Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Bài hát cho con Lạc cháu Hồng...

***

Ngậm ngùi

--------------------

1-

Gió rét qua mùa đông

nước mắt luôn trào dâng

khi đón mùa xuân về, trên tay một bông hồng ngập ngừng...

ngoài trời mưa cứ mưa, ngậm ngùi trong giấc khuya

cầu mong cho thế gian này mãi mãi sáng lên mùa xuân

cầu mong cho thế gian này mãi mãi sống trong yên bình

2-

Xót kiếp xưa trầm luân

Đói khát luôn hiện thân

Chinh chiến và điêu tàn xua bao người qua vòng bụi trần

lạy trời thương thế gian, niệm trừ quân ác tham

ngày mai cho thế gian này mãi mãi sáng lên mùa xuân

ngày mai cho thế gian này mãi mãi sống trong yên bình

--------------------------------------------------------------------------------

*

***

Tình yêu và mùa xuân

--------------------------

***

1-

Tình yêu vẫn sống muôn đời

Tình yêu mãi mãi, mãi mãi...

Dù cuộc tình đem đến thương đau

Dù cuộc tình dâng hiến cho nhau ngày xanh hoa thắm

dẫu tháng năm trôi quên cả dáng người

dẫu phút chia ly thôi chẳng nói lời

thì vẫn còn trong tim

một vết bầm thiên niên, mà ta mãi mãi không bao giờ nguôi..!

2-

Mùa xuân vẫn sẽ muôn đời

Mùa xuân mãi mãi, mãi mãi...

Dù một thời ly tán quê hương

Mà ngày về đan mối tơ vương, tuổi thơ xanh thắm

Mãi mãi bên nhau cho thỏa tấm lòng

Mãi mãi thương yêu cho đậm giấc nồng

Thì vẫn từ trong tim

đượm thắm tình vô biên, mà ta mãi mãi không bao giờ nguôi..!

*

mà ta mãi mãi, mãi mãi... khắc ghi muôn đời...

---------------------------------------------------------------------------------(từ tập “Bâng khuâng tình yêu”- ca khúc của Phạm Vũ Hội- đã bị hủy 2005)

***

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn- Chiêm thời...

--------------------------------------(Năm mới 2012- Chiêm thời- Tri nghiêm- Khảo cứu- Mấy ai hóa giải thiên niên, mà không sử sách khui tìm thiện căn. Mấy ai hóa giải kiến văn, mà không kiến giải lê dân bụi lầm. Dạy rằng ôn cố tri tân. Nhìn xa thửa lối nhìn gần thửa đi...- Việt Phù Kinh- KTS Phạm Vũ Hội).

Có bài thơ rằng:
****
thực thời qua vận canh tân(1)
dọc ngang ngắm lại mạch vần nước non
bóng xe đây đó dập dồn
trời lam khói tỏa bồn chồn dấu xưa
ngả nghiêng con tạo đòng đưa
“Bể Đông cá đặc(2)” liệu chưa yên bề
Quãng đời mấy độ u mê...
nẻo xa mong mỏi.. tìm về thái hanh.?
đạo đàm này với bức tranh
một dòng sông lạnh tanh tanh lặng buồn
nước non xô dịch mối gjiường
tiếng gươm khua tiếng đạn bom ầm ào
"trùng hưng dĩ bốc(*).." là sao?
"mã giang số độ(3)" càng nao nức lòng
đã thì nổi đá chìm lông
thì nay hồ cạn khô đồng nhẩn nha(4)
muốn về thăm mẹ thăm cha
nhớ rằng theo lối cây đa mái đình
hỏi ai quên cội quên cành
gốc đa chẳng nhớ mái đình chẳng hay?
Tìm cha kiếm mẹ bao ngày
Canh Tân xưa.. đã lại rày Canh Tân
Cha mình là Lạc Long Quân(*)
Nổi ? chìm ? khô? cạn? dần dần..! nhớ ra(5)...!
***

--------------------------------------------------------------(Xuân Nhâm Thìn- 12/1/2012- KTS Phạm Vũ Hội)
*******
(500 năm nghiệm đúng quanh ta!)

Ghi Chú: Sâm Trạng viêt nguyên văn: (1*):“Vận đáo canh tân thu mộc tuyệt! 運到庚新秋木絶- Đại La thánh chủ nảy trung thiên!-大羅聖主出中天?”; thế nào là vận đáo? Trả lời: là vận trời dịch khí quay ngược lại nhưng trước xuôi thì nay ngược; Canh Tân nghĩa đen là “hai” trong số “thập thiên can” của phép lục niên hoa giáp, nghĩa bóng là canh cải, biến đổi, tiến bước, thúc đẩy sự vận động xã hội...; thu mộc: là từ “mùa thu năm trước- canh”, sang “mùa xuân năm sau- tân”; tuyệt là hết (là dịch khí quái đản ấy, dứt mạch); Đại La thánh chủ?- Là nhân vật "đại nhân" ở đất Đại La; xuất là nảy ra... hơi bất ngờ! trung thiên là ở lưng chưng trời! là cái ý bất chợt, không dự đoán được (thực ra thì dự đoán rồi đấy!). Chiêm Thời: (nghiệm xem nào!..) vâng! mọi người đã thấy rõ “vận đáo”... từ mùa thu năm Canh Dần 2010, tuyên truyền băng rôn biểu ngữ sửa đổi điều lệ... sang đầu năm Tân Mão- 19/1/2011 tiến hành đại hội “Mười Một” họp hành, bầu bán..- Khí dịch hồ ly đến hồi “thệ tuyết”... Nhà cầm quyền thừa nhận sự tham nhũng là “quốc nạn” nhưng không có “đại nhân” nào bị sử lý... Đảng kêu gọi “các đại nhân” sửa đổi và tăng cường tu tỉnh... nhưng càng sửa đổi tu tỉnh càng đề xuất... tăng thu kim ngân ở nơi dân dã!. Rồi kết quả nhân sự? đoán già đoán non, ông nọ ông kia? Bất ngờ đại gia “N.P.Trọng “nảy” ra mà mọi người chưa rõ- cái gì nảy?- ấy người đất thành Đại La- Đông Hội- Đông Anh, kỳ này đại nhân ấy làm TBT- Chủ bang đảng "nảy trung thiên"? (Vậy có phải "thánh chủ mực hệt"- xin để hồi sau sẽ rõ!... Chỉ biết rằng: Sấm Trạng “vận đáo canh tân”- thì thực đúng y mực hệt!- nảy trung thiên y mực hệt! Các cụ xưa thường bảo nhau Sấm đã dạy sai làm sao được! chỉ là mình không gẫm ra được ấy thôi! đến đây bí mật đã được khám phá- 500 năm nghiệm đúng quanh ta- khảo cứu- kts. PVH); (2*): Sấm Trạng nguyên văn: "bao giờ chợ lớn hết vôi, bể đông cá đặc cuộc đời lao đao" muốn hiểu lời Sấm này cần phải hiểu thuần nôm, đa nghĩa theo quán âm quán nghĩa Việt- ngữ: cả nghĩa đen và nghĩa bóng!. Bao giờ? ấy là nói về thời gian, thời buổi ấy... mà người Chiêm nghiệm phải “tìm- ướm..!” cho ra! Sau nữa Chiêm xem "thời gian ấy" ở giai đoạn nào? ở vào thời nào? ấy là gẫm theo thời cuộc xh... Chợ lớn? thế nào là chợ lớn? có phải Sấm ám chỉ địa danh đô thị: đất Chợ Lớn- Sài Gòn xưa? Hay cái "chợ lớn" là cái nơi tụ tập buôn bán "to rộng" nào đó..? Lại hỏi: sao lại là "cá đặc"? chắc cá không có bụng? hay giống “thủy bá vô tràng-水伯無腸” như loài cua không có ruột... mới không rỗng thì bảo là đặc? hay là không xương toàn thịt hay sao? Hay “cá gỗ” thì mới là đặc? Quả là khó hiểu! Ấy nhưng bây giờ “chiêm!” được rồi! Nào hãy bàn luận: Các “cụ” xưa cứ ngẫm nghĩ: mà ngỡ rằng Sấm Ngài chỉ về cái mảnh đất “Chợ Lớn”- vốn rất nổi tiếng ở Sài Gòn Gia Định nửa đầu thế kỷ XX- (1900-1950), rồi thì chịu không sao lý giải được cái vế tiếp theo... là “hết vôi”? sao lại “hết vôi”? Đen sì sì chắc..? Xin thưa!- “chợ lớn”- ở Sấm Trạng nói đây: chính là phải hiểu theo nghĩa bóng, vâng đó là “chợ lớn = gồm tất cả các chợ to nhỏ lớn bé trong cả nước!” Vâng! ấy gồm tất các chợ- Đúng quá! người dân Việt Nam ngày nay già trẻ lớn bé chẳng ai ăn trầu! nên “tất cả các chợ to nhỏ lớn bé trong cả nước- không bán vôi têm trầu nữa rồi!- thế là "chợ lớn hết vôi!" hi.hi!.. (nhớ rằng ăn trầu và nhuộm răng đen là văn hóa của người Việt từ ngàn xưa, bây giờ thì hết... Văn hóa trầu cau răng đen bóng hạt na đâu còn nữa, chỉ còn trong ký ức? thanh tân nam nữ thời nay... răng trắng và không ăn trầu!) Lại biết từ ngày sản xuất được xi măng vào cuối những năm 2000- thì ngay cả trong xây dựng công trình kiến trúc người ta không dùng vữa “mác tam hợp”- vốn là thứ vữa xây trát có thành phần sử dụng đến vôi!!. Cũng là hết vôi bán ở chợ! Còn thời buổi? Vậy là thời nào? Xin thưa chắc chắn nghiệm đúng thời nay! từ những năm nửa cuối thế kỷ XX- (1990-2011)... đến nay thì “chợ lớn hết vôi” là sự thật hiển nhiên!? Đến nỗi những người trẻ tuổi thời nay cũng khó hiểu, thậm chí là không hình dung ra những lý giải như thế! Nghe nói đến thời Pháp thuộc trong xây dựng... có dùng vữa "tam hợp= xm+ vôi+ cát+ nước" thì cho là chuyện lạ..Tiếp theo... Bể Đông cá đặc là thế nào? Xin thưa: Xưa kia dân biển trước 1990- tức ngư dân ta xửa xưa đi ra biển đánh cá về, họ bán cá tại các chợ ven biển? họ quăng chài gặp cá to cố giữ cá sống- cá tươi trong “khoang”, để bán... mới bán được giá! rất ít khi họ đi xa vài ngày... Còn ngày nay họ có tàu lớn! làm thuê cho “Ông nhà nước”, cả tuần cả tháng mới về, giữ cá bằng cách “chượp đá”, họ đem cá bán cho các cơ quan “nhà nước” ; Cá bị mua vét hết! họ không được trực tiếp đem thẳng lên chợ, nếu không hoàn thành “nghĩa vụ” cung ứng.! Tiền bán cá? Lời lãi họ không được hưởng trực tiếp, lao đao toan tính..! Còn “chượp đá” thì cá đặc quánh cả tảng vất vào kho... Ấy thì là “cá đặc!” he..he! Chiêm ra là thế! Sấm Trạng chẳng sai tí nào! “cuộc đời lao đao” là gì? Đương nhiên là sóng to gió lớn! trước kia thế nào thì bây giờ cũng vậy? ấy nhưng khác chăng “lao đao” là bị bọn “tàu lạ- tàu khựa” đâm cho vỡ tàu mà không ai cứu cánh đánh lại chúng! “nhà nước” không bảo vệ họ quyết liệt theo nguyên tắc chủ quyền? Thế là rõ “bể đông cá đặc cuộc đời lao đao” là “ngư dân lao đao”. Lại nữa... cái gì ngon hiếm: “tôm he tôm hùm chim thu nụ đé..!” thì chỉ giành cho xuất khẩu, “dân lành” ít được mua tự do ngoài chợ trời...! phải xáo xới xin xỏ... mới mua được chút ít, dù là có tiền! Cũng là lao đao! Là cái thời từ 2008... 2011... đến nay càng như vậy! Báo chí lề trái lề phải công kích nhau đã nói khá nhiều! (Thế là bí mật câu Sấm Trạng Trình “bao giờ chợ lớn hết vôi, bể đông cá đặc cuộc đời lao đao...” đã được khám phá! rất hiện thực.. Hi hi..! 500 năm nghiệm đúng quanh ta!- khảo cứu của KTS Phạm Vũ Hội); (3*): "trùng hưng dĩ bốc là sao? mã giang độ số càng nao nức lòng..."- là lẫy từ một bài thơ cảm tác về vận thái hòa thiên hạ... của Đức Trạng, ẩn ý cũng là lời Sấm... Nguyên văn bài thơ được viết với lời Sấm ẩn hiện như sau:

“thái hòa vũ trụ bất ngu chu…………-太禾宇宙不虞朱

hổ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù…-虎戰交爭笑兩讎-

xuyên huyết sơn hài tòng xứ hữu….-川血山骸從處有-

ưng tư tùng tước vị thùy khu……….-鷹斯從雀為誰區-

trùng hưng dĩ bốc độ giang mã…….-重興以卜度肛馬-

hậu họa ương phòng nhập thất khu.-後禍殃防入失軀-

thế sự đáo đầu hưu thuyết trước….-世事到投休說著-

túy ngân trạch bạn nhậm nhàn ru!...-睟吟澤伴任閒遊-”

1/Giải từ: 1/-"thái hòa-太禾" là thiên hạ thái bình, hòa hợp cộng đồng, loài người sống thương yêu đùm bọc nhau trong nhân thiện tín nghĩa, không có chiến tranh; "vũ trụ-宇宙" là khắp vòm trời và tất cả các hành tinh của sự nhận biết không gian bao la hiện hữu..; "bất Ngu Chu-不虞朱" là cách so sánh về tính an lạc xã hội, không ngoài hai thời đại Nghiêu Thuấn và Tây Chu thời thượng cổ- mà con người với con người sống như ruột thịt, ý nghĩa sự đời là yêu thương và nhường nhịn, đồng đẳng mà tôn trọng tư duy, không có phân biệt bức hãm nhận thức, không có sự cực đoan bạo lực trong xã hội- thời Ngu là thời vua Nghiêu vua Thuấn cách ta chừng năm ngàn năm (theo Kinh Thư của Không Tử); thời Tây Chu (1100- 720) năm trước Công nguyên; 2/- “hổ chiến giao tranh-虎戰交爭”- đánh nhau quyết liệt, hai phe chống phá nhau; “tiếu-”- tiếng cười chê; “lưỡng thù-兩讎”- hai bên đối địch tiêu diệt nhau; 3/- “xuyên huyết- 川血” là sông máu; “sơn hài- 山骸”- núi cốt, núi xương; “tòng xứ hữu- 從處有” là nối theo nhau... đâu đâu cũng có; 4/- “ưng-” là con chim oanh, hay con phượng; ‘tư- ”- quán từ chỉ định như ấy, đó!; “tòng-”- theo nhau, nối tiếp; “tước-”- con chim sẻ; “vị thùy- 為誰”- vì ai, làm gì cho ai? “khu- ”- khoanh lại, dồn vón lại; 5/- ”trùng hưng-重興“ là cơ vận dịch khí phục dựng lại; “dĩ bốc-以卜“ là khả dĩ đoán định nôm na là bói nhưng là khoa học của dịch; “độ-”- độ số vận niên, áng chừng (thì buổi); “giang-”- cuối, gốc, đuôi; “mã-“- ngựa, năm mã; 6/- “hậu họa-後禍“- hoạ cuối cùng (xin mách nhỏ: hiểu sâu sắc thì mọi người phải hiểu rằng trước đó đã có họa lần1 lần2.. thì nay mới có họa cuối cùng= hậu họa! hi hi..!); “ương-”- tai ương; “phòng-“- đề phòng, dè chừng; “nhập-“- xâm nhập mà không ý thức được, tự nhập; “thất khu-失軀“- tới bảy phần, tận cung thất, chóp bu, đầu não (nghĩa bóng tương ứng~ thất 7 khiếu quan trọng của con người); 7/- “thế sự-世事“- việc đời –xã tắc non song- thời đại; “đáo đầu-到投“- dịch khí “ấy” quay trở lại, quẫn lại!; “hưu thuyết trước-說著“- khó nói trước!; 8/- “tuý ngâm-睟吟“- say sưa uống rượu, đắm men rượu; “trạch bạn-“- trạch là đầm nơi thông khí giữa đất với trời theo dịch hạo nhiên, ở đây ý nói là làm bạn với sông nước; “nhậm-”- chấp nhận sự thật; “nhàn du-閒遊”- nhàn, du sơn du thủy (chấp nhận).

2/Giải nghĩa: Câu 1: “thái hòa vũ trụ bất ngu chu- 太禾宇宙不虞朱“... thời hòa bình, An lạc thịnh vượng, trong vũ trụ “thái hòa” mà ta đã đang chứng và Chiêm được, so sánh, xem ra không ngoài cái thời của Vua Nghiêu- Vua Thuấn “bất ngu chu”- 5000 trCN- và triều Tây Chu 1100- 720 trCN ... Dân và quan lại Vua chúa rất thương yêu nhau- truyền thuyết nói rằng: đó là nhân đức ngự trị- Vua đi cày như dân - tức làm việc với dân bình quyền bình đẳng, đóng thuế như dân, khi tiêu tiền trong quốc khố, Vua xin ý kiến của dân cho phép!; Dân ốm đau được Vua chăm sóc như con cái ruột thịt, cả đến việc lau chùi.. .cho dân khi dân ốm liệt, nhường cơm cho dân khi gặp hạn đói...! lựa chọn người kế vị do dân bầu chọn, có tài, có đức, sẵn sàng vì dân! (nhân đây xin có lời bàn: thời nay- thời cs- nhiều nhà nghiên cứu nhân danh thời đại vốn kiêu căng tự cho có Mac-lê học thuyết, không hiểu được điều ước mơ nhân đức ấy! đã quy kết Đức Trạng Trình, rằng do Trạng hạn chế tầm nhìn mà Ngài chỉ biết hoài vọng cái thời phong kiến Đương Ngu cổ điển! than ôi! kẻ tự cho là sĩ, nói liều? có kẻ còn lớn tiếng “Ông mơ màng tiên cựu, tôi ao ước nhật tân!” Than ôi! “Ông- Tôi” với Bậc Thánh nhân- thực là vô lễ! không hiểu rằng Trạng ao ước cái “nhân- thiện”... “Cái” cần đem đến với dân! chứ không phải thuần túy cái “xá thư” luật lệ xã tắc! mà nay thời hiện đại ta gọi là “thể chế nhà nước!”); Câu 2: “hổ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù-虎戰交爭笑兩讎”.. Câu này dễ hiểu, hai con hổ thù địch giao tranh cắn nhau quyết liệt, nghĩa rộng là chiến tranh hai phe “hổ chiến” tàn sát chống nhau dù có kẻ thua người thắng- thì trước sau gì với thế gian, khi “trí tuệ nhân quyền” trỗi dậy, cả hai đối thủ sẽ đều chỉ làm trò cười cho thiên hạ, “tiếu lưỡng thù” cười cả hai! (Cho nên trong Sấm Ngài cũng có lời dạy"vẳng nghe gió động cành cây, đao binh bại nước bấy nay khôn nhìn!" -Ấy thì vẳng nghe... là cái thời từ xa vọng lại cho nên mới văng vẳng.. nghe! Tức là đến lúc nhân loại hoàn thiện nhận thức nhân quyền thì cái bọn bạo chúa cực đoan cực quyền "gây chiến làm bại hoại quốc gia" sẽ chẳng ai ngó tới chúng..!) ; Câu 3: “xuyên huyết sơn hài tòng xứ hữu-川血山骸從處有”.. Chiến tranh ư? Ám chỉ tất cả các cuộc chiến mà ở đây là nói về đại chiến (sau ngài ngót 500 năm Chiêm ra là: đại chiến “I+II.”.; thiên hạ chia 2 cảnh quần dương tranh hùng? chiến tranh lạnh?) đến nỗi máu chảy thành sông xương chất thành núi “xuyên huyết sơn hài”... khắp nơi đều có vậy sao?; Câu 4: “ưng tư tòng tước vị thùy khu-鷹斯從雀為誰區”- Con oanh con phượng nối tiếp theo con sẻ? vì ai mà dồn vón “vị thùy khu”? Nghĩa bóng nói về dân nước vì đâu mà bị xua đuổi đi hết đây đó, di tản xa hương xa xứ, xa quê cha đất tổ? ám chỉ cảnh thời nay đang loạn lạc 1925- 2015 (khảo cứu-PVH); Câu 5: “trùng hưng dĩ bốc độ giang mã-重興以卜度肛馬”-Trùng hưng- khí vận suy gẫm theo dịch khí- lý học càn khôn, khả dĩ đoán định là bắt đầu từ năm mã..?(2014? năm Giáp Ngọ- theo tiên tri của Trạng- từ quái vận bát quái dịch!- khảo cứu- PVH); Câu 6: “hậu họa ương phòng nhập thất khu.-後禍殃防入失軀”- Hậu họa là cái họa cuối cùng (theo Sấm) mà thời điểm 1925- 2015 coi chừng tai ách xông tới 7 phần- nhập thất khu”- tận.. trung ương- đầu não? (Nghĩa đen: coi chừng ma quỷ xâm hại tới 7 khiếu- Biết rằng người ta có cửu (9) khiếu giác gồm: 1.mắt- thị giác, 2.lưỡi- vị giác, 3.tai- thính giác, 4.mũi- khí giác, 5.tay chân- xúc giác, 6.óc- tri giác, 7.dương vật- dục giác, 8.lỗ đít- hóa tiện giác, 9.tâm- linh cảm giác, mà thông qua 9 lỗ (hốc): 2Mắt, 2tai, 2mũi, 1mồm, 1lỗ đái, 1lỗ đít; vậy mà ám muội hồ ly tới 7 phần, thì thực sự nguy to!..-kts PVH); Câu 7: “thế sự đáo đầu hưu thuyết trước-世事到投休說著”- Sự đời có sự quay lại... ám chỉ khí hồ ly can qua giặc gĩa sát hại sinh linh mưu đồ vương bá (Sấm ký Trạng Trình)... là sẽ quay lại không thể nói trước được “hưu thuyết trước”!.. thiên cơ “bất khả...lậu!” mà kéo dài..; Câu 8: “túy ngân trạch bạn nhậm nhàn ru!-睟吟宅伴任閒遊”- Chỉ còn cách đắm mình trong men rượu “tuý ngâm”, ngâm thơ ngao du sơn thủy- “trạch bạn” làm bạn với sông núi, nước non mà thôi!..? (Vậy là bài thơ cảm thời cảm thế là nguyên nhân sâu sắc về vận trời mà Đức Trạng- đã biết trước 500 năm- và ngài không có cách nào cản lại được- cuối cùng dùng chữ “nhàn” để tâm sự!- đến đây bí mật đã được khám phá! Hu hu..!- khảo cứu của KTS Phạm Vũ Hội); (4*) Câu "đã thì nổi đá- chìm lông, thì nay hồ cạn- khô đồng nhẩn nha..." mấy câu này tôi lẫy ý từ câu Sấm rất nổi tiếng của Đức Trạng Trình lưu truyền khắp ba kỳ Trung Nam Bắc- Việt Nam. Là khi tôi 4-5 tuổi đã nghe các cụ thợ xẻ, mộc từ Bắc đi vào Sài Gòn làm ăn, vốn hay tụ tập kháo nhau... lại khi ra bắc hồi hương 3/1955 cũng nghe các cụ quê nhà "kháo vụng" lại y hệt! trong số đó có câu 2, mấy chữ cuối có khác đi... Khi làm quy hoạch Quê hương Trạng năm 2000- 2001, các cụ xã Lý Học- Kiến Thiết lại cũng đọc cho tôi chép... "bao giờ đá nổi lông chìm, đồng khô khô hồ cạn con tìm thấy cha, mười phần mất bảy còn ba, mất hai còn một mới ra thái bình- hoặc có một câu khác là: "...đồng khô hồ cạn búa liềm ra tro!"- Chiêm được, cũng linh cảm được rằng có thể là ai đó đã muốn gắn cái sự sụp đổ của CS vào các “đại nhân” cs, mà thêm "búa liềm ra tro" vào câu trên! Tuy nhiên mấy câu Sấm ấy chỉ làm tăng thêm sự hưng phấn tìm tòi, và đã căn bản nghiệm vào thời đại của ta... 2000- 2010.. Và sự thực đã rõ, xin được diễn nghĩa sau đây: (5*) Sấm Trạng nguyên văn: “Bao giờ đá nổi lông chìm, đồng khô hồ cạn con tìm thấy cha, mười phần mất bảy còn ba, mất hai còn một mới ra thái bình” -Nay "chiêm thời"- những người như "tôi!" sinh thì "ngũ thập niên", đầu đã hai thứ tóc, giờ đang là "tuần thất thập cổ lai", thấy thời gian đi quá nhanh... mới đó mà như hiển hiện... ngày nào chầu rìa dỏng tai nghe... các cụ già quê tôi còn ngồi bàn luận... nhớ rằng Sấm dạy:

"Cơ tạo hóa phép màu khôn tỏ,

cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao!

-Mới hỏi: cuộc tàn chưa? Xin trả lời: tàn rồi! vào lúc nào? xin thưa: là khi bức tường Bẹclin "sụp..! xập.!!!"- 11/9/1989 - thế là rõ! Quả đúng cuộc tàn mới rõ, có nhìn nhận chiêm định thì biết chứ cũng chẳng giỏi giang gì (!), chỉ phải cái nghĩ ngợi "nhân tình thế thái?" thì đầu cứ bạc trắng cả ra..!-Vâng quả đúng vậy, bây giờ cuộc tàn là kể từ khi bức tường Beclin sụp! 11/9/ 1989.

-Tôi nhớ năm 1949(?)... các cụ 'quê tôi' vỗ đùi mà rằng: Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài ở giữa biển, ấy là "thạch- là đá"- "nổi rồi!?" chứ gì? Còn Mao Trạch Đông... "mao là lông" chìm, là ra làm sao? Lạ thật... còn Ô.Đồng.. Ô.Hồ... khó mà biết, rồi một cụ chỉ vào tôi mà rằng: phải đợi đến đời cái thằng này may ra mới rõ, ấy là vài ba chục năm nữa! (tức đời tôi bây giờ!)... Rồi các cụ lại thở dài nói với nhau: "mất bảy còn ba, mất hai còn một, hai đận "vị chi" mất tới chín phần..!? dân ta cứ đánh giặc mãi sao..?; Chẳng những thế các cụ còn đọc thêm câu Sấm: "ai ơi chớ vội làm giàu, thằng tây nó tếch thằng tàu nó qua!", rằng: thế là lại phải đánh nhau với thằng Tàu nữa!? khéo chết hết mất? mà Tàu thì đang giúp Việt Minh đánh Pháp... Thật không biết đâu mà lần! chắc chúng giúp để thừa cơ chúng cướp đây? Bấm đốt ngón tay tính: VN (bấy giờ là 1950...) có khoảng hơn 20 triệu dân, mà theo Sấm dạy thì hóa ra chỉ còn một phần mười, là hơn 2 triệu thôi, kinh khủng quá? Bọn trẻ này tiếp tục còn phải đi lính cả thôi các cháu ạ!... Đến đây thì các cụ đều lắc đầu! "chịu!" khó biết trước, Thời thế xoay vần lạy trời đại xá cho dân nước chúng con..!

-Thấm thoắt từ 1949 tới 1989: là 40 năm? VN ta trải qua từ chống Pháp dẫn tới Điện Biên Phủ, rồi Hiệp nghi Giơ-ne-vơ chia cắt 2 miền Bắc Nam tại sông Hiền Lương- vĩ tuyến 17- Quảng Bình... tiếp tục vượt Trường Sơn gọi là "KC chống Mỹ"- là cuộc đối đầu 2 phe giữa chủ thuyết CS và TB? hay nội chiến giữa VNCS và VNCH? Sấm dạy: "huyết chiến dê đàn nhân huyết chiến" ấy là cuộc chiến này trở thành nguyên nhân của cuộc chiến khác: đó là sau "Giải Phóng miền Nam" lại nảy ra cuộc chiến Chống Khơme đỏ 1975- 1978... nảy tiếp cuộc chiến chống Tàu năm 2/1979... Bây giờ thì sắp sửa 2012- 2013- 2014, cuộc chiến Biển Đông?... Xem ra dân VN ta vẫn còn khốn khổ khốn nạn... bởi sau bao năm chiến tranh lại chỉ mới có miếng ăn là tàm tạm thôi? mà... mãi tới lúc phe CS sụp! từ 1994-95 mới có được miếng ăn... còn nhiều quyền lợi dân sinh phổ quát vẫn không thấy thực hiện. Các cụ ta vẫn nói con người là bình đẳng, mọi người đều phải "được ăn- được nói- được gói- được mở" chứ không chỉ "bị" được quyền lao động và nộp thuế!? Liệu có phải xưa: dân làm tô- nay dân làm thuê? Lên án chế độ Phong kiến- Thực dân thì kịch liệt lắm... mà sao không khác tí nào... (Hiến pháp ghi rằng công dân 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử, mà hành luật lại không cho tự do lập đảng ganh đua lập công với dân, thì lấy đâu nền tảng hưng nghiệp làm cơ sở tranh cử ứng cử? khác nào miệng nói cho được trồng cây, nhưng lại cắt hết gốc cây? Còn như chỉ 1 đảng độc tài- tự sắp xếp thì toàn sắp con sắp cháu của chúng quỷ mà thôi! Gẫm ra tệ gấp trăm lần phong kiến!) Than ôi! Tự do dân quyền có phải đang vẫn là một thứ xa xỉ với dân lành Việt Nam..?

-Trở lại lời Sấm trên... "cuộc tàn"- ta thấy đã rõ cả rồi! vậy xin hỏi: thế nào là đá nổi? lông chìm? đồng khô? hồ cạn? Tất nhiên để hiểu lời Sấm, là phải làm sáng tỏ cái điều lộn ngược lạ lùng ngỡ như "sáo đẻ dưới nước, chạch đẻ ngọn đa" thì phải hiểu từ ngữ gồm cả nghĩa đen sang nghĩa bóng, đó là ngôn cách thuần Việt thuần nôm vốn rất phong phú, kiểu chữ nghĩa phong hóa dân tộc Việt thật thú vị..!.

-Vâng! Thì ta biết năm 1949 Tổng Thống Trung Hoa Dân quốc- Tưởng Giới Thạch bị "Hồng quân CS" Trung Quốc đánh đuổi, bèn bỏ chạy ra Đài Loan! biết rằng Đảo Đài Loan nằm ngoài biển về phía Đông T.Q, từ Phúc Kiến ra tới Đảo gọi là "eo biển Đài Loan"... cũng phải gần 200km...Cuối cùng Ô. Tưởng ở luôn trên Đảo Đài và cát cứ ở đó; Chính Phủ của Ô. Tưởng Giới Thạch được thành lập và xây dựng Đài Loan thành một Quốc đảo gìau mạnh cho tới nay! Thì ấy- "Thạch- là đá" nổi ở ngoài biển- ấy là “đá nổi”- đúng quá ta?y như các cụ xưa đã bình giải!

-Bây giờ xét về "lông chìm" là thế nào? Ta cũng rõ "Mao" Trạch Đông vốn là vị chủ tịch Trung Hoa mới- Cộng hòa ND Trung Hoa thành lập năm 1/10/1949. Ô. Mao được ca ngợi như là mặt trời của phương đông, có bài hát rằng "Đông phương hồng ánh mặt trời lên! Trung Hoa ta có Mao Trạch Đông, với nhân dân là vị cứu tinh..!".. Ấy nhưng cũng như các nước CS khác, nhân dân Trung Quốc bị chế độ CS của Ô. Mao lùa ép phải làm ăn tập thể, công hữu hóa tất cả tư liệu sản xuất, ăn cơm tập đoàn, làm việc theo kẻng... Bao năm đói khát chỉ chủ trương giải phóng nhân loại, vận động hết phong trào này đến phong trào khác... Năm 2008 cuốn sách "Mao Trạch Đông ngàn năm công tội" của Đại tá Tân tử Lăng- Học viện quân chính quốc phòng Trung Quốc, được (VN-TTX- tài liệu tham khảo đặc biệt) ấn bản... mới thấy ngày nay nhân dân và Đảng cầm quyền TQ cũng đã nhận thấy đường lối CS là cực đoan; thời Mao 1950- 1976, là thời "sai lầm?" nghiêm trọng, là thời thảm họa và đến nỗi lúc đó 1958- 1962, có nhiều nơi dân đói... và chết vì đói... và ăn thịt nhau... Từ công xã nhân dân tới cách mạng văn hóa, từ hồng quân tới hồng vệ binh, qua cuốn sách đỏ Maoix... biết bao cuộc thanh trừng "đồng bào, đồng chí" và sự giết hại lẫn nhau? Sự thật về Mao được phơi bày cũng như tiêu đề cuốn sách mười phần có tới bảy phần tội đã nêu ra... Vậy "mao- là lông" đã bị lên án!- thì đấy người thực việc thực, ngược đời mà rất thực!...: "lông chìm" rồi! “Chiêm được rồi!” Hiện thực rất khách quan- dân T.Q. không còn ca ngợi Mao nữa? ra là thế! Việt Nam cũng không ca ngợi Mao nữa! Thế giới càng được biết rõ về Mao và chủ nghĩa CS từ khi bức tường Beclin sụp.! Ta cũng đã biết 1989-1998 các nước CS Đông Âu đều chuyển sang thể chế Đa nguyên- Dân quyền, trí tuệ được giải phóng.. CCCP trở lại 15 nước Cộng hòa xóa bỏ sự hệ lụy tư tương CS. Cuối cùng thì 26/3/2006 Liên minh Nghị viện Châu Âu cũng đã có nghị quyết lên án về chủ nghĩa CS và tội ác mà CS gây ra đối với loài người..!

-Đến đây "Chiêm thời" ta thấy: phe Xã hội Chủ nghĩa trên danh nghĩa có mười hai (12) nước, nhưng thực chất chỉ có mười (10) nước; còn hai nước là Triều Tiên và CHDC Đức không tính, vì chỉ là một nửa... Ô hô..! phép độn quái dịch không cho phép tính "nước" theo kiểu nửa vời (1/2 không tính không đủ tư cách!)- như người Việt ta vốn quen nói "không ai đẽo cày giữa đường". Vậy "mười phần mất bảy còn ba" đã hiện rõ, ấy là từ năm 1989-1998 hệ thống các nước cộng sản có 10 thì tan rã... số lượng "mất bảy" gồm:1/ Liên Xô (CCCP); 2/ Tiệp khắc; 3/ Ba Lan; 4/ Hunggari; 5/ Bungari; 6/ Rumani; 7/ Mông Cổ.. Tức là từ 1998 các nước đó đã trở lại con đường tự nhiên, phát triển tự do thừa nhận quy luật Tư bản hàng hóa và kinh tế thị trường, Chấp nhận đa nguyên dân quyền và củng cố truyền thống dân tộc, trở lại lá cờ "dân tộc- dân chủ" Ngày quốc khánh chinh là ngày kiến lập giang sơn cách nay cả ngàn năm! - Từ bỏ và lên án khẩu hiệu đấu tranh giai cấp chuyên chính vs...-"Còn ba" là: 1/ Trung Quốc; 2/ Việt Nam và 3/ Cu Ba...-Nay thì ta sẽ còn chờ "thiên cơ" (tiết lậu...) tiếp... tới 2016-2021, sẽ "mất hai (2) còn một (1)".. sẽ "mới ra thái bình"... Chiêm thời ta thấy Trung Quốc và Việt Nam là bước tiếp theo... sẽ "mất 2" chỉ "còn 1" (Cu Ba") mà thôi! (những con số trong Sấm Trạng Trình- khảo cứu 2001- KTS Phạm Vũ Hội). Thế nên có thơ để Chiêm định rằng:

"Thế là những nước xẻ đôi,

Sấm truyền không tính người đời khó suy!"

-Nhưng có người hỏi thế Trung Quốc chưa lấy được Đài Loan sao vẫn được tính là một nước? Thực ra dễ nhận biết điều này: trước hết Trung Quốc rất lớn gần 10 triệu Km2, Đài Loan chỉ như cái rôm cái sảy của Trung Quốc mà thôi khoảng gần 100 ngàn Km2 gì đó!- nên dù không có Đài Loan vẫn được tính là một nước, tuy nhiên xét về "sử- địa" mà nói thì Đại Loan là một ốc đảo tồn độc- năm cha bảy mẹ, chưa bao giờ là ruột thịt với lãnh thổ Trung Quốc! rất hiển nhiên!

-Lại hỏi: thế "đồng khô hồ cạn" là thế nào? Vâng- "Chiêm thời" ai cũng đã thấy rõ sự việc rất hiện thực: Vấn đề ở chỗ năm 1974, nhân cơ hội "miền Bắc giải phóng miên Nam", Chính quyền VNCH Miền Nam bị cộng sản tấn công, Trung Quốc CS đã đánh lén, đánh hôi, kiểu nhà hàng xóm cháy thì sang cướp nhập nhọang... chiếm một phần quần đảo Trường Sa- Hoàng Sa của Việt Nam rồi tuyên bố chủ quyền- Sự việc vỡ lở hóa ra trước đó 14/9/1958 Phạm Văn Đồng thay mặt chính phủ Việt Nam DCCH- đã ký công hàm tán thành tuyên bố về chủ quyền của Tàu trên bể Đông... và thực tế khi Tàu chiếm đảo của ta VNDCCH cũng không phản đối..! (có người nghĩ ảo... "Ô. Tàu Cộng" giúp Việt cộng một tay... "giải phóng" rồì sẽ trả lại cho Việt Nam..!). Đương nhiên thông tin này với người dân VN là một cú sốc mạnh!.. Hóa ra ông Thủ Tướng. Đồng đã ký công hàm bán nước (tất nhiên đứng về lý thì Công hàm đó không có giá trị pháp lý... nhưng Tàu cứ vin làm cái cớ!) Thế là... rốt cuộc nhiều nhân sĩ yêu nước đã lên án Ô. Đồng, kẻ làm thủ tướng tới 30 năm mà sao lại làm cái việc vô cảm hại quốc gia dân tộc như thế?... vậy là theo cả nghĩa đen và bóng... "Đồng khô" rồi?- Tiếp đến vấn đề... "hồ cạn?" sao lại nói vậy? "Chiêm thời" ta thấy Khi Ông Hồ còn sống, ông ấy từng nói trước công chúng... đại khái "các 'cháu' không nên học 'bác' hai điểm... một là hút thuốc và hai là không lấy vợ!". Thế rồi các giới truyền thông, suốt từ thời kháng chiến... (cả việc Ô. viết sách ca ngợi chính mình với bút danh trần dân iên)... đã tung hứng ca ngợi sùng bái tuyên truyền Ô. Hồ như thánh sống, hay việc tự đề cao mình là cha già dân tộc, có trong “những mẩu chuyên về đời hoạt động…”, lại được các “nghệ sĩ văn nghệ” nối tiếp, đua nhau ca tụng!! về sự hy sinh không màng riêng tư? "người không con mà có triệu con?" Vân vân và vân vân... Kết quả thì sau khi ông Hồ qua đời 1969 cho đến nay, mọi việc đời tư của Ô. Hồ cứ sáng tỏ dần, mà mặc dù không công khai, nhưng ai cũng ngầm biết Ô. Nông là con Ô. Hồ..! Rồi... những bình luận sự thật về vai trò của Ô. Hồ trong các phong trào CMCS cùng với các đ/c của Ông...Những thâm cung bí sử, sự tranh đoạt quyền lực và lừa dối dư luận, sự tàn bạo ma quỷ (không giấy bút nào tả hết!). Cũng như Mao và nhiều chiến sĩ Quốc Tế.. CS khác- Ô.Hồ luôn dùng thủ đoạn trong mọi mực mẹo tiêu diệt các nhân sĩ yêu nước chân chính mà không để lại dấu vết gì! Ô. Hồ có nhiều tội hơn... là có công! với dân nước Việt, nhưng Ô. ẩn trong một cái vỏ "bọc nhung" rất khó khám phá! Ngày nay một vỉa ngầm thông tin đang lên án Ô. Hồ... Thì đấy "Hồ cạn" phải hiểu cho hết về hồ thì vỡ ra sự thật. Có điều thú vị ở câu Sấm Trạng là- trường hợp này hai chữ trong ngôn ngữ Việt là chữ "nông?" hay chữ "cạn?" nghĩa rất giống nhau! "nông đức" hay "cạn đức" thì cũng thế thôi, hiểu ra thấy Sấm Trạng Trình- quả thật thú vị tình thâm- y mực hệt!- cũng là thiên cơ trớ trêu, khôn lường! Vế tiếp theo “Con tìm thấy cha” thì rất nhiều người trong chúng ta cũng như các bậc tiền nhân cứ suy luận rằng “ừ thì chiến tranh! loạn ly! Cái cảnh gia đình tan nát, kẻ sống người chết... về sau khi các “đại nhân ấy qua đời” thì, người nọ tìm được người kia! Cha tìm được con, con tìm được cha! Không thể tả sao cho hết, chắc là thế! Có người lại cho rằng Sấm Ngài ẩn ý là: các lãnh tụ hoạt động, nằm vùng, năm bờ, nằm bụi! “trót nhỡ” với chị em, bà này bà kia, dấu tên dấu tuổi, thì nay dân tình mới biết! cô- cậu ấy con nhà ấy! là con gặp cha, tìm cha? Cho đỡ cái tiếng con hoang? Nhưng Xin thưa: Bí mật là cái việc rất hệ trọng: Nào ai biết? vâng ấy là: Toàn dân Việt Nam ta tìm thấy cha mình! Cha mình là ai? Vâng cha mình là Lạc Long Quân! ấy mới thực sự là “Đàn con Việt tìm thấy cha!” Ôi bao năm nhận nhầm Ông Sit- Ông Lê- Ông Mác, Ô. Mao, Ô. Hồ- và nhận họ là cha! Nay vỡ òa! Biết có câu thơ rằng: “Dân man hay bị lọc lòi, quỷ ma xâm hại buông lời rủ rê- Long Quân thường phải quay về, cứu đàn con dại trăm bề khốn nguy!..” Quả thực, y mực hệt từ 2008- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương lại được “nhà nước cho phép" Phục hồi! Sấm truyền- thật đúng y mực hệt? Ai bảo tôi nào dám thêm thắt gì ! ., (Vậy là "chiêm thời" đúng quá- Lời Sấm trên "đá nổi lông chìm" tưởng như ngược đời .. "mất 7 còn 3?- mất 2, còn 1?.." tưởng như khủng khiếp dân lành chết hết.. mà trở thành sự thật 100% rõ ràng- đến đây bí mật được khám phá- he. he..! – Đàn con Việt lại tìm thấy cha mình là Lạc Long Quân!- lần đầu công bố- 500 năm nghiệm đúng quang ta!- Tri nghiện- khảo cứu của- KTS Phạm Vũ Hội).

--------------------------------------(Bài viết Chúc mừng năm mới! 20/1/2012- Nhâm Thìn! KTS Phạm Vũ Hội)

...

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn- Chiêm thời-

------------------------(Chúc mừng năm mới các năm 2010- 2011- 2012- Xưởng Kiến Trúc Tạo Hình Hải Phòng- Tranh của KTS Phạm Vũ Hội)

***



----------------------------------------------------(chúc mừng năm mới- 2012- KTS Phạm Vũ Hội)


***


----------------------------------------------(chúc mừng năm mới-2011- KTS Phạm Vũ Hội)

***


--------------------------------------------(chúc mừng năm mới-2010- KTS Phạm Vũ Hội)
* Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn- Chiêm thời-
“知驗讖記狀程-理學乾坤-占時”...
***
Nguyên lý Càn Khôn dịch:

“十八子, 十八進其, 天數有是"
Thập bát tử- thập bát tiến kỳ, thiên số hữu thị
“生生之物, 生生之位, 生而成之萬物道也!"
Sinh sinh chi vật- sinh sinh chi vị- sinh nhi thành chi vạn vật đạo dã!
(Đại ý: số mười tám’18’- là số trời... vạn vật sắp đặt được trời sinh làm nên cái đạo không cùng của muôn vật!)
*
st-PVH lt*ltrt
----------------------------------------------------------------------------------------
占時, 可以知運, 占時可以知命, 所得知天
Chiêm thời khả dĩ tri vận- chiêm thời khả dĩ tri mệnh- sở đắc tri thiên!
如河 知運知命, 必是知理
Như hà tri vận tri mệnh tất thị tri lý
富足天理致知, 是格之仁者立申,無咎
Phú túc thiên lý trí tri, thị cách chi nhân giả lập thân, vô cữu!
(Đại ý: Chiêm thời có thể hiểu được vận trời, vận người, ấy là tri thiên mệnh, như thế tất tri lý, nắm được cái lý của vạn vật. Người hiểu được thiên lý đích biết lấy nhân nghĩa lập thân, không lỗi!)
*
st-PVH lt*ltrt
-------------------------------------------------------------------
Câu đối tết 2012..!***
“恭祝新春“-2012- Cung chúc tân xuân
新葬火炎 否世廢殘 青氣復於..! 天下亂人戈. 桑桑乎時去去
Tân táng hỏa viêm, bĩ thế phế tàn, thanh khí phục ư..! thiên hạ loạn nhân qua... tang tang hồ thì khứ khứ!-
(Đại ý:năm "tân" có sự bùng cháy, thế bĩ tàn phế mà khí phục chăng? thiên hạ thấy loạn rõ rồi! khốn khổ ư trôi dần... sắp qua qua...?)
壬逢水是 太領飛龍 知音悟兮..! 百家同感應. 菶菶如此來來
Nhâm phùng thủy thị, thái lĩnh phi long, tri âm ngộ hề? bách gia đồng cảm hứng... phụng phụng như thử lai lai!-
(Đại ý:năm "nhâm" gặp đích thủy vượng, thuận khí cho con rồng bay ra chừ? trăm họ cùng chung mục đích! Sự vãng phục như đã... sẽ đến đến...!)

***
------------------------------------------------(20/1/2012- PVH).







Tri nghiệm- Chiêm thời- Lý học Càn Khôn
(500 năm..!!! Nghiệm đúng quanh ta..!)

4/- Bí mật Sấm Trạng Trình
Sấm Trạng nguyên văn tiếng Việt- nôm:
"bao giờ chợ lớn hết vôi
bể đông cá đặc cuộc đời lao đao"
-Muốn hiểu lời Sấm này cần phải hiểu thuần nôm, đa nghĩa theo quán âm quán nghĩa Việt- ngữ: cả nghĩa đen và nghĩa bóng!. Bao giờ? ấy là nói về thời gian, thời buổi ấy... mà người Chiêm nghiệm phải “tìm- ướm..!” cho ra! Sau nữa Chiêm xem "thời gian ấy" ở giai đoạn nào? ở vào thời nào? ấy là gẫm theo thời cuộc xã hội... Chợ lớn? thế nào là chợ lớn? có phải Sấm ám chỉ địa danh đô thị: đất Chợ Lớn- Sài Gòn xưa? Hay cái "chợ lớn" là cái nơi tụ tập buôn bán "to rộng" nào đó..? Lại hỏi: sao lại là "cá đặc"? chắc cá không có bụng không có ruột?... tất không có sự rỗng kiểu "thủy bá vô tràng- 水伯無腸" như loài cua dưới nước- không ruột? thì bảo là đặc? hay là không xương toàn thịt hay sao? Hay “cá gỗ” thì mới là đặc? Quả là khó hiểu! Ấy nhưng bây giờ “chiêm!” được rồi!
-Nào hãy bàn luận: Các “cụ” xưa cứ ngẫm nghĩ: mà ngỡ rằng Sấm Ngài chỉ về cái mảnh đất “Chợ Lớn”- vốn rất nổi tiếng ở Sài Gòn Gia Định nửa đầu thế kỷ XX- (1900-1950)- mà về sau thiên hạ gọi là Đô Thành Sài Gòn Chợ Lớn một thời được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông, rồi thì chịu không sao lý giải được cái vế tiếp theo... là “hết vôi”? sao lại “hết vôi”? Đen sì sì chắc..? Xin thưa!- “chợ lớn”- ở Sấm Trạng nói đây: chính là phải hiểu theo nghĩa bóng, vâng theo nghĩa bóng đó là “cái chợ lớn- thật lớn!”. Bí mật xin thưa, ấy là: “chợ lớn = gồm tất cả các chợ to nhỏ lớn bé trong cả nước!” Vâng! ấy- gồm tất các chợ- Đúng quá! người dân Việt Nam ngày nay già trẻ lớn bé chẳng ai ăn trầu! nên “tất cả các chợ to nhỏ lớn bé trong cả nước- không bán vôi têm trầu nữa rồi!- thế là "chợ lớn hết vôi!" hi.hi!..
-(nhớ rằng ăn trầu và nhuộm răng đen là văn hóa của người Việt từ ngàn xưa, bây giờ thì hết... Văn hóa trầu cau răng đen bóng hạt na đâu còn nữa, chỉ còn trong ký ức! Có câu ca trêu đùa rằng “Cô gái Sơn Tây váy thủng tày dần, răng đen quả nhót chân đi cù khoèo, tóc rễ tre cô chải lược bờ cào... Rồi tuy thế “mình về mình nớ ta chăng, ta về ta nhớ hàm răng cái cô mình cười!”. Thanh tân nam nữ thời nay... răng trắng và không ăn trầu!)
-Lại biết từ ngày sản xuất được xi măng vào cuối những năm 2000- thì ngay cả trong xây dựng công trình kiến trúc nhà cửa cầu cống người ta không dùng vữa “mác tam hợp”- vốn là thứ vữa xây trát có thành phần sử dụng đến vôi!!. Cũng là hết vôi bán ở chợ! Còn thời buổi? Vậy là thời nào? Xin thưa chắc chắn nghiệm đúng thời nay! từ những năm nửa cuối thế kỷ XX- (1990-2011)... đến nay thì “chợ lớn hết vôi” là sự thật hiển nhiên!? Đến nỗi những người trẻ tuổi thời nay cũng khó hiểu, thậm chí là không hình dung ra những lý giải như thế! Nghe nói đến thời Pháp thuộc trong xây dựng... có dùng vữa "tam hợp= xm+ vôi+ cát+ nước" thì cho là chuyện lạ..Tiếp theo... Bể Đông cá đặc là thế nào? Xin thưa: Xưa kia dân biển trước 1990- tức ngư dân ta thói quen đi ra biển đánh cá về, họ bán cá tại các chợ ven biển? họ quăng chài gặp cá to cố giữ cá sống- cá tươi trong “khoang nước”, để bán... mới bán được giá! rất ít khi họ đi xa vài ngày... Còn ngày nay họ có tàu lớn! làm thuê cho “Ông nhà nước”, cả tuần cả tháng mới về, giữ cá bằng cách “chượp đá”, họ đem cá bán cho các cơ quan “nhà nước” ; Cá bị mua vét hết! họ không được trực tiếp đem thẳng lên chợ, nếu không hoàn thành “nghĩa vụ” cung ứng.! hoặn chưa có tiền trả nợ ngân hang, thì rất lao đao... Tiền bán cá? Lời lãi họ không được hưởng trực tiếp, lao đao nghe ngóng toan tính..! Còn “chượp đá” thì cá đặc quánh cả tảng vất vào kho... Ấy thì là “cá đặc!” he..he! Chiêm ra là thế! Sấm Trạng chẳng sai tí nào! “cuộc đời lao đao” là gì? Đương nhiên là sóng to gió lớn! trước kia thế nào thì bây giờ cũng vậy? ấy nhưng khác chăng “lao đao” là bị bọn “tàu lạ- tàu khựa” đâm cho vỡ tàu mà không ai cứu cánh đánh lại chúng! “nhà nước” không bảo vệ họ quyết liệt theo nguyên tắc chủ quyền? Thế là rõ “bể đông cá đặc cuộc đời lao đao” là “ngư dân lao đao”. Lại nữa... cái gì ngon hiếm: “tôm he tôm hùm chim thu nụ đé..!” thì chỉ giành cho xuất khẩu, “dân lành” ít được mua tự do ngoài chợ trời...! phải xáo xới xin xỏ... mới mua được chút ít, dù là có tiền! Cũng là lao đao! Là cái thời từ 2008... 2011... đến nay càng như vậy! Báo chí lề trái lề phải công kích nhau đã nói khá nhiều! (Thế là bí mật câu Sấm Trạng Trình “bao giờ chợ lớn hết vôi, bể đông cá đặc cuộc đời lao đao...”- chưa được ai bình giải- đã được khám phá! rất hiện thực.. Hi hi..!- khảo cứu của KTS Phạm Vũ Hội);
*
5/ Chiêm thời- Bí Mật Sấm Trạng Trình
(500 năm..!!! Nghiệm đúng quanh ta..!)
(Kính tặng Quốc đảo Singgapor và Ông Lý Quang Diệu)
Nguyên vănViệt ngữ- Nôm:
“Ba ra ấp lại chầu sang
Đồ sơn làm án voi đồng phục sau
tả bạch truật hữu giang đầu
hoa đôi xứ ấy có chàng lý công
thành trì vẽ khắp tứ tung
thông truyền trúc mọc hóa vồng xum xuê
ghập gềnh song vỗ ba đào
trúc mai xứ ấy ra vào cõi tiên”.
-Đây là khổ Sấm “rất lạ” Việt ngữ- thuần nôm, các danh nho xưa nay chép tay lưu cho nhau băng quốc ngữ “la tinh”- nhiều người đọc không hiểu, Sấm nói điều gì, cuộc chưa tàn thì chưa hiểu là đương nhiên! Vâng! Nhưng ở khổ Sấm này thì thế nào? Ám thị ra sao? Xin thưa: Vì có tên các địa danh “ba ra, đồ sơn, bạch truật, voi đồng...”, có liên quan đến địa lý- phong thủy toàn vùng Đông Nam Á. Theo Thái Ất Thần Kinh- mà Đức Trạng giảng giải nghĩa thì “thuật bốc âm” được Ngài tính toán ra... sau đó... còn có sự biến âm thuần Việt! Và được “an nam hóa” tức ta quen gọi "lối nói nôm- nôm hóa” Tất nhiên như thế là một sự đánh đố khó hiểu... Nhưng tiền nhân vốn đã dạy: "thiên cơ tuy bất tiết, bất tức đắc ngôn nhiên!"- vâng! bất tiết lộ theo cách nói thông thường! ấy thế! Đại loại thuật biến âm đã được dụng trong Sấm khá nhiều... thí dụ: trong câu Sấm nguyên văn:
“giữa năm hai bảy mười ba, lửa đâu bỗng cháy tám gà trên mây!”
-Ấy là nói về tai nạn máy bay chở Toàn quyền Đông Dương Pierie Passquier bị bốc cháy 1933 khi về Pháp- chữ “Passquier- chuyển ra Nho học-> bát kê- chuyển ra Việt ngôn-> tám gà!” (Sấm Trạng Trình- NXBVăn Nghệ Sài gòn 1994- Phạm Đan Quế biên tập); hay câu:
“mai gầm rắn ấy mới ra, đầu cả đầu nhỏ người ta khốn nhiều”
-Thì từ chủ thuyết Mark-Enghel, 2 chữ “Mark Enghel- chuyển âm-> Mạcgenâm- chuyển Việt ngữ- nôm thành ra-> mai- gầm-> tên 1 loài rắn độc!” (Tri nghiệm- Chiêm thời- khảo cứu- KTS Phạm Vũ Hội). Tương tự- khổ Sấm trên cũng sử dụng cách biến âm tương tự:
-Giải từ: Lời Sấm chủ yếu là Việt ngôn- thuần nôm- rất dân dã, mộc mạc... Câu 1/: "ba ra ấp lại chầu sang"- Vậy “ba ra” là gì? Xin thưa: là ám chỉ vùng biển đông Nam bộ, khu vực Sarawak- ngoài khơi gần với Brunei... “ấp lại” là ý nói Biển Đông rộng như một vòng tay hình cánh cung ôm về Việt Nam mà VN thì ưỡn bụng ra nhận lấy... “chầu sang” với tiếng Việt ý nghĩa là chầu vào- châu vào! Mà ở đây!- "chầu sang là trông sang "bên kia, phía đối diện: "X*"! (sẽ gỉai thích...).. mang tính tương ứng, tương đối theo hướng trục đường kinh tuyến bắc nam; Câu 2/: "đồ sơn làm án voi đồng phục sau": Thế nào là "đồ sơn làm án"- xin thưa: "án" là nơi ta nhìn, điểm đứng, vị trí mà đứng để trông xuống phía nam. Vậy Đồ Sơn là là điểm quan sát... "voi đồng phục sau" là gì? ấy là tên địa danh một nơi phía bắc thuộc phần đất của Trung Quốc tên là "quảng đông" biến âm thành -> "voi đồng" do thế đứng tại Đồ Sơn quay xuống phía nam, thì "quảng đông" ở sau- nên gọi là "phục sau"... Câu 3/: "tả bạch truật hữu giang đầu" (có bản chép là tả làng truật (-sai!). Thực ra là Fa luật, bạch truật!..."). Vậy tiếp theo "tả bạch truât" là gì? Xin thưa "tả" là trái- bên trái... "bạch truật" là biến âm từ "phi luật" tức Phi luật tân, vâng Phi luật tân biến âm theo Việt nôm-> là "bạch truật", nằm bên “trái”. Tiếp... "hữu giang đầu" là gì? Xin thưa: "hữu" là phải- bên phải!.. còn "giang đầu" là chỉ tất cả các đầu sông... quen gọi là cửa sông, nói nôm là "giang đầu", thuộc ven biển Việt Nam- các cửa sông gọi chung là "giang đầu" nằm bên “hữu”.. Câu 4/: "hoa đôi xứ ấy có chàng lý công"- "Hoa đôi" là gì? Vâng xin thưa ở trên là "ba ra ấp lại chầu sang"- vậy chầu sang phía "X*"- tức là chầu sang- nơi ấy "X*"= là xứ sở "hoa đôi". Ở đây ta phải hiểu thế nào là "hoa đôi", xin thưa "hoa đôi" chính là "Singgapo" Chữ "Singgapo"- thường đọc to hai chữ "Singga"- còn "po" thì đọc hơi nhẹ lướt- chuyển âm "tiệm biến" thành "song hoa- lại tiệm biến theo Việt ngữ nôm hiểu ra là "song hoa, hay hai hoa" cũng thế!... Vâng, "hai hoa" tiếp tục đổi thành "hoa đôi". Vậy Công thức= "Sing-> thành "song"-> thành "hai" -> thành "đôi"... Tiếp theo "có chàng lý công"- là từ ngữ cụ thể..! thật rõ ràng- chỉ xứ Singgapo có Ông Lý Quang Diệu... thật không thể trật khấc vào đâu được! vâng!. Câu 5: "thành trì vẽ khắp tứ tung"- câu này dễ hiểu là Sấm chỉ ra đất Singgapo là một thành phố phát triển, mà cách phát triển rất "tứ tung" tức rất "tự do"- vâng rõ rồi, Singga lấn biển mà phát triển!. Câu 6/: "thông truyền trúc mọc hóa vồng xum xuê"- là ý nói việc kiến trúc xây dựng Siing trở thành một đầu mối giao thông rất phồn thịnh, thuận tiện, đầy đặn- ăm ắp- xum xuê! Mau chóng phát triển. Câu 7/: "Ghập ghềnh sóng vỗ ba đào"- ý nói "Singgapo" xây dựng thành phố trên một vùng biển, nên có song vỗ ba đào vất vả khó khăn chồng chất, nhưng hào khí tốt tươi ... rất chính xác! Câu 8: "trúc mai xứ ấy ra vào cõi tiên"- "trúc mai xứ ấy" là xây dựng ở nơi biển gió lộng lẫy đẹp.. người ta có thể ví Singgapo... phát triển nhanh như có sự biến hóa, như cõi tiên, như mơ ước!!
-Giải nghĩa: Lời Sấm tiên tri nói về địa lý phong thủy- tiên đoán về sự phát sinh một quốc gia nhỏ bé... (biết rằng: Trạng Trình- sinh thời 1491-1585)... Ngài cho biết sự phát triển...chừngng 450 năm sau... sẽ xuất hiện “vị trí” một “đất nước- thành phố” ở phía Nam- thuộc Đông Nam Á châu. Đó là Singgapo- và người dẫn dắt “đất nước” ấy là người họ Lý, không ai khác- là Ông Lý Quang Diệu- ấy “chàng lý công” như lời Sấm, rất cụ thể. Thì đấy! Sấm khái quát một vùng mênh mông khi Ngài- Vâng, Đức Trạng Trình, đứng tại Đồ Sơn nhìn ra biển xa, từ Bara (Paradan- Brunei) ấp lại, muôn vàn lớp lớp sóng xô vỗ về... Ngài nhìn thấy bên kia... “bara ấp lại... chầu sang” bên này là xứ “hoa đôi”- khí dịch ấm áp… Một thế đứng bao quát cả một không gian trời biển mịt mờ bao la biêng biếc... xanh ngút ngát... bên trái “tả bạch truật” là Phi Luật tân mà nay gọi là Philipil... bên phải “hữu giang đầu” là các đầu sông, cửa sông nước Việt, phía sau nơi Ngài đứng “voi đồng phục sau” là Quảng Đông nằm phía sau... Tầm mắt nhìn xuôi phía Nam.. phương dọc kinh tuyến địa cầu, thì sẽ thấy thành phố đất nước “hoa đôi- song hoa- Singgapo” và “chàng Lý công” cần cù, mẫn tiệp... dẫn dắt xứ Hoa Đôi- “thông truyền trúc mọc” theo vồng theo sóng, thật “xum xuê” bắt mắt như biến hóa trong ánh sáng hào quang!”. Điều có thật đó là hiển nhiên ở cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI... mà như giấc mơ... như ra vào “cõi tiên” vậy! (Bí Mật lời Sấm “Bar a ấp lại chầu sang...” tiên tri về “xứ hoa đôi”- lần đầu tiên! đã được phám phá!- khảo cứu- tri nghiệm- chiêm thời- của KTS Phạm Vũ Hội- posted 20-1-2012)
----------------------------------------------------------------------------------------(PVH).
-Ghi Chú: Singgapo: (nguồn trích theo Wikipedia)
(khuếết hình- copy)
“Thông truyền trúc mọc hóa vồng sum xuê”-- Sấm Trạng y mực hệt! Hình ảnh này minh chứng!
hasEML = false;
(theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)-Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất ở
Đông Nam Á, nằm phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia và phía bắc đảo Riau của Indonesia. Singapore nằm cách xích đạo chỉ 137 km về hướng bắc. Người Việt Nam trước năm 1950 còn biết đến Singapore dưới tên Chiêu Nam và Hạ Châu. Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962; Singapore trở thành một thành viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, SabahSarawak như là một bang có quyền tự trị. Vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên bang; Ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore tuyên bố độc lập vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, trở thành ngày Quốc khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh, trong nhiệm kỳ của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng bước kiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trình nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20.( ngu ồn Wikipedia).Năm 1990, Goh Chok Tong gi ữ chức thủ tướng th ứ hai. Năm 2004, Lý Hiển Long, con trai cả của Lý Quang Diệu, l àm thủ tướng thứ ba.
-----------------------------------------------------------------------------------(sao lại để minh họa Sấm Trạng- từ Wikipedia- PVH)







Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012