Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý Học- Càn Khôn- Chiêm Thời- “知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“... ***


***

Tưởng nhớ Ông Lý Quang Diệu
từ trần 23/3/2015
(nhắc lại bài Sấm Trạng về Xứ Hoa Đôi)
Lời Sấm Trạng Trình về Singgapor
--------------------------------------------------KTS  Phạm Vũ Hội.
 ***
Nguyên vănViệt ngữ- Nôm:
“Ba ra ấp lại chầu sang
Đồ sơn làm án voi đồng phục sau
tả bạch truật hữu giang đầu
hoa đôi xứ ấy có chàng lý công
thành trì vẽ khắp tứ tung
thông truyền trúc mọc hóa vồng xum xuê
ghập gềnh song vỗ ba đào
trúc mai xứ ấy ra vào cõi tiên”.
***
-Người Hải Phòng luôn tự hào về Cụ Trang Trình, Cụ để lại nhiều lời Tiên tri rất chính xác, có nhiều lời Sấm vẫn giữ nguyên sự bí mật. Giải mã Sấm Ký của Trạng luôn là điều thú vị.  Đây là khổ Sấm “rất lạ”, từ ngữ theo Việt ngữ- thuần nôm, các danh nho xưa nay chép tay, lưu cho nhau bằng "quốc ngữ la tinh” cũng có khi tam sao thất bản... nhiều người đọc không hiểu, Sấm nói điều gì, cuộc chưa tàn thì chưa hiểu là đương nhiên! Vâng! Nhưng ở khổ Sấm này thì thế nào? Ám thị sao?. Nhớ tới tháng 4/ 2000, khi tôi làm Quy Hoạch lần đầu khu tưởng niệm Đức Trạng Trình, Cụ Chính bấy giờ đã hơn 70 tuổi, nay đã quá cố (ở làng Trung Am) cho tôi chép lại bản viết tay về nghiên cứu... vỡ nhẽ đây là khổ Sấm viết liên quan đến phong thủy và danh nhân...
-Xin tiết lộ!... (nhưng đã bày cả ra rồi còn gì? Như các cụ xưa vẫn từng nói, là mình chưa hiểu ra đấy thôi! chứ Sấm thì không thể sai được!): Vâng, xin tiết lộ: các địa danh “ba ra, đồ sơn, bạch truật, voi đồng..!" trong bài Sấm, vốn liên quan đến địa lý- phong thủy toàn vùng Đông Nam Á. Theo Thái Ất Thần Kinh- mà Đức Trạng giảng- giải nghĩa thì “thuật bốc âm” được Ngài tính toán ra... sau đó... còn có sự biến âm thuần Việt! Và được “An nam hóa”- ta hay đùa là "Anamits hóa" tức là khóa chặt cho tối sầm lại, là cái cách  ta quen gọi "lối nói nôm- nôm hóa!?”. Tất nhiên như thế là một sự đánh đố khó hiểu...
-Nhưng biết làm thế nào? Trạng vốn đã dạy: "thiên cơ tuy bất tiết, bất tức đắc ngôn nhiên!- 天幾雖不絏. 不息得言然(*)!"- vâng! chỉ là bất tiết lộ theo cách nói thông thường! Ấy thế! Đại loại thuật biến âm đã được dụng trong Sấm khá nhiều. Thí dụ: trong câu Sấm nguyên văn: “giữa năm hai bảy mười ba, lửa đâu bỗng cháy tám gà trên mây!” -Ấy là nói về tai nạn máy bay chở Toàn quyền Đông Dương Pierie Passquier bị bốc cháy 1933 khi về Pháp- chữ “Passquier- chuyển ra Nho học-> bát kê- chuyển ra Việt ngôn-> tám gà!”; (theo Sấm Ký Trạng Trình- nhà XBVN- Sài- gòn 1994- Phạm Đan Quế- biên soạn) hay câu: “mai gầm rắn ấy mới ra”-Thì hai từ Mark-Enghel, chuyển âm-> Mạcgen-ơm- chuyển Việt ngữ- nôm- "anamits" thành ra-> mai- gầm-> ướm vào năm 1917 cách mạng Nga thành công là năm Đinh Tỵ- địa chi con rắn! (khảo cứu của- KTS Phạm Vũ Hội). Khổ Sấm trên sử dụng cách biến âm tương tự:
-Giải từ: Lời Sấm chủ yếu là Việt ngôn- thuần nôm- rất dân dã, mộc mạc...
Câu 1/ "ba ra ấp lại chầu sang"- Vậy “ba ra” là gì? Xin thưa: là ám chỉ vùng biển ngoài khơi phía đông Nam bộ, khu vực Sarawak- ngoài khơi gần với Brunei chính là quần đảo Barasen quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam... “ấp lại” là ý nói Biển Đông rộng như một vòng tay hình cánh cung ôm về Việt Nam mà VN thì ưỡn bụng ra nhận lấy (khu vực Bình Định Khánh Hòa Phan Thiết- ưỡn ra đấy!)...  “chầu sang” với tiếng Việt ý nghĩa là chầu vào- châu vào! Mà ở đây!- "chầu sang là trông sang "bên kia, phía đối diện: Điểm- "X*"! (sẽ gỉai thích...).. mang tính tương ứng, tương đối theo hướng trục đường kinh tuyến bắc nam.
-Câu 2/ "đồ sơn làm án voi đồng phục sau": Thế nào là "đồ sơn làm án"- xin thưa: "án" là nơi ta nhìn..! điểm đứng, vị trí mà đứng để trông xuống phía nam. Vậy Đồ Sơn là là điểm quan sát...(ta hình dung Đức Trạng đã có lúc đứng tại Đồ Sơn mà nhìn, có thể là tại Tháp Tường Long, Núi Ngọc!.. thú vị đấy?) "Voi đồng phục sau" là gì? ấy là tên địa danh một nơi phía bắc thuộc phần đất của Trung Quốc tên là vùng "hoa đông- quảng đông" biến âm thành -> "voi đồng" do thế đứng tại Đồ Sơn quay xuống phía nam, thì vùng "hoa đông- quảng đông" ở sau- nên gọi là "phục sau"...
-Câu 3/ "tả bạch truật, hữu giang đầu" (có bản chép là tả làng truật (-sai!). Thực ra là Fa luật, bạch truật, Ba truật!..."). Vậy tiếp theo "tả bạch truât" là gì? Xin thưa "tả" là trái- bên trái... "bạch truật" là biến âm từ "phi luật" tức Phi luật tân, vâng Phi luật tân biến âm theo Việt nôm-> là "bạch truật", nằm bên “trái”; bản đồ trước vẫn gọi là Gia- luật- tân. Tiếp... "hữu giang đầu" là gì? Xin thưa: "hữu" là phải- bên phải!.. còn "giang đầu" là chỉ "tất cả các đầu sông"... quen gọi là cửa sông, nói nôm là "giang đầu", các cửa sông từ lục địa Á Châu, chảy về phía Đông- đổ nước ra Biển Đông thuộc ven biển Việt Nam- Vậy là đứng tại Đồ Sơn nhìn dọc kinh tuyến xuống phía nam, các cửa sông gọi chung là "giang đầu", đều nằm bên “hữu”...( hoàn toàn chính xác!)
-Câu 4/: "hoa đôi xứ ấy có chàng lý công"- "Hoa đôi" là gì? Vâng xin thưa ở trên là "ba ra ấp lại chầu sang"- vậy chầu sang phía "X*"- tức là chầu sang- nơi ấy "X*"= là xứ sở "hoa đôi". Ở đây ta phải hiểu thế nào là "hoa đôi", xin thưa "hoa đôi" chính là "Singgapor" Chữ "Singgapo" chuyển "âm tiệm biến" thành "song hoa- lại tiệm biến theo Việt ngữ nôm hiểu ra là "song hoa hay hai hoa" cũng thế!... Vâng, "hai hoa" tiếp tục đổi thành "hoa đôi". Vậy Công thức: "Sing-> thành "song"-> thành "hai" -> thành "đôi"... Tiếp theo "có chàng lý công"- cụ thể thế còn gì! thật rõ ràng chỉ xứ Singgapo có Ông Lý Quang Diệu... thật không thể trật khấc vào đâu được! vâng!.
-Câu 5: "thành trì vẽ khắp tứ tung"- câu này dễ hiểu là Sấm chỉ ra đất Singgapo là một thành phố phát triển, mà rất "tứ tung" tức rất "tự do"- vâng rõ rồi! Rất thú vị là cứ vẽ ra rồi xây cất.
-Câu 6/ "thông truyền trúc mọc hóa vồng xum xuê"- là ý nói việc kiến trúc xây dựng "Singga" trở thành một đầu mối giao thông rất phồn thịnh, thuận tiện, đầy đặn- ăm ắp- xum xuê! Mau chóng phát triển. Hiện nay Singga lấn biển mà xây dựng, Vị trí đất nước nhỏ bé này án ngữ eo biển Malaxca, thuận tiện việc cung ứng cho các tầu biển quốc tế qua lại nghỉ ngơi và bảo dưỡng... Rất nhiều con em người Việt Nam sang Sing để học tập và làm ăn tiếp cận nét văn minh của quốc đảo này...
-Câu 7/ "Ghập ghềnh sóng vỗ ba đào"- ý nói "Singgapo" xây dựng thành phố trên một vùng biển sóng to gió lớn, như có sức vượt lên... "sóng vỗ ba đào"... rất chính xác!
-Câu 8: "trúc mai xứ ấy ra vào cõi tiên"- "trúc mai xứ ấy" là sự xây dựng ở nơi biển gió ấy... làm nên thành phố lộng lẫy, xinh đẹp.. Người ta có thể ví Singgapo... phát triển nhanh như biến hóa, như cõi tiên, như mơ ước... thiên đư ờng..

-Giải nghĩa chung: Lời Sấm tiên tri nói về địa lý phong thủy- Ngài cho biết sự phát triển... chừng 450 năm sau... (biết rằng: Trạng Trình- sinh thời 1491-1585)... sẽ xuất hiện “vị trí” một “đất nước- thành phố” ở phía Nam- thuộc Đông Nam Á châu. Đó là Singgapo- và người dẫn dắt “đất nước” ấy là người họ Lý, không ai khác- là Ông Lý Quang Diệu- ấy “chàng lý công” như lời Sấm, rất cụ thể. Thì đấy! Sấm khái quát một vùng mênh mông khi Ngài- Vâng, Đức Trạng Trình, đứng tại Đồ Sơn nhìn ra biển xa... Từ "Bara" (Barasen- tức QĐ Hoàng Sa) ấp lại thấy muôn lớp sóng xô vỗ về... Ngài nhìn thấy bên kia... “bara ấp lại... chầu sang” bên này là xứ “hoa đôi”- khí dịch ấm áp… Một thế đứng bao quát cả một không gian trời biển mịt mờ bao la biêng biếc... xanh ngút ngát... bên trái “tả bạch truật” tức là Phi Luật Tân mà nay ta gọi là Philipill... bên phải “hữu giang đầu” là các đầu sông, cửa sông nước Việt, đầu mối của sự nhận nước từ trong lục địa chảy về phía Đông, ra Biển Đông... Phía sau nơi Ngài đứng “voi đồng phục sau” là Quảng Đông... nằm phía sau... Tầm mắt nhìn xuôi phía Nam.. thì sẽ thấy thành phố đất nước “Hoa đôi- Song hoa- Singgapo” và “chàng Lý công” cần cù, mẫn tiệp... dẫn dắt xứ Hoa Đôi- xây dựng “thông truyền trúc mọc” theo vồng theo sóng, thật “xum xuê” bắt mắt như biến hóa trong ánh sáng hào quang!”. Điều có thật đó là hiển nhiên của cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI... mà như giấc mơ... như ra vào “cõi tiên” vậy! Khám phá, lời tiên tri của Đức Trạng Trình thật sự chính xác cả địa danh và nhân vật! thật sự tài tình... Ta ướm mình theo cách nhìn của Ngài, "án tại Đồ Sơn" rõi ra Đông Nam càng thấy đất trời Nam Á thật hùng vĩ, và rất đỗi tự hào.../(Bí Mật lời Sấm “Ba- ra ấp lại chầu sang...” tiên tri của Trạng về “xứ hoa đôi”- góp phần làm sáng tỏ Sấm Trạng, lần đầu tiên được phám phá!- xin cống hiến cùng bạn đọc Cửa Biển- KTS Phạm Vũ Hội- 20-1-2012).
---------------------------------------------------------------
-Tư liệu:... (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)-Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất ở Đông Nam Á, nằm phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia và phía bắc đảo Riau của Indonesia. Singapore nằm cách xích đạo chỉ 137 km về hướng bắc. Người Việt Nam trước năm 1950 còn biết đến Singapore dưới tên Chiêu Nam và Hạ Châu. Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962;  Singapore trở thành một thành viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, SabahSarawak như là một bang có quyền tự trị. Vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên bang; Ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore tuyên bố độc lập vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, trở thành ngày Quốc khánh của Singapore.  Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh, trong nhiệm kỳ của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng bước kiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trình nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20.( ngu ồn Wikipedia).Năm 1990, Goh Chok Tong gi ữ chức thủ tướng th ứ hai. Năm 2004, Lý Hiển Long, con trai cả của Lý Quang Diệu, l àm thủ tướng thứ ba./
-------------------------------------------------------------------PVH*
(20-1-2012)

Một số hình ảnh về Singgapor ****





 


-------------------------------------------------------------------PVH*
***
MINH HOA CA KHUC:

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý Học- Càn Khôn- Chiêm Thời- “知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“... ***

Chí chí.. chành chành..!
Ù à... ù ập..!
--------------------------
***


***
----------------------------------(Minh họa của KTS Phạm Vũ Hội)
Trích đoạn Sấm Trạng nguyên văn:

Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ(*) tập tành nên câu..”
***
"破田天子出一國兩王雄
Phá điền thiên tử xuất, nhất quốc lưỡng vương hùng"
***
chí chí.! chành chành.!
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương bảy đế
Bắc ghế đi tìm…
Hu... uà..!hù ập..!
Ba bị chín quai
Mười hai con mắt
Hay bắt trẻ con...
Ù à.. ù.. ập..!
Ngồi xập xuống đây..!"
Xin có thơ bàn rằng:
Câu Sấm thành câu đồng dao
Trò chơi con trẻ trải bao nhiêu đời
Ù.. à! Ù.. ập! trăng sáng đùa vui
thương manh áo rách nô cười thâu đêm
Chí chí.. chành chành!
Còn nhớ hay quên?
Khuyên ai hãy nhớ đừng quên...
nước non non nước ngả nghiêng hải hồ
Ai người sức cả vần cơ
khai sơn lấn bể cõi bờ mở mang
phải khi con cáo làm càn
cướp công xảo cuội nghênh ngang với đời
tượng đồng đắc đảo luồn chui
"chỉ vương" đáo vận nên trời tối đen
Dê đàn “dĩ thực vi tiên
"núi xương, sông máu" nổi chìm khốn thay
than ôi! non Việt bao ngày
lỗi công kẻ cất người xây cơ đồ,
trách người gà gật ngủ mơ
tấu chương nhòe nhoẹt độn thờ quỷ ma!./.
---------------------------------------(PVH*ltt*)
*
Ghi chú: 1/(*)-Chữ Quốc ngữ được sáng tạo bởi các nhà Truyền Giáo phương Tây, sau được Alexandr de Rhode (Cha Đắc Lộc) người Pháp, tổng hợp lập ra cách sử dụng gồm "24 chữ cái và 5 dấu giọng" hệ chữ latinh; lại soạn thành "vần bằng- vần trắc" để không thể mắc lỗi chính tả- thật sự tài tình, giúp dân Việt Nam ta mô tả mọi tư duy và hành động một cách chính xác; mau chóng tiếp thu tiến bộ thế giới, với cuốn Tự Điển đầu tiên (Dictionarium Anamitium Lusitanum et Latinum) do Ông lập cùng với hệ thống khoá mã ngữ âm toàn diện vững chắc- khoảng 1650 (từ Wikipedia).
-Điều Chiêm nghiệm ở đây là: Sấm Trạng (1491- 1586) đã nói đến "quốc ngữ" trước khi "" được "sáng tạo bởi các nhà truyền đạo phương tây" và được Triều Đình Nhà Nguyễn và chính quyền Bảo hộ Pháp đem chính thức áp dụng giảng dạy khoảng 340 năm (1920- 1925) sau Ngài:
Thấy trong "quốc ngữ- tập tành" nên câu
-chú ý hai từ “tập tành” tức ý nghĩa là: thứ chữ Việt kiểu latinh, nay ta gọi là "Quốc Ngữ" được sử dụng "dần dà" trở thành "phong hóa" ngôn ngữ- chính khí của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
2/(*)- "nhất quốc lưỡng vương hùng": tức một Nước Việt gồm hai Vương- Đàng Ngoài (Chúa Trịnh) và Đàng Trong (Chúa Nguyễn).
3/(*)- Thông sử chép năm 1600 (Canh Ngọ), Nguyễn Hoàng, sau khi đánh dẹp nội loạn Phan Ngạn, Ngô Đình Khuê, Bùi văn Khuê ở Nam Định được phong ấn Hữu tướng, Vua Lê cho đem các tùy tùng vào trấn thủ Thuận Hóa và từ đó Ông mở mang cơ đồ Nam Việt Nam.
-Điều chiêm giải ở đây là: Nguyễn Hoàng ra đi mở cõi vào năm Ngọ... Để khai khẩn mở nước "Đàng Trong" Nhà Nguyễn vì "neo người" đã theo kế sách các "mưu sĩ" cho lập các đoàn thuyền buôn cập mạn phía Bắc vào các đêm trăng bắt trẻ con ở các làng quê ven biển rồi bỏ chạy vào Nam nuôi nấng... tăng cường lực lượng Dân Nam... cho nên mới có câu Sấm báo trước sự việc... và trở thành câu Đồng dao ở khắp làng quê miền Bắc, mà cũng hình thành các trò chơi... "ù à.. ù ập ngồi xập xuống đây!" để tránh "ông ba bị chín quai"!?. Tuy nhiên thiên hạ đã không biết điều này, trò chơi của trẻ cũng rất vô tư khi hát câu "chí chí chành chành".
-Chiêm giải: Nhà Nguyễn cũng đúng kéo dài "Ba Vương thì phân mà kiến lập Bảy Đế- không kể việc truy phong..."  thiên hạ đến nay cũng mù mịt không thể phát nghiệm ra./
---------------------------------(500 năm nghiệm đúng quanh ta- Tri nghiệm- Chiêm thời- khảo cứu- KTS Phạm Vũ Hội)
---------------------------------------------------------
MINH HOA CA KHUC: