Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn- Chiêm thời..“知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“..!










**
Dự án Quy Hoạch khởi đầu Khu Di tích Trạng Trình- Đền Trung Am- Cổ Am
năm 2000-2001, nay thuộc Xã Lý Học Huyện Vĩnh Bảo Thành Phố Hải Phòng
---------------------------------------------------------- Xưởng Kiến Trúc Tạo Hình- KTS Phạm Vũ Hội.
***
-Chiến tranh và Hòa bình? Thiên hạ đã bàn mãi... Sấm Trạng Trình đã chỉ ra vì sao chiến tranh liên miên... (như đã giải ở bài trước- Kts PVH)...
Không mấy người hiểu được con đường đi đến Thái Bình ghê gớm như thế nào?
Tôi từ nhỏ đã nghe các Cao nhân Thức giả và các cụ Lão làng bàn tán về một lối đi mờ mịt, không sao hiểu được. Đó là của Đức Trạng truyền lại trong lời Sấm, khiến các cụ chỉ lắc đầu dẫu bằng đủ mọi cách bàn luận từ lẫy chữ tới phép lục hình sinh khí. Vẫn là chỉ vào tôi mà rằng "phải đến đời cái thằng này may ra mới rõ..! khi ấy, cánh ta ra đống Mả Nác cả rồi!"... Đến lượt tôi đã đi qua... chẳng biết sợ là gì, hăng hái... theo trang lứa hy sinh hồn nhiên... và bây giờ chứng nghiệm...
 
6/. Vận trời khó biết
2- Thứ hai- vận trời luôn... che mắt thế gian...

- Việc nhận thức ra vận trời là rất khó, mặc dù Sấm Trạng Trình đã chỉ ra rất rõ vận trời mà nhân gian phải trải qua- đó là con đường mà nhân loại phải qua để có thái bình thịnh trị (tiếc rằng khi cuộc tàn... mới biết!).
Sấm nguyên văn:
-"hướng thái bình:-..........向太平
1/ tự nhất tượng-............ 寺一象

2/ thị nhất phiên-............. 市一番

3/ viên nhất thụ-.............. 園一樹

4/ bi nhất bức-................. 碑一幅

5/ điền vô nhân canh-..... 田, 無人耕

6/ lộ vô nhân hành-......... 路, 無人行

7/ thị vô nhân chí-........... 巿, 無人至

8/ thiên hạ cộng vi binh- 天下, 共為 兵"(*) .

1/Giải từ:

-Hướng thái bình "向太平"-có nghĩa là con đường theo hướng mũi tên chỉ, để đi đến hòa bình an lạc cho thế giới, nói một cách chữ nghĩa là đi đến: "thiên hạ thái bình" phải trải qua thời vận, thời kỳ, hoặc giai đoạn, mà trong quãng thời gian ấy bộc lộ có 8 đặc trưng-八景特- bát cảnh đặc trưng- tám biểu hiện xã hội đặc biệt:

-Thứ nhât 1: Tự nhất tượng- "寺一象." - Tự: chùa- danh từ chỉ chùa, tức là cái chùa thờ thần linh của các Tôn giáo, nơi mọi người quần tụ, cung kính. Thí dụ: Thờ Phật, thì trong Tam Bảo thường có rất nhiều tượng các đức Phật, tầng tầng lớp lớp... Nhưng Sấm lại bảo Tự- chùa mà nơi ấy (chỉ có) mỗi một tượng- nhất tượng?, (lạ he!- thông thường, trong chùa có rất nhiều tượng, từ Phật Tổ, A-nan Ca Diếp, Phổ Đà... tới các vị La Hán..! có nơi thờ cả Ngọc Hoàng;Thánh Mẫu, tứ Đại Thiên vương, Hộ Pháp... cả thờ Đức Ông, Đồng Tử, bà Chúa Thượng Ngàn v.v... sao đây Sấm dạy chỉ một tượng- nhất tượng?);

-Thứ hai 2: Thị nhất phiên-市一番- thị là chợ; ở đây chợ- nhất phiên, tức (chỉ) có một phiên- 1 lượt, 1 lần- lạ quá ha! thường thì chợ họp theo chu kỳ phiên/ 1tháng 2, 3, 4, 5 phiên... trong tháng chứ?; Làng quê Việt Nam ta ở đâu mà chẳng có chợ họp tháng mồng 5, 15, 25 hoặc mồng 4, 14, 21? Sấm thì nói "nhất phiên"- khó hiểu he!

-Thứ ba 3: Viên nhất thụ-園一樹- Viên là vườn, thụ là cây; tức vườn chỉ có một cây- thực lạ..!

-Thứ tư 4: Bi nhất bức-碑一幅 -(bia gì đây!).. Bi- danh từ chỉ cái bia (vật dùng để ghi tên người chết, hoặc ghi công đức, hoặc chép 1 bài minh văn... cho một chủ thể- nhân vật hay công trình hoặc cho 1 sự kiện lịch sử xh...) đây nói cái bia chỉ có một bức- bi nhất bức là sao đây?

-Thứ năm 5: điền vô nhân canh-田, 無人耕- điền là ruộng- là ruộng không người làm- vô nhân canh tác- lười nhác hay bỏ bề? lấy gì ăn hề?;

-Thứ sáu 6: lộ vô nhân hành- 路, 無人行 -là đường không có người đi? vô lý ha! đường để đi lại, có nhu cầu đi lại mới có đường; nhưng đây vô nhân hành- không người đi là thế nào? lạ quá ta!

-Thứ bảy 7: thị vô nhân chí- 巿, 無人至 - Thị này là danh từ chỉ cái chợ; chí là đi đến- tức chợ không có người đến -cũng lạ..!;

-Thứ tám 8: thiên hạ cộng vi binh- 天下, 共為 兵- vi binh là làm lính; đây là nói tất cả trăm họ đều thành binh lính (...hẳn là giặc đến nhà đàn bà cũng khiển đây... hehe.!."(1)-

(Xem giải thích ở mục dưới: "Mục.12"- 500 năm nghiệm đúng quanh ta- Tri nghiệm- Chiêm thời- khảo cứu- KTS Phạm Vũ Hội)
 
12/.Từ chiến tranh tới thái bình.
(Lời Sấm mục 6)
-Hướng thái bình: -"tự nhất tượng(*)"- là "Chùa chỉ một ông tượng"- xin thưa chính là cái nhà hội trường, nơi họp hành của các cơ quan đoàn thể thời CS, nơi lên lớp chính trị... từ CCCP tới TQ tới VN- chỉ có mỗi 1bức tượng "lãnh tụ"(!!!) ngoài ra không có gì khác. Thời nay ta chứng kiến “tự nhất tượng” ở khắp nơi! đặc biệt- với VN rất rõ! chỉ mỗi bức tượng Ông Hồ- Nhất tượng- đặt ở các hội trường quốc hội, hội trường đảng, hội trường CP, đoàn thể TN, PN, mặt trận, diễn đàn chính, nơi tụ tập công cộng, hội trường cơ quan, công ty v.v.và v.v... Xem đấy “nhất tượng” càng ngày càng lộng lẫy từ trung ương tới tỉnh, thành, quận, huyện, xã, phường, xa hoa, quyền thế, cơ man không sao kể xiết!!. Xưa các cụ cao niên luận bàn thế sự... cứ vò đầu bứt tai nghĩ mãi cũng không sao lý giải được!... chả nhẽ bỏ hết chư vị thần linh ư? như đạo Phật thì ngoài Phật Tổ thì việc thờ tự còn có trăm ngàn Đức Phật La Hán mình vàng, Tịnh Đàn sứ giả, Tiểu đồng Ngọc nữ... Đến đạo Thiên Chúa thì nhà thờ ngoài Đức Chúa, còn thờ Đức Mẹ, Các vị Tông Đồ... Vậy bây giờ thì rõ! "Tự nhất tượng chính là tất cả các Hội trường hội họp CS!". Đi đến Thái bình phải đi qua nơi này!  
-"thị nhất phiên(*)" là chợ một phiên- Xin thưa: là thời kỳ cs đương quyền- bao cấp cực quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa- áp dụng tem phiếu, người dân các nước xhcn chỉ đến cửa hàng HTX mua một lượt là hết tiêu chuẩn thực phẩm và công nghệ cho cuộc sống mỗi người mỗi tháng! Đúng là chợ một phiên- một lượt?.(nay- đã qua thời kỳ này)
-"viên nhất thụ(*)" là "vườn chỉ có một cây"- xin thưa: thực tế là từ Liên xô tới Việt Nam, khu vườn xhcn chỉ có một cây, tức vườn "Vô sản các nước đoàn kết lại!"- CS chỉ có một cây- đó là chung một cây cờ CS- Cây cờ "Búa Liềm" .
-"bi nhất bức(*)" là bia chỉ một bức? Xin thưa: là các nghĩa trang nơi chôn hàng trăm ngàn các liệt sĩ, người ta chỉ dựng một tấm bia chung, tức "1 cái đài cao, có hàng chữ: Tổ quốc ghi công". Trong kháng chiến, chiến tranh, các Liệt sĩ từ Hồng Quân Liên Xô, tới Bát lộ quân Trung Hoa, Chi nguyện quân tại Triều Tiên, Việt Nam Giải phóng quân! tại chiến trường họ hy sinh, họ được vùi nông và đắp thành nấm đất cạnh nhau rồi dựng "một bia: viết chữ Tổ quốc ghi công!" sau này gọi là đài liệt sĩ! Mà bản chất chính là "bi nhất bức" tức "bia một tấm".. Sấm Trạng quả đúng y mực hệt!! Từ năm 2001 lần lần về sau này mới có thêm bia mộ- tên người..! nhưng tổng thể khuôn viên vẫn chi một bức: "Tổ quốc Ghi công".
-"điền vô nhân canh" tức "ruộng không có người làm" canh tác! Dân Việt ta chứng kiến rõ! sự thực từ 1966- 1975 nhiều nơi dọc tuyến lửa từ Ninh Bình Thanh Hóa vào... ruộng bỏ vì bom đạn rải khắp... dân làng tất cả đều tham gia dân quân du kích... cứu hộ rà soát bom mìn...
-"lộ vô nhân hành(*)" là "đường không có người đi", xin thưa là thời kỳ chiến tranh, tại các đường cái lớn, đường chính, đường cái quan, không có người đi, dân đi lại đều phải né tránh, mục đích đi tắt để tránh bom, tránh máy bay bắn phá... tại các giờ cao điểm Mỹ rải bom nổ chậm bom từ trường, bom bi, bom phát quang..! (thời đó tôi đi công việc, nơi tuyến lửa Thanh- Nghệ trở vào đều đi theo cách đi tắt.. như vậy!- đúng là lộ vô nhân hành).
-"thị vô nhân chí(*)" (thị là chợ, chí là đến) là "chợ không người đến", là thời kỳ cs cực quyền bao cấp xây dựng xhcn, cấm mọi việc mua bán, hàng hóa, cấm tiểu thương tiểu chủ, dân bị quản lý, ngăn sông cấm chợ, cho nên có chợ đâu mà đến, thi thoảng có vài cái chợ hẻo lánh cũng chẳng có người, dân đều đi làm “tập thể” theo tiếng kẻng, tiếng trống hợp tác xã! cửa hàng hợp tác xã mua bán thay cho cái chợ!- nói đến chuyện này những người trẻ tuổi thời nay nghe tưởng là cổ tích!
-"thiên hạ cộng vi binh(*)" là toàn dân đều là lính- là thời kỳ 1955- 1985 già trẻ lớn bé đều khoác súng lên vai, đi làm đồng áng hay công xưởng nhà máy đều là dân quân tự vệ... Đúng là thời cs toàn dân "đều vi binh- đều làm lính". Kỷ niệm còn có ở cả các bài hát "Từ ngày anh đi việc đồng em giỏi giang, ruộng cấy chăng dây tay súng sẵn sàng!!! rồi: Ai vô Thanh Hóa đây Các cụ già bắn rơi máy bay!!! Hehe! Từ 2000 tới nay tạm thời yên yên- hòa bình,
(bí mật lời Sấm- hướng thái bình...- đã được khám phá, hiện thực nhỡn tiền- có đặc điểm vẫn còn có đặc điểm đã qua!... hi hi!).
-Nghiệm chứng: hướng Thái Bình là hiện thực: từ Liên Xô, 1917 qua khắp các nước CS Đông Âu 1944-1945 tới Trung Quốc 1937-1949, Triều Tiên 1948-1953, tới Việt Nam 1945- 1991..!. Riêng đối với Việt Nam thì hiện thực lịch sử càng làm minh chứng rất sinh động. 500 năm thực y mực hết... Và bây giờ thời điểm 2012- biểu hiện rõ hơn cả là vẫn còn sự tồn tại của cảnh trí "Tự nhất tượng"- Vâng! vẫn còn chùa một tượng.! vẫn còn "bi nhất bức".. các sự kiện lịch sử cảnh trí khác đều đã mờ nhạt dần.! Và tất nhiên Dân ta rất mong Thiên hạ thái bình thật sự... Chấm dứt xâm phạm chủ quyền lừa dối dân nước!
 
------------------------------(500 năm nghiệm đúng quanh ta!. Tri nghiệm- chiêm thời- khảo cứu 2003- kts Phạm Vũ Hội)
***-----------------------------------------------------------------------------