơi vua ở; "khô trọc-枯濁" khô cạn ráo hoảnh, trọc là chẳng có gì, cằn cỗi, nhơ bẩn, đục tối, khô trọc là không có sự sống... ; "thảo cùng thi-草窮尸" thảo là cây cỏ, thi là thân thể, cái xác con người; thảo cùng thi là nói về cây cỏ và sự sống; Câu 5- "đông a-東阿" Đông là phương đông, A là cái đống cái đụn lớn; Đông A theo "dịch lý càn khôn" chỉ nửa địa cầu phía đông theo kinh tuyến "0-0 greenwish chuẩn"; "nhập xuất-入出" nhập là vào, đi vào (tương quan với vị trí quy ước), nhận lấy, thu lấy; xuất là ra, đi ra, đưa cho... trái ngược với nhập; "khôn cung-坤宮" khôn là quẻ "Khôn-" trong quái dịch, tượng của nó là tối đen, là đất, tính ích kỷ, lì lợm, tham lam, vô thức...- âm vị, ngược với dương sự sáng, mẫn tiệp... (dịch lý cho rằng: Đông phương là âm nghi, phong thủy bản vị của Khôn; Khôn thuộc giống cái; xét theo hành động: chỉ đi theo Càn ("Kiền-") mới có lợi cho nhân loại; ngược lại, 'Khôn tự khẳng định và hành sự thì, tai họa triền miên. Trong "Tiên thiên đồ" Khôn còn có phương vị chủ Bắc phương, ngược với Càn chủ phương vị Nam...) ; Cung là nhà trong cung cho vua chúa ở, kiểu như thủ phủ, dinh chủ tịch, dinh tổng thống, trong dịch lý cung chỉ phương hướng, nằm theo quái dịch tám hướng- gọi là bát quái; trong triều chính khôn cung ám chỉ công việc của nhóm mưu sự mờ tối, hoặc của hậu phi, cung nữ; "thịnh-"- là bền vững, chắn chắn; Câu 6- "tý khởi-子起"; tý theo địa chi, là nói về năm con chuột, khởi là bắt đầu có sự việc xảy ra.., vào đầu, khởi xướng xuất phát...;"hầu minh-侯蓂" hầu là quan tước, thành viên trong triều, trong chính phủ, minh ở đây là chữ minh mà nghĩa là tối đen, xấu xa mờ ám, ngược với chữ "minh- sáng"; "sự bất thành-事不成" sự việc không đạt được như ý muốn, không nên công nên việc gì, hỏng việc; Câu 7- "hổ khiếu-虎叫" hổ- theo địa chi là năm con hổ, con cọp- năm dần; khiếu là kêu to, hét to, ở đây nói năm hổ tiếng động lớn; "chỉ kinh-址驚" chỉ cái nền, kinh là sợ, ẩn ý là cái cảnh của sợ hãi, nơm nớp lo... hốt hoảng; "thiên hạ nội-天下" thiên hạ là bàn dân khắp nơi, nội là bên trong, là trong thiên hạ ám chỉ là triều nội, nội các chính phủ, đầu não trung ương...; Câu 8- "thỏ lai-兔來" là năm con thỏ theo người Tàu, ta là năm con Mèo, con mèo tới; "nhất mộc dịch-一木易" Một cách triết tự, bởi ba chữ này ghép lại thành chữ "dương-", ám chỉ người- họ "dương"; "tường trình-詳呈"- tường là rõ ràng, trình là trình diện cũng như thể là đến đây ngã ngũ, kết thúc./
Câu 1/- "Thủy khứ thanh thanh quy tây vực"-水去清清歸西域- Câu này có vẻ là tả cảnh, nước trong trong sang sáng... chảy đi... về phía tây..!; tượng của nước chảy có vẻ chậm chạp mà kết quả thì rõ ràng, nước lùi (chảy hết) về tây; ấy nhưng ẩn ý là chỉ người Pháp vì lẫy triết tự, chữ "Pháp-法 -ghép bởi = chữ thủy:+ chữ khứ: " Đến đây thì ta hiểu ra sự mách bảo của Sấm là "người Pháp trước sau cũng phải trở về nước!- Chữ "thanh thanh" chẳng dùng để nói nước trong hay nước đục, mà là mượn cái hình tượng để nói về sự diễn biến của vai trò người Pháp tại Việt Nam... ấy là trước sau Pháp cũng thua trận phải về tây- quy tây vực"- Câu này đúng khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ và phải kí Hiêp Nghi Giơnev ngày 21-7-1954. Người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Bắc Việt tại Bến Nghiêng- Đồ Sơn ngày 13-5-1955.
-Câu 2/- "nhị hỏa xưng vương diệc hữu thần"-二火稱王亦有辰-  câu này "direction"- đi thẳng vào cách triết tự, không che đậy gì; vì hai chữ hỏa chồng lên nhau thì thành chữ "viêm-" mà chữ viêm ghép với chữ "vương-" thì thành chữ "Diệm-"- là ám chỉ "Ngô Đình Diệm có lúc sẽ làm Tổng thống! tức Ông có cơ vận làm vua- diệc hữu thần". Câu này đúng khi một cuộc trưng cầu dân ý phế truất Vua Bảo Đại ngày 26-10-1955 và Quốc Hội lập hiến của chính quyền Nam Việt được bầu ra tháng 3/1956 cùng với việc ban hành Hiếp Pháp thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa ngày 26 tháng 10 năm 1956. Đến đây cũng đồng thời... tôi xin  chèn một  tri nghiệm- chiêm thời thú vị! - làm sáng tỏ một câu Sấm Trạng vô cùng bí hiểm mà cho tới giờ (30-4-2012) chưa ai hiểu được... (để chứng minh rằng nghề thiết kế của tôi- KTS cũng không chính xác hơn được!) Xin thưa, đó là câu:
"Gà kêu cho khỉ dậy nhanh, phụ nguyên số đã rành rành cáo chung!". Tại sao lại nói gà kêu? Trả lời: Đó là ám thị Sấm chỉ CM tháng Tám 1945- Ất Dậu- Con Gà.! mặc dù Vua Bảo Đại đã thoái vị, trao ấn kiếm cho Chính phủ Hồ Chí Minh, "nhưng!" (chỗ này dùng chữ: nhưng!)- là trao ấn kiếm cho một chính quyền Tuyên ngôn Liên Hiệp nhiều thành phần- Đa đảng- Dân chủ- Cộng hòa theo đúng nghĩa? chứ không phải trao cho Chính Quyền CS như mọi người "đều biết!", cũng như "văn tự lưu truyền!"; Do vậy theo "huyền cơ-玄機 - lý dịch Càn Khôn" thì Vua Bảo Đại vẫn chưa hết số!... Tương tự như bí mật huyền cơ: "thế là những nước xẻ đôi, Sấm truyền không tính người đời khó suy!- Các sử gia cộng sản càng mù tịt về khí dịch này!?". Cho nên: Ấy là 1945- Gà kêu! Thế rồi hoàn cảnh lịch sử đó câu thúc Pháp từ 1945, cần kíp thành lập một chính quyền mới tại Việt Nam... Với sự tính toán của Pháp, đương nhiên 1948, Ô. Bảo Đại được mời làm Quốc Trưởng của Chính Quyền Việt Nam (thân Pháp), và Ô. Ngô Đình Diệm được mời làm Thủ Tướng... Rồi do bất cập ý niệm xã hội và nhân sự, một cuộc trưng cầu dân ý ngày 26-10-1955 được tiến hành- Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống lâm thời... và như đã nói: Đến năm 1956- Bính Thân- Con Khỉ- Vâng chính đây! Đây rõ ràng là "khỉ dậy nhanh": Một Quốc Hội lập hiến được bầu ra, đã ban hành Hiến pháp thành lập nền Đệ nhất Cộng Hòa, chính thức đặt Ô. Diệm vào ngôi vị Tổng Thống! thì...theo Càn Khôn dịch lý, lúc này Ô. Bảo Đại mới thực sự hết cơ! hết vận!.. Câu Sấm quốc âm trích ra ở đây dùng chữ triết tự "Phụ nguyên" để chỉ Vua Bảo Đại- triều Nguyễn, vì chữ "Nguyễn-" chính là ghép bởi chữ "phụ-" và chữ "nguyên-"... (=+). Thật rõ ràng đến năm con khỉ ... thì "phụ nguyên-" mới hết! mới gọi là..." số đã rành rành cáo chung". Thế là từ năm 1945, con gà kêu... đến 1956, con khỉ dậy!; tính ra 11 năm sau, Triều Nguyễn mới thực sự dứt vận!?? (Sấm Trạng y mực hệt, đã được khám phá, luôn luôn chính xác trong mọi huyền cơ dịch lý..! 500 năm nghiệm đúng quanh ta, he he..! Các nhà nghiên cứu, sử gia "thờinay(!)" chưa bao giờ hiểu được điều này,"họ vô thần"- vì thế họ bán tín bán nghi với cơ vận của trời, hiu hiu..!- KTS Phạm Vũ Hội)
-Câu 3/- "dê huy nhị vỹ hy mã đáo"-羊揮二尾熙馬到-  cũng "direction"; đi thẳng vào cách triết tự là chữ "dê- dương-" vẽ thêm hai cái đuôi thành ra chữ "mỹ-"- tức chỉ người Mỹ. Người Mỹ sẽ được mừng đón đến Miền Nam Việt Nam vào năm Ngọ, thực tế là 1954 Giáp Ngọ, Mỹ chuẩn bị tiếp quản Miền Nam từ tay Pháp- hy mã đáo"
Câu 4/- "hoàng thành khô trọc thảo cùng thi"-皇城枯濁草窮尸-  Câu này làm nhiệm vụ là câu mô tả quang cảnh: Cảnh tiêu điều nơi hoàng thành- tức Kinh Đô Huế sau biến cố CM tháng 8- 1945, Vua Bảo Đại thoái vị, nhận vai Cố vấn bù nhìn trong Chính phủ Hồ Chí Minh, nhưng sau đó ngày 15-9-1946- tức "Mùa Đông năm Bính Tuất"- năm địa chi là "con chó", bằng đường đi thăm xã giao Trùng Khánh (trên đất Tàu- Tưởng), Ông bí mật trốn đi Pháp- Nhớ rằng: Có câu Sấm Trạng quốc âm chỉ sự việc này:
"Chó kêu ầm ỹ mùa đông, cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi!".
-Lại nói, từ 1948 đến năm 1950, Pháp thành lập chính quyền thân Pháp (trước khi thất bại Điện Biên 1954), mời Vua Bảo Đại làm Quốc trưởng, sau nhiều thay đổi nhân sự, Bảo Đại mời Ông Diệm làm Thủ tướng; "Sài Gòn- bấy giờ được xem là Hòn ngọc Viễn đông" trở thành Thủ phủ của Quốc Gia Việt Nam Cộng hòa, cả những năm tiếp theo; Rõ ràng kinh đô Huế- Hoàng cung của Dòng Vua Triều Nguyễn, bị bỏ rơi lại phía sau từ 1945... Cũng từ đó trở đi Cố đô Huế đã không còn Sầm uất, hoàng thân quốc thích bị cách mạng, bị bọn du thủ du thực chà xát, khinh mạn... Quan niệm vua chúa phong kiến hại dân hại nước đã hạ cấp các giá trị Văn hóa của Hoàng thành; sự mục nát sụp đổ theo thời gian; không còn được duy tu bảo dưỡng, chăm sóc sửa sang? thật đúng với lời Sấm "khô trọc thảo cùng thi"... cây cối khô khan cằn cỗi, chỉ còn là cái xác không hồn!! Những người chủ đích thực của Hoàng cung cũng phải lẩn tránh búa rìu của lớp tri thức vô sản, thợ thuyền và của tầng lớp cấp tiến nửa vời trong xã hội dân sự, thời đó, giữa thế kỷ hai mươi- XX?.
-Câu 5/- "Đông A nhập xuất, khôn cung thịnh"-東阿入出坤宮盛- "Đông" chỉ phương đông, "A" là cái đống, cái đụn lớn, tức Á Châu. Câu này là câu khái quát về vận khí quái dịch "Đại Cục-" chung cho cả phía Đông Địa cầu, mà bản chất là ám thị tất cả các nước Châu Á, kể cả Liên Xô (nên nhớ rằng: CCCP- bản đồ tại Đông Âu, bản tính tại Đông Á- Khôn vị- 版圖在東歐,本性在東阿- 地氣坤性), Trung Quốc, Đông Dương, Nam Dương, Phi Luật, Mã Lai, Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, v..v... Nói chung: "Đông A" là phương đông- thuộc Âm Nghi (địa khí bản vị khôn- 地氣本未坤), trái với Dương Nghi (thiên khí bản vị càn- 天氣本未乾)... Vậy "Đông A, Nhập- xuất" là thế nào? thì ta thấy tổng thể: Các quốc gia phương đông vào đầu thế kỷ 20-(XX) vẫn rất lạc hậu về kinh tế và tri thức (trừ Nhật sớm canh tân... vốn lý dịch đã dạy "quán âm kiến dương-"貫陰見陽"). Nền sản xuất Hàng hóa và phát triển Tư Bản mà các nước Tây Âu chia nhau đi "xâm lược!- (nhưng có sự) khai hóa?" lẽ ra rất có cơ hội thâm nhập nhanh và ngày một sâu  vào các quốc gia phương Đông... Kèm theo trào lưu Tự do- Dân chủ dân quyền- Chấp nhận hay không chấp nhận? ấy là "Nhập? Xuất?". Theo dòng lịch sử khi đó, các thể chế chính trị phong kiến tập quyền- tôn giáo, khoảng thế kỷ 19-20 (XIX-XX) phân rã mạnh...  Quân chủ chuyên chế, hay quân chủ lập hiến? Thuộc địa, nửa thuộc địa, hay độc lập tự chủ? Cách mạng và phản cách mạng? Duy tân hay bảo thủ?.v.v.. Người ta đã chứng kiến sự bùng nổ các loại học thuyết xã hội và ảnh hưởng của CM Vô Sản Nga- "rung chuyển thế giới" như vết dầu loang giữa thế kỷ 20-(XX); (Cộng Sản- một thứ "chủ nghĩa nông dân, khôn vị" tiếp nhận hay bài trừ?- tương tự cũng chính là Nhập? Xuất? tức CS hay không CS?- tỷ như một chứng sốt di căn). Các biến động xã hội khi ấy, đầy tính lãng mạn, trở thành quyền năng cho lớp người ma quỷ lợi dụng và toan tính, "mượn gió bẻ măng"... Như một câu Sấm quốc âm của Trạng ám thị:
"mấy ai bá đạo đồ vương, mà không mưu sự chiến trường can qua!
trời sinh chúng quỷ đầu thai, làm cho lừng lẫy một hai thuở này!". Hay đánh giá về chủ nghĩa nông dân khôn vị, Sấm dạy:
"Châu châu ngọc ngọc của chung, được thời mọi của đều cùng về tay!". Đặc biệt sau Đại chiến thế giới II- 1945:
"Chín con rộng lộn khắp nơi, nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu" (Đây là câu Sấm đã được giải thích- chính là 9 nước XHCN- CS Đông Âu- Xem những con số trong Sấm Trạng Trình- Khảo cứu: KTS Phạm Vũ Hội- đã poste)
-Diễn giải-Tình trạng "nhập-xuất": ta thấy Trung Quốc "nhập CS" 1949; Nam Tư "nhập CS" 1945- "xuất CS" 1950; An bani "nhập CS" 1944- "xuất CS" 1961; Bắc Triều "nhập CS" 1953; Hàn quốc "xuất CS" 1953; Bắc Việt "nhập CS" 1955; Nam Việt "xuất CS" 1955; Inđô nêxia "nhập CS" 1961- "xuất CS" 1963; Nói khác đi "xuất" khỏi Cộng Sản tức là chấp nhận gia "nhập" Kinh tế Tư bản - Tự do- Đa nguyên với nền Cộng hòa lập hiến!
-Sự "Nhập- Xuất" thể chế, nền tảng chính trị xã hội, như đã nói, chính là tai họa đối đầu lớn nhất trong lịch sử Thế giới cận đại, mà thiên hạ từng chứng kiến!. Ở trạng thái đặc thù còn đã gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ và hơn thế là các cuộc chiến tranh du kích dai dẳng. Đo là nội chiến Trung quốc, Triều Tiên, Việt nam, Đông Dương... các cuộc đảo chính tại Inđô nêxia, Phi luật tân, Miến điện, Nam Việt... là những thí dụ.
Nhiều nước Đông Nam Á- thuộc khí dịch "Đông A-東阿", sau hàng thế kỷ là thuộc địa phương tây, đã được trao trả độc lập: Phi Luật Tân độc lập ngày 4-7-1946 từ Mỹ; Inđô nêxia độc lập1945 từ Hà Lan; Malaysia 31-8-1957 từ Anh; Thái Lan Quân chủ lập hiến; Miến Điện...; Ân Độ, Pakitstan, Banđalest 18-8- 1947 từ Anh;... đều suýt bị "nhập CS" và tìm mọi cách để "xuất CS- nhập TB". Họ- "trước bóng ma cộng sản" (danh từ thông dụng thời đó)- đều vấp phải sự phân hóa bất ổn xã hội rải rác suốt thập kỷ 30 tới 80 của thế kỷ 20-(XX). Do đó những người cấp tiến của Họ "không dại, không mắc mưu!". Vậy Sấm dạy: "khôn cung thịnh" là gì? Định vị "khôn cung" trong bát quái thuộc "tiên thiên-先天" nằm về phương Bắc;  Ở đây ta cần biết Lý học Càn Khôn, ám thị "khôn cung"- chính là nơi chứa chấp những chuyện ở hậu trường, chuyện mờ ám, kiểu như âm mưu soán đoạt, hay những lừa đảo nhằm hãm hại các chính nhân trọng yếu của quốc gia dân tộc. "khôn cung thịnh" bộc lộ bước suy thoái và đồi trụy của thể chế quốc gia... kiểu như nói một đằng làm một nẻo, tham nhũng bức hại người ngay thẳng, âm mưu đảo chính.v..v..Trong câu "Đông A nhập xuất khôn cung thịnh"- thì sự ám thị gồm cả các vận khí thiên hạ một thời, ấy là chủ nghĩa CS đang thịnh, đang thêu dệt mưu đồ, đang hoành hành, tìm cách lật đổ và cướp đoạt chính quyền các nước... Bên cạnh đó, Sấm ám thị nơi hậu trường của Chính quyền Nam Việt lúc ấy, đang đầy rẫy sự mờ ám vô minh... Tình hình chung và tình hình riêng cơ vận (thế giới và trong nước) làm thành một bản hoà tấu âm khí khó lường... Ấy chính là "khôn cung thịnh"... (Ai đó giải thích chữ "Đông-+ chữ A- " thành chữ "Trần-" rồi gán cho Trần Lệ Xuân, là không đúng; sự bắt chước- "bất tri lý"; mà đây là chữ "phụ-"+ chữ đông= chữ trần; tương tự "chữ phụ +chữ nguyên = thành chữ nguyễn ").
-Câu 6/- "tý khởi hầu minh sự bất thành"-子起喉冥事不成- Câu Sấm này ám chỉ "biến cố cơ vận!"... tỷ như ta hay nói tình hình đất nước khó khăn và thuận lợi? các sự kiện của năm? Ấy là năm địa chi Con Chuột 1960- Canh Tý, một năm thực sự đầy chông gai nguy khốn với chính quyền Ô. Diệm; chữ "hầu minh-侯蓂" mang tính đa nghĩa, vừa ám thị nội tình chính phủ Nam Việt Cộng hòa vừa khẳng định sự "mù mịt" bùng phát; trần gian "nặng" về bất ổn..! Sự bất ổn nổ ra khắp nơi... Năm 1960- Canh Tý thấy rằng có nhiều diễn biến cụ thể: Ngày 11-11- 1960 xảy ra cuộc đảo chính của Nguyễn chánh Thi và Vương Văn Đông; mặc dù Ô. Diệm "đã" đối phó được... nhưng "âm khí" vẫn không bị tiêu tán!? Đọc câu Sấm này, theo “cái vỏ ngoài” người đời chỉ đề cập "sự bất thành" của cuộc đảo chính? Ôhô! chứ không biết rằng Sấm Trạng đã ám thị "sự bất thành" của... Xin thưa..! của cái "phương cách chính trị" của Ô. Diệm! hiu..hiu! vốn là điểm tựa của các cuộc bất ổn tiếp theo... Than ôi! Và càng thêm "sự bất thành" với Ô. Diệm khi mà... đối phương Cộng Sản: 20-12-1960 Thành lập Mặt Trận dân tộc GP Miền Nam VN... tạo ra lực lượng đối trọng lớn với Chính Quyền Ô. Diệm trong cả chính trị và vũ trang, đối nội và đối ngoại... Trong hoàn cảnh đó, chính Quyền Mỹ- Kennơđy vẫn âm ỷ tìm cách thay đổi người đứng đầu Việt Nam Cộng Hoà....
-Câu 7/- "Hổ khiếu chỉ kinh thiên hạ nội"-虎叫址驚天下內- Câu Sấm này cách thức tương tự câu trên, ám chỉ "biến cố cơ vận" của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa do Ô. Diệm làm Tổng Thống! Cơ vận biến động đó xảy ra vào năm Địa chi- Con Cọp 1962- Nhâm Dần: Tức năm Hổ, ý nghĩa theo cách nôm na, "một tiếng kêu thét lớn, khủng khiếp giáng thẳng vào triều nội"... Và như lịch sử đã diễn ra: Ngày 27-2-1962- Nhâm Dần, Dương lịch (tức 23 tháng giêng Nhâm Dần- Âm lịch), hai viên phi công Nguyễn văn Cử và Phạm Phú Quốc đã ném bom Dinh Độc Lập tại Sài Gòn, nơi Tổng Thống Diệm và nội các của Ông làm việc. Theo các Tư liệu trên Web, thì họ muốn tiêu diệt Ông Diệm vì cho rằng ông độc tài, gây chia rẽ các giáo giới! Tiếp theo chừng một năm, lại có Cuộc đảo chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Hội đồng Quân nhân CM gồm các tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa- người Cầm đầu là Tướng Dương Văn Minh, tiến hành ngày 01-01-1963 (tức ngày 6 tháng Chạp- Nhâm Dần- Âm lịch- vẫn là con hổ). Đến đây Ô. Diệm đã không có đường thoát, vận đã hết! Cuộc đảo chính lần này, các tướng lãnh Quân lực VNCH đã thành công(!?).Ông Diệm đã bị bắt, điểm chót của “sự bất thành” và bị hạ sát. Rõ ràng "sự bất thành" của Ông Diệm đã y mực hệt lời Sấm mô tả! Lúc này "Âm khí" khủng khiếp và ghê tởm bao trùm. Đối với kẻ chủ mưu và Mỹ trước dư luận xã hội, sự ghê tởm còn kéo dài nhiều thập niên, khi các bức ảnh chụp Ô. Diệm bị bắn nằm trong tư thế bị trói, được báo chí công khai... (Người đời chứng kiến quãng gần một năm sau, ngày 22-11-1963, Ông Ken- Tổng Thống Mỹ cũng bị ám sát? Ôhô thế sự!).
Câu 8/- "thỏ lai nhất mộc dị tường trình"-兔來一木易詳呈- Câu Sấm này cũng là câu trực tiếp "direction", dùng cách triết tự để chỉ nhân vật- tức chỉ "bản tướng" của tướng Dương Văn Minh! Ấy là "Con bài mặt sau của Đệ nhất+ Đệ nhị Cộng Hòa" thuộc Nam phần, liên quan đến vận mệnh Ô. Diệm và chính quyền của Ông. Bởi "chữ nhất-"+ "chữ mộc-"+ "chữ dị-" ghép thành chữ "dương-楊"; ta có: (一 + 木 + 易 = 楊), tức ám thị họ Dương- Vâng: "Dương Văn Minh". Sấm dạy:
"Cơ tạo hóa phép màu khôn tỏ, cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao!
thấy Sấm từ nay chép vào, một mảy tơ tào chẳng dám sai ngoa" là như vậy!! he..he!
-Có điều rất thú vị là từ trước tới giờ, "thiên hạ" chẳng thể hiểu sao cho đầy đủ cặn kẽ... Cái "sự hiểu", mà thiên hạ vốn hiểu, lại cho rằng cuộc đảo chính nhằm vào ngày 01-01-1963- Quý Mão... thì chẳng cần phân tích, cứ hiểu ngay rằng- ấy là "thỏ lai.." Xin thưa! quả "bé cái nhầm!!!" đấy! hi..hi!... Phải nhớ rằng, “lý khí” luôn là sự chính xác không mảy may sai lệch! Dù một ly một lai... Vâng! như trên đã tra cứu lịch niên, thì 01-01- 1963 Dương lịch, tuy là Quý Mão, nhưng vốn vẫn là ngày 06 tháng Chạp Nhâm Dần, do đó sự kiện đảo chính của Dương Văn Minh vẫn tính nằm trong dịch khí của năm Nhâm Dần và ý nghĩa lời Sấm phải hiểu rằng mọi sự kiện đảo chính vẫn thuộc câu "hổ khiếu chỉ kinh... thiên hạ nội”.
-Còn ở câu cuối? "thỏ lai nhất dị mộc tường trình" là thế nào?" Trước khi lý giải, thứ nhất, cần biết Đức Trạng dùng năm "Thỏ" là cách của người Tàu (mục tiêu bớt lộ thiên cơ), nhưng ở nước Việt ta thì địa chi không gọi là "Thỏ" mà gọi là Mão!. thứ hai. cần biết thêm cái "cách nói của Người Việt ta"... để hiểu cho cặn kẽ. Thí dụ: Như chúng ta muốn hẹn hò, về công việc gì đó vào tuần sau... Ta hay nói: Hôm nay thứ hai, (ngày mai thứ ba!)... thứ ba tới chúng ta gặp nhau nhé!... Vậy tương tự, ta cũng có thể nói: năm nay năm Dần, (sang năm năm Mão), Mão tới ta họp mặt nghe!... Thế là rõ! Chuyển Nôm câu Sấm của Trạng thì có thể nói "Năm nay "hổ khiếu chỉ kinh"... (sang năm là năm Mão)... "Mão lai nhất mộc dị tường trình". Vậy "Thỏ lai nhất mộc dị tường trình" chính là ám thị Năm Mão tới... Và Năm mão tới... Là năm 1975- Ất Mão... Dương Văn Minh xuất hiện với sự đầy đủ "tường trình!". Đến đây thì đã khá rõ rồi? chính Dương Văn Minh!
-Thì đúng vậy! lịch sử không sai! Năm Ất Mão 1975, Họ Dương đã làm Tổng thống VNCH với vai trò một Tổng thống nhằm "đầu hàng" quân Bắc Việt CS! He..he! khám phá tri nghiệm!
-Bây giờ thì Đọc giả, đã hiểu "thỏ lai" một cách thấu đáo rồi đấy! Y mực hệt.! he.. he!
-Tuy nhiên vẫn còn "cái bẫy thiên cơ" mà Sấm viết thế, còn ta phải cố mà hiểu ra..!. Vậy còn gì nữa đây? Thì thử hỏi? viên tướng Dương Văn Minh "tường trình" cái gì? Chỉ đơn giản tường trình cái tên "nhất+ mộc+ dị thôi ư?", lại tiếp tục vỡ lẽ..! Xin thưa cái cốt lõi của Sấm là... (đến đây xin nhấn mạnh!)- Vâng cái cốt lõi là "tường trình vận trời đã kết thúc như thế!, Nam Việt Cộng Hòa đã kết thúc như thế! Ngưu xuất lam điền nhật chính đông là như thế! Phá điền than đến đàn dê đã kết thúc như thế! Thạch thành mèo lài bon bon chạy về là như thế! Trời Nam trở lại đế vương là như thế! Toàn là con người, vốn con người quyết định cả..! - Ấy nhưng Sấm Trời lại chỉ ra từ 500 năm trước..! Ôhô! thế sự, lạ lùng biết chừng nào?" Cuối cùng cái sự hiểu Lý Học Càn Khôn chính xác biết nhường nào!!!
-Bí mật đã được khám phá!- 500 năm nghiệm dúung quanh ta..!.
---------------“500 năm nghiệm đúng quanh ta!. Bí mật đã được khám phá! Tri nghiệm Chiêm thời- Khảo cứu- KTS Phạm Vũ Hội- Nhân ngày 8/4/ Nhâm Thìn- trước 30-4-2012-... tiếp theo bài trước.)