Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Anh hùng- thời đại…. Nelson Mandela...

---------------- Nelson Mandela... (theo dõi truyền hình- bút sắt- của Phạm Vũ Hội).
***

***
--------------------------------



NELSON  MANDERLA
---------(nhạc và lời: phạm vũ hội)
Nen son Man der la- nhân nghĩa trong lòng ta
Nen son Man der la- một tầm nhìn rất xa….
từ đêm tù ngục tối, đã lớn lên tiếng nói, ngàn triệu người da đen
thắp sang lên niềm tin, muôn màu da khởi sắc
Nen sơn Man de la, ông là người duy nhất
cứu dân và độ thế
trừ hung và diệt tà(1)
xây thế giới cộng hòa, chung bài ca tự do
Nen sơn Man de la!
Nen son Man đe la!
Nen son Man đe la…!!!
-----------------------(nhân ngày 8/12/2013- tại Nam Phi, cả thế giới nghiêng mình trước vong linh Nen sơn. Ông mất ngày 5/12/2013).
*******
(1)Lẫy ý từ Sấm Trạng Trình:
“Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà!”
 
-Thiên hạ vốn không hiểu cái ý rất sâu sắc của lời Sấm này là “trời sinh ra cái hành ví- hay cái điểu duy nhất được gọi là, mệnh danh là anh hùng- (hữu nhất- hay là chỉ một)”- ấy là hành động tác động để cứu được dân- độ được thế- tức thúc đẩy nhân loại tiến bộ và xã hội phát triển- "trừ hung" bạo: tức trừ sự tham nhũng hành hạ truy bức dân, lợi dụng nhận thức của dân còn thấp rồi đề ra các “chế tài- quy định” phạt vạ sự lương thiện- “diệt tà”: tức phải biết cách ngăn chặn những suy nghĩ xấu xa của những kẻ quyền cao chức trọng- chỉ cấu kết nghĩ cách nắm giữ quyền lực- và cả những kẻ đục nước béo cò- tà vạy trong cách bè cánh, lợi ích nhóm ăn hại xã hội, làm việc vô trách nhiện… vân vân… và vân vân…. Nhiều bậc cao niên vì không hiểu như vậy nên cứ gán ghép cho “Ông này- Ông nọ” và ngỡ Trạng chỉ “ấy- nghị- hắn” là một người anh hùng duy nhất! Quả thực sai một ly đi một dặm vậy! (khảo cứu tri nghiệm- KTS Phạm Vũ Hội).

-Nhân sự kiện trên- Bàn về “quan và dân”:

-Có người hỏi: "thời nay" (tức thời CS) mọi người đều làm việc và đều là dân cả, chứ "quan chức" gì, cũng chẳng qua "công tác trên giao"- còn mình làm "đầy tớ dân" đến tháng lấy lương mà ăn... Phân biệt "quan dân- dân quan" còn ra thể thống gì, và cũng thật khó phân biệt lắm hư!?

-Trả lời: Thật thế sao...? cần hiểu rằng phân biệt "quan- dân" cốt để thấy rõ trách nhiệm và chống lạm nhũng quyền lực, bởi "quan lại thời nay" vốn đua nhau lợi ích lạm quyền và nhũng loạn.

-Cái chết thực sự là... :cộng sản đã đánh tráo khái niệm "quan- là cha mẹ dân= thành= quan-là đầy tớ dân" nên đạo đức tự nhiên bị đảo lộn!?- "dân với khái niệm là chủ" muốn dạy "đầy tớ" mà chẳng có cách, vì “đầy tớ” có thừa quyền lực và mưu kế để mặc kệ sự la hét nguyền rủa của dân? các quan- mệnh danh là “đày tớ” tha hồ sát phạt dân lành, họ quên là họ "được dân nuôi- bằng thuế mà dân nộp, (tiền ấy thu từ bà chẻ chai mua môn bài vỉa hè tới ông giám đốc tư nghiệp). Đáng ra phải lo toan chăm sóc dân, đằng này họ cứ đặt ra các "chế tài- phạt" mà cướp của.

-Thí dụ: Ra đường "mạng giao thông" chăng đầy như là cái "sự chăng lưới"... dân chỉ có mà bị mắc bẫy, đố có thoát! Vì dân chưa hiểu hết ngóc ngách của cái lưới luật "giao thông" ấy! còn quan ăn lương của dân thì ngồi đâu đó: chủ "rình.. dân" và "chụp.. dân" ngon ơ!. Quyền lực “quan cộng sản” chỉ xét khía cạnh “Dân phạm luật”, chứ chưa bao giờ xét khía cạng “Luật phạm dân” (Ấy thì ta vẫn thấy đang thời bình mà họ cho lính+ xe cơ động+ còi inh ỏi+ hành trình rầm rập thị uy..!).

-Trở lại lời bàn: Xưa tiền nhân nói "quan- là cha mẹ dân" ấy là nói các quan phải coi dân như con, mà "như con" thì "cha mẹ" phải thương, lo cho con từng tí một! Con ốm đau cha mẹ phải chăm sóc, không được tống con dân vào nhà tù "cái rụp" khi nó "cãi" lại "cha mẹ- quan"- như các “quan- đày tớ”... rất vô trách hiện nay vậy! (Có cái chuyện cưỡng bức dân mà “đày tớ” dùng lính biệt động+ súng ống+ chó bẹcgiê+ mặc áo chống đạn, đội mũ sắt vụt dùi cui, thì khác gì coi dân là kẻ thù rồi!- như vụ Đoàn Văn Vươn!)

-Sấm Trạng Trình có câu: (nguyên văn)

"Khuyên ai là đấng anh hào

đợi chờ Nghiêu Thuấn ngày nào sẽ hay!"

-chính là Trạng Trình mong quan lại, học vua Nghiêu vua Thuấn: cùng làm ruộng với dân, cùng nộp thuế như dân, tiêu tiền quốc khố xin ý kiến của dân, lại... chùi đít cho dân khi dân đau yếu liệt giường.... chứ đâu phải cầu mong ước mơ cổ hủ phong kiến như bọn sử gia mượn thuyết Mai Gầm ra phê bình Cụ Trạng?

... “QUAN ĐẦY TỚ DÂN Ư?” ấy là cách hiểu LỪA MỊ quá đơn giản, bởi có thời gian chiến tranh "quan CS" được dân chăm lo, che chở chui hầm... họ có vẻ quá thân thiết, vốn từ "chân đất mắt toét", mà tạo ra cái cảm giác ấy! khi cộng sản chưa thành hệ thống chính quyền, trăm sự nhờ dân cả! Còn nay muốn biết ai quan, ai dân? sao không biết rằng phân biệt cũng dễ thôi: Thì này đây, công thức là... nếu ai làm việc mà nhận lương từ "tiền đóng thuế" của dân thì dù là chỉ một đồng... thì ấy là quan; còn ai đi làm ra của cải, lao động quần quật, phải đóng một phần của cải do mình làm ra- gọi là "thuế suất"- cho "cơ quan thuế" mà bây giờ chuyển vào "kho bạc nhà nước" ấy thì đích thị dân rồi! (Ông Giám Đốc tư doanh cũng chỉ là dân). Từ đó ta xem các ông bà tuy chỉ làm văn thư ở phường, ở xã, trở lên tới chánh phó chủ tịch phường, chánh phó các đoàn thể thanh niên phụ nữ công đoàn mặt trận vv...vv... rõ ràng đều là quan cả đấy! mới thấy quan bây giờ đông như kiến! Cứ thế mà xác định thì cánh Công Ty doanh nghiệp nhà nước cũng chính là quan cả, đâu có sự lẫn lộn được?.. Vì sao- vì "ăn lương" từ tiền thuế của dân, lại lấy "vốn kinh doanh" cũng từ thuế của dân, lãi” bỏ túi chia chác, thì là cách tham nhũng- Vậy các cơ quan gọi là Doanh Nghiệp Nhà Nước đích thị là cái “Máy Tham Nhũng”- chứ đâu phải xương sống của nền kinh tế như ta nghe tuyên truyền?.. Còn ăn từ hai tay mình làm ra, vốn liếng dồn từ tiết kiệm của nhà, chính là dân, là doanh nghiệp tư nhân; xem thế sẽ biết ngày nay thời cộng sản đông quan, ít dân, đến thế nào..

-Ngày nay doanh nghiệp tư nhân làm và tiết khiệm từng xu lẻ mới kha khá tý chút, chín chín phần trăm là làm ăn chăm chỉ. Trái lại các quan, các công ty nhà nước? thì đấy..! rặt phường trác táng, đua nhau mua sắm xe cộ loại sang, vào ra khách sạn lớn! họ không phải là ông "chủ"như sự hiểu thông thường- mà họ là những ông "quyền" đấy! - Ông "Quyền" táo tợn hơn ông "chủ" nhiều, vì họ tiêu tiền dân, nên họ không xót xa gì, quan trên thì gật gù ban phát cứ làm! thử ngẫm xem ai tham nhũng? Ai hại dân đây!.

-Hỏi: "quan" đoàn thể sao ạ? Xin thưa: Quan đoàn thể là để giơ tay nhất trí với nghị quyết của "ông quyền to"- một cách lợi ích nhóm ở cấp “Siêu Nhà Nước”. Họ cứ lập kế hoạch chi tiêu – được duyệt- cấp cả chi phí phong trào, ngoài lương và chẳng chịu kém! Khi có sự việc thì chờ sự chỉ đạo vào cuộc, rồi cũng “chỉ đạo các cấp tương đương” tỉnh- thành, huyện- quận, xã- phương- y sì, họ cũng là ông "quyền" cả!- ăn tiêu từ thuế do dân đóng cả!

-Hỏi: Vậy quan thời cộng sản- gồm đảng chính quyền các đoàn thể.. đông đúc vậy, dân nuôi cả sao? Xin thưa: còn phải nói, đông như quân nguyên, họ tăng thu để đủ chi, định dạng các chế tài phạt, lùa dân như lùa dê..! thí dụ: hệ thống giao thông trở thành hệ thống ma trận lưới phạt mắt cáo, dân lành, ú ớ quen đường ta ta cứ đi, đi kiểu gì cũng mắc, đi nhanh thì bị bắn tốc độ, vượt lên thì bị tóm trái làn, lấn vạch ... hệ thống giáo dục cũng là hệ lưới trận thu gom, cho con đi học kiểu gì cũng phải theo, trẻ con thời nay trở thành "vật tống tiền" học thêm học bớt, xây dựng mua sắm bổ đầu mà thu- ngay cả phường cũng đều ra luật vận động thu phạt chế tài này nọ!...

-Kết luận: Lý thuyết Cộng sản đánh đổi ngôn từ làm mọi người quên hết bản chất phân định "quan- dân" nên rất khó chống tham nhũng, cường quyền! Quan thì họ gọi là "đầy tớ công bộc của dân"; dân lành thì lại "tôn cao" được gọi là "chủ nhân" của đất nước! Cho nên "đầy tớ công bộc" cứ vét túi, sát phạt "chủ nhân" trở thành quy luật bình thường! ấy nhân danh vì quyền lợi của "chủ nhân" mà làm! "chủ nhân" cứ đưa mắt nhìn, há hốc mồm chịu cựa!.. Cứ cách này chống tham nhũng làm sao nổi!/

-Trái với các cụ xưa, dạy rằng: quan thì phải có tư cách nhận rõ sứ mạng là "cha mẹ dân" phải thương dân như con! Thật ra các cụ xưa không phong kiến tí nào, gọi đúng trách nhiệm bản chất sẽ thấy trách nhiệm lớn lao trước non sông đất nước, trước vận mệnh dân tộc, mới độ lượng với thân phận cua cáy của dân lành vậy! Tham ôi điều "hay rất có lý của đạo trời" đó, chẳng còn, thời thế đã xoay chuyển đến nát bét cả rồi! Đây là bản chất của chế độ Cộng Sản hay cũng là một lời than thế sự chăng?

-Sấm dạy "địa giới sỉ vị bạch" tức giới hạn mà người ta mất hết lòng tự sỉ? thực vậy chăng?.--------------(Suy ngẫm tri nghiệm- KTS Phạm Vũ Hội)
****


 

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Mái đình- Cây đa- Bến nước…

***
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------***


....Muốn về thăm mẹ thăm cha
Phải về theo lối cây đa mái đình
Hỏi ai quên cội quên cành
Gốc đa chẳng nhớ mái đình chẳng hay
Tìm cha kiếm mẹ bao ngày
Canh tân xưa lại ngày rày canh tân
Cha mình là Lạc Long Quân
Nổi chìm khô cạn hồi lần nhớ ra…
----------------------------------------------------------------(2010- KTS Phạm Vũ Hội)


Chùa Mét- Thiên hương tự (天香寺)


Quy hoạch không gian chùa Mét- tên chữ là Thiên Hương tự (天香寺) thuộc làng Cổ Am- xã Lý Học- Vĩnh Bảo- Hải Phòng. Chùa thuộc cụm di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1586).

-Tương truyền trước kia là gò sú vẹt, nơi dân làng Cổ Am khai khẩn tu tạo, thời trẻ Trạng Trình lui tới nơi đây cùng bạn bè học tập đàm đạo thế sự. Ngôi chùa về sau do Ông tổ họ Trần (Trần Khắc Trang) vùng này dựng lên khi được phong ấp và định cư. Quanh chùa có con ngòi lớn. Để vào chùa dân làng Cổ Am có bắc một cái cầu gỗ, sau được Trạng Trình khi về ở ẩn lập Am Bạch Vân, kêu gọi khuyến công của xây dựng, làm cầu bằng đá cho vững chắc. Cầu được đặt tên là Cầu Trường Xuân, đích thân Đức Trạng viết chữ "Trường Xuân Kiều-長春橋" cho khắc lên tấm lan can. Cầu tồn tại tới thời cải cách ruộng đất 1957, người ta kêu gọi triệt phá chùa chiền, tàn dư đế quốc phong kiến, thì bị đập bỏ. Có thể đá làm cầu đã đem xây cất cống rãnh, nung vôi, như nhiều trường hợp! một phiến vỡ sót quăng xuống mương trước cửa; 1985 nạo vét mương ngòi tìm thấy đem về cất bảo tàng. (xem ảnh chụp- PVH).

-Quy hoạch tổng thể chủ trương giữ nguyên trạng bảo tồn cụm chùa Mét cũ gồm: tam bảo, nhà tổ, ba ngôi tháp, sân; phục dựng lại nhà Mẫu, Tam quan, theo vết phế móng, bổ xung nhà dạy học. Để có thể đón khách vãng cảnh, thì mở rộng đất làm một ngôi chùa mới đủ tiện nghi hơn... sân lễ hội, tượng đài... (bên trái chùa) Trước di tích lợi dụng ao ngòi sẵn có, kiến tạo hồ nguyệt kết hợp cổng vào, nhà cầu, và cầu bằng đá, nhằm gợi lại hình tượng xưa.../.

Phiến đá có khắc chữ “Tràng Xuân Kiều-長春橋) tức cầu trường xuân./ (ảnh chụp-năm 2000)
 

***
-------------------------(11/2013-Xưởng Kiến Trúc Tạo Hình Hải Phòng- KTS Phạm Vũ Hội)./.
--------------------------------------------------------------------------------




Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý Học- Càn Khôn- Chiêm Thời-“知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“...


***
Minh họa Sấm Ký Trạng Trình của KTS Phạm Vũ Hội:
-(nguyên văn) Sấm viết:

"Ấy mới kể là thời thịnh thế,

mà thiên hạ sao xẻ làm hai

người đoài ấy cũng thực tài

mà cho người sở toan bài lập công"

-Từ sau khi hình thành 2phe đến nay (tức sau đại chiến thế giới lần thứ hai 1945- after the Second World War)- thế gới phân làm hai- Sấm gọi là "thiên hạ xẻ hai":

1/Tư bản (còn gọi là phương tây- phe "tư bản")

2/cộng sản (còn gọi là phương đông- phe CS- xã hội chủ nghĩa).

Thấy rằng:

-Thế Giới đã phát triển mạnh mẽ... (thời gian suốt 1945- 2000), đặc biệt các nước phương tây... (trong khi các nước phương Đông CS tự hợm mình “gió đông thổi bạt gió tây”). Ấy là: Sự hình thành kiến trúc các "Đô thị giao thông" cực kỳ hiện đại sầm uất trên thế giới, có sức chứa hàng chục triệu dân, Highway, tàu điện ngầm, cao ốc, trung tâm thương mại... xuất hiện hầu khắp các quốc gia phát triển trên bề mặt hành tinh (điển hình là các thủ đô và các cảng lớn Đức Anh Pháp Mỹ...). Công nghiệp điện tử tin học- (màn hình điện thoại bỏ túi...) đã lấp đầy tất cả các khoảng cách không gian thời gian, làm cho con người trở nên gần gũi, kể cả khoảng cách vũ trụ. Tiện nghi đô thị, cơ sở vật chất xã hội- tự động hóa... do loài người kiến tạo (công cụ điều khiển từ xa...), nhằm phục vụ con người, từ làm việc đến ăn- mặc- ở- đi lại... hoàn thiện và luôn tăng lên không ngừng, cho nên Sấm viết:

"Ấy mới kể là thời thịnh thế!

Mà thiên hạ sao xẻ làm hai?"

-Quả đúng thời kỳ 1945- 2000 nhân loại phục hưng sau chiến tranh, rất hưng thịnh gọi là- thịnh thế. Thế nhưng lại bị phân ra hai phe như lịch sử biểu hiện....

-Tuy nhiên, ở ý này: nhiều người lầm tưởng là Sấm chỉ nói riêng về đất nước Việt Nam- bị xẻ hai, ấy là: Hai miền Nam Bắc là CS và không CS, tức hai chính quyền VN- Dân chủ cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam- VN...

-Càng lầm tưởng hơn, khi một số "học giả có uy tín" hẳn hoi, đặc biệt là người của phe CS, thì lại gán ghép lời Sấm này là chỉ thời kỳ "Trịnh Nguyễn phân tranh" rồi làm thành sách để giảng dạy, tuyên truyền lên án chế độ Phong kiến. Ý này, tôi đã có bài lý giải: "Tiện đây xin phép nghiệm bàn, vì đâu đất nước đôi đường phân ly, cứ theo địa lý mà suy..." (đã có bài gỉai...) rằng: vào thời Lê Trung hưng, khoảng 1558 trở về trước... lịch sử địa dư nước Đại Việt ta, thì điểm cực Nam chỉ đến Thuận Hóa, còn giang sơn Quốc gia dân tộc Việt Nam có được như ngày nay, tới tận mũi Cà Mau- Phú Quốc, Trường sa, Hoàng sa... là nhờ dòng Chúa Nguyễn, mà khởi đầu là Nguyễn Hoàng mở cõi, vốn theo lời khuyên của Đức Trạng Trình "hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân- 橫山一帶萬大容身"- sau đó, thu phục dung nạp thêm đất Chiêm Thành Chân Lạp- lập nên.

-Vậy nước Đại Việt thuở đó không phải là bị phong kiến Trịnh Nguyễn cát cứ chia đôi- xẻ hai, cuộc tranh hùng Trịnh Nguyễn khi ấy tại chiến tuyến Sông Gianh (Quảng Bình) chỉ nhằm thống nhất hai vùng "Nam Bắc- mới  và cũ" làm một mà thôi! Ý này xin nhớ rằng thời ấy khoảng thế kỷ XVII người phương Tây khi tới Đông Dương thì gọi là "lưỡng quốc nam vương" Vua đàng trong, Vua đàng ngoài- khác với cách gọi thời Nam Bắc triều cũng là "lưỡng quốc" thời Trịnh- Mạc phân tranh. (lời bình: mới hay người làm sử mà hiểu lịch sử sao lại sai vạy đến thế?!).

-Trở lại- bài Sấm, sự thế "thiên hạ xẻ hai" nhìn một cách thấu đáo... càng ngẫm nghĩ thì càng thấy thật thú vị tình thâm và sâu sắc vô cùng, vấn đề rộng ra, ấy là lời tiên tri đã đề cập đến "tình hình của thiên hạ- cả thế giới":

-Không phải nội hàm "mà thiên hạ sao xẻ làm hai?" chỉ là nói về cương vực lãnh thổ: gồm các quốc gia phe này, các quốc gia phe kia- Tư Bản và Cộng Sản!? hoặc đối với Việt Nam: miền nam, miền bắc? Mà "xẻ hai" ở đây nói cả nhận thức ý thức hệ và nền tảng vật chất, nói theo cách học thuật là "xẻ hai trên tất cả các mặt đời sống xã hội, từ thượng tằng kiến trúc tới hạ tằng cơ sở"- thực vậy:

-Đó là, tư bản thì tư hữu, cộng sản thì công hữu (xẻ hai- về quyền và lợi nhân bản- gĩưa dân chúng và kẻ quyền chức: tư hữu thì quyền lợi thuộc về dân chúng; công hữu thì quyền lợi thuộc về quan chức);

-tư bản tự do tư tưởng- cộng sản thì thống nhất tư tưởng (xẻ hai về ý thức xã hội- giữa dân chủ tự do và ý thức toàn trị của cực quyền);

-tư bản- dân nộp thuế xong là tự do, cộng sản- dân nộp thuế xong còn bị vận động, bức hoạch nộp ngoài ý muốn (xẻ hai về quan điểm quản trị kinh tế xã hội giữa tính công lý và tính phi lý nhằm kiểm kê kiểm soát và sang đoạt của cải của dân chúng)

-tư bản- quyền dân được tôn trọng, lắng nghe; cộng sản- quyền dân bị truy chụp dạy bảo, ép dân theo (xẻ hai giữa tính nhân trị và tính cuồng trị).

-các nước tư bản phát triển vượt bậc; các nước cộng sản phát triển ì ạch. Thế giới tư bản gọi là các nước phát triển, các nước cộng sản là các nước chậm phát triển..!

-luật pháp tư bản dựa theo công lý- chân lý- đạo lý (hình bầu thì tròn); luật pháp cộng sản dựa vào mục đích kiểm soát trấn áp và nắm cực quyền (hình ống thì dài). Điều tệ hại nhất trong lịch sử nhân loại.

-tư bản cầm quyền= minh bạch (tốt xấu cùng bộc lộ); cộng sản cầm quyền = ma thuật che đậy(tốt khoe, xấu che, bào chữa).

-giáo dục tư bản dựa vào tài năng thực chất; giáo dục cộng sản dựa vào mua bán, ban phát, quấy đảo lẫn lộn...

-tư bản: nhà nước chỉ có một hệ thống, còn các tổ chức đoàn thể xã hội hoạt động tự thân, cộng sản thì: nhà nước gồm nhiều hệ thống bao gồm cả các đoàn thể chính trị xã hội rất cồng kềnh và bức hại dân.

-tư bản: tích lũy và chi tiêu theo luật, cộng sản thì: tăng thu để đủ chi!; tư bản: truyền thông tư do, chấp nhận sự khác biệt quan điểm, công sản thì: "Đảng" là tổng biên tập truyền thông, chụp mũ vu vạ các quan điểm khác biệt!; tư bản thì- thẳng thắn trách nhiệm, sai sót thì đền bù cho dân, cộng sản thì- vô trách, sai không chịu thách nhiệm và chẳng bao giờ đền bù, mặc dù tự đặc quyền và độc quyền quản lý muôn mặt kinh tế xã hội.

-tư bản: nền hành chính có quy củ phục vụ dân chúng; công sản: nền hành chính rơi rụng tả tơi, họa hại, phản bác lẫn nhau, hành dân là chính.

-vân vân.. và vân vân....

-Vậy là Sấm Trạng đã tiên tri và lịch sử đã xảy ra hoàn toàn đúng cảnh trí "thiên hạ xẻ hai"... Việt Nam là nhân chứng thu hẹp rất sông động.

-Hai câu kế tiếp Sấm nhấn mạnh:

"người đoài ấy cũng thực tài

mà cho người sở toan bài lập công?

-Đây là một nhận định mang tính khái quát về nhân chủng học.

-Người đoài ám chỉ người phương tây, người sở ám chỉ người phương đông, lẽ dĩ nhiên phương đoài- phương tây là đúng (mượn tên quẻ trong bát quái). Nhưng người sở thì là mượn cách nói của Tàu, vì nước Sở nằm ở Đông, còn Tần nằm ở tây, ví von này lấy từ sử tích "Hán Sở tranh hùng" hơn 200 năm trước công nguyên, ấy là mục đích làm cho Sấm trở nên khó chiêm nghiệm (Hán ngôn hay ví von kẻ sở người đoài, Việt ngôn thì hay ví thôn đông thôn đoài, xóm đông xóm tây)

-Ở đây Sấm Trạng muốn nói rằng: người Tây, vốn thực tài, quả vậy:

-Ai cũng biết từ xưa tới nay, phương Tây- người tây, giỏi khoa học kỹ nghệ; tư bản phát triển mạnh mẽ ở phương tây... đô thị phương tây phát triển vô cùng tiện ích... hoạt động đô thị phức hợp được giải quyết suôn xẻ...

-Trong khoa học người tây luôn đi đầu sáng tạo: Thống kê cho thấy, gần 2500 nhà khoa học được giải Nobel các lĩnh vực từ khoa học tới văn học nghệ thuật thì có tới: 97% là người phương Tây, chỉ khoảng: 3% là người phương Đông, mà 3% này phần nhiều cũng đều phải học làm việc và nghiên cứu tu nghiệp tại phương Tây (Đây là một minh chứng không thể bài bác, bởi dịch khí Càn Khôn vốn thế!)

-Nước Việt ta nhờ có sự khai hóa của Đế Quốc Pháp, trước nhất có Quốc ngữ rất tiện lợi trong truyền bá kiến thức; dân tộc ta học người Pháp từ ăn mặc ở, y phục, phong cách giao tiếp, cách làm báo chí, tân văn, cách xây cất nhà cửa, chế tạo công cụ... Ngày nay nói về lâu dài, đang học cả cách tổ chức Nhà nước, chính quyền... làm luật pháp xã hội, triết luận...

-Người phương Đông từ Nhật Bản tới Ấn- Trung ngày nay đang phát triển theo cách của người Tây, vươn tới những khoảng không vũ trụ...

-Đúng người phương tây là thực tài!- “Sấm: người đoài ấy cũng thực tài

-Nhưng cộng sản đã làm chậm bước tiến của các dân tộc phương đông hàng trăm năm chỉ vì cố tình đánh đổ tư bản để cướp quyền, (nhân danh là bình minh của nhân loại- mách qué rằng các chế độ trước đây chỉ là đêm dài vô tận cần phá bỏ tận gốc!!!) làm sai lệch các chỉ tiêu văn hóa lịch sử loài người. Cho nên Sấm mới than rằng sao lại để người đông lập công với dân nước (theo cách ấy), để rồi cuối cùng thì họ không thể làm gì được, chỉ ngày càng lún sâu vào tham nhũng tệ nạn...

-Thời điểm 1989- 1992 phe Cộng Sản sụy bại- đã chứng minh điều đó! (Người Sở: ám chỉ các chính quyền của Xô- Mông- Việt- Trung- Triều (1917- 2025).  

***
----------------------------(500 năm nghiệm đúng quanh ta!- Tri nghiệm- Chiên thời- Khảo cứu của KTS Phạm Vũ Hội)
------------------------------------------------------------------------

 

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý Học- Càn Khôn- Chiêm Thời-“知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“...


 
*****
Minh họa Sấm Ký Trạng Trình của KTS Phạm Vũ Hội:




(Những con số trong Sấm Trạng Trình)
----------------------------
-(nguyên văn) Sấm viết:

"thù nhất khối thủ túc-殊一塊首足

Chính vương tam lương tự-正王三良字"

-Giải nghĩa: thù nhất- hay là như nhất cũng vậy, như là sự thống nhất giữa "chất và lượng- hình và khí" của sự vật, sự việc, hoặc của vật thể. Ví như Trang Tử dạy "vạn vật thù lý đạo bất tư-萬物殊理道不私" là vạn vật có đặc thù chất lượng riêng biệt, nhưng đạo thì thống nhất, (vạn vật không nằm ngoài đạo- là đạo trời! Ví như một chính thể quốc gia dù thiết lập theo cách thức gì- chất lượng hình khí khác chi, thì vẫn phải phục tòng quyền con người- ấy là dân quyền- ý nghĩa chính xác là "tư quyền- nhân bản"). Làm cho rõ ý nghĩa hơn, Sấm viết "thù nhất khối thủ túc"- một sự thống nhất, như nhất từ đầu tới cuối, ở đây là từ đầu tới chân tay (thủ là cái đầu; túc là chân tay) - gồm trí não, cơ huyết, kinh mạch.
-Chính vương- nôm na là công việc đúng đắn của ông vua- nghĩa đầy đủ là tính chính đáng của mục tiêu xã hội quốc gia dân tộc, cụ thể hơn là công việc chính sóc của 1 triều đại, của 1 nhà nước, hay của 1 chính phủ với tư cách chăm sóc dân- (như lương y chăm sóc con bệnh).

-Lời Sấm có hàm nghĩa để đánh giá, so sánh xã hội, muốn hiểu ta phải hiểu sơ bộ lịch sử, và đặc biệt thời kỳ một số nước phương đông tìm cách giành lại độc lập cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX...

-Biết rằng: Trong lịch sử cách mạng tàn bạo ở phương Đông, đặc biệt các nước Nhật, Trung, Việt (Đông Dương) giai đoạn 1850- 1950... giai đoạn mà các cường quốc đế quốc tư bản phương tây đi tìm kiếm thị trường- xin tạm gọi là "thời kỳ khai hóa văn minh". Có đúng nên gọi vậy không? Xin thưa, nếu ta trung thực, thì cơ bản đúng vậy!

-Khoảng thế kỷ XVIII- XIX Tư bản kinh tế phương tây cần thị trường và hàng hóa của họ cần được chuyển đến bán "phục vụ dân phương đông", cũng như việc họ cần có thêm tài nguyên khai thác trong khi phương Đông thì cơ bản còn nguyên sơ... khiến họ chủ động "mông muội" dùng sức mạnh "cá lớn nuốt cá bé" bắt ép các triều đình phong kiến phương đông phải mở cửa hải quan, hoặc tiến hành chiếm đoạt các nước này làm thuộc địa... vân vân... Họ- những đế quốc xâm chiếm ấy- đã mở mang kỹ nghệ, công nghiệp, mở đường sắt, đường bộ, hải cảng, xây dựng nền tảng khai thác năng lượng, xây dựng các đô thị kiểu mẫu tại các nước thuộc địa, lãnh địa mà họ bảo hộ. Những công việc tư bản đế quốc thực hiện ấy, ngoài mục đích khai thác chiếm hữu... thì trái lại, làm cho các dân tộc phương đông từ nền nông nghiệp lạc hậu dần dần giác ngộ về một nền kinh tế máy móc cơ khí phát triển hơn, họ cũng không quên mở mang trường học, bệnh viện, bảo tồn và đào tạo lớp dân- trí thức dân tộc bản địa, ta gọi là khai trí...

-Với Việt Nam điển hình- người Tây còn sáng tạo ra "quốc ngữ" giúp dân Việt Nam mau mắn học hành, sáng tạo Tân văn báo chí thi ca... Phong tục tập quán dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư bản đế quốc ngày càng văn minh tiến bộ từ cái bắt tay, kéo cờ tới y phục áo quần giày dớ, cổ cồn cà vạt, cắt tóc ngắn, mặc áo cộc, cạo râu son phấn... Có lẽ "sự khai hóa" là có thật! và sự trả giá bằng xương máu của các dân tộc đông phương cũng là sự thật phũ phàng! Tuy nhiên để đáp lại, người phương đông bất cần "hàm ơn người tây"- với ý thức tự cường, các dân tộc phương đông đều muốn đánh đuổi kẻ xâm lược, hy vọng sẽ khá giả hơn, an ninh hơn, hạnh phúc tự do hơn!.

-Lịch sử đã có rất nhiều ví dụ và nhân chứng sống. Phương Đông- Nước Nhật từ 1860-1920 với Minh Trị Thiên Hoàng đã cải cách chính trị, học tập khoa học kỹ nghệ của người Tây, mở cửa Canh Tân đất nước trở thành quốc gia hùng mạnh đầu thế kỷ XX. Cùng thời điểm Trung Quốc nội loạn Thái Bình Thiên Quốc cũng khoảng 1860-1880, rơi vào tình trạng bế quan tỏa cảng, bảo thủ của Triều Thanh- vẫn y nguyên nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, làm thành điểm đến truy bức của các đế quốc... Việt Nam từ khi Pháp xâm chiếm 1784, Triều đình nhà Nguyễn cũng rơi vào trạng thái tiến thoái lưỡng nan... chỉ biết đóng cửa bắt chước Thanh triều... nhiều quan lại không nắm được tình hình thế giới để có quyết sách đúng đắn, chỉ chủ trương khởi nghĩa... Mãi tới những năm đầu thế kỷ XX, các lớp sĩ phu yêu nước như Huỳng Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Phan văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn thế Truyền, Hồ hữu Tường, Phan Bội Châu, Cương Để,... mới kích hoạt Tây du- Đông du- Canh Tân tìm đường cứu nước. Chính giai đoạn này nhiều nhân sĩ mới biết đến triết lý dân quyền của phương Tây, và nhận thức ra cách thức canh tân tư sản xã hội.

-Cuối thế kỷ XIX Trung quốc có Ô. Tôn Trung Sơn (1866-1925) bôn ba tìm hiểu thế giới, chủ chương tiến hành CM, lập đồng minh hội sau này trở thành Quốc Dân Đảng Trung Quốc với tiêu chí “Dân tộc độc lập- Dân quyền tự do- Dân sinh hạng phúc”- gọi tắt là “Dân sinh- dân chủ- dân quyền” trở thành học thuyết “Tam Dân”. Việt Nam đến năm 1927 cũng có Quốc Dân Đảng do Ô. Nguyễn Thái Học chủ trương theo thuyết "Tam dân" làm cuộc cách mạng “dân tộc, tư sản dân quyền”. Không ai biết rằng chính ba điều cốt yếu phải thực hiện của một nhà nước vì dân mà Tôn Trung Sơn nêu ra đã được Sấm Trạng khái quát trong lời Sấm- ấy là "chính vương tam lương tự"

-Làm được như vậy phải thống nhất từ chủ trương tới hành động, từ đầu tới cuối... Ta hiểu ra mục tiêu “Dân sinh- dân chủ- dân quyềnphải được niêm luật từ Hiến Pháp tới luật lệ, từ lập pháp tới hành pháp, từ tổ chức thượng tầng tới hạ tầng cơ sở" mới mong "nước giàu dân mạnh xh công bằng dân chủ văn minh"...

-Ba điều giản dị dễ nhớ dễ hiểu nhưng để làm cho kết quả thật khó biết bao..! Sự thật lịch sử từ 1917- những quyền lợi của dân như "tam lương tự" nêu lên, đã bị các thế lực cực quyền đánh cắp mà phương pháp là "sự đánh tráo lời nói và việc làm". Đặc biệt các cuộc CM Vô sản mỗi lúc càng đẩy các dân tộc phương đông vào ngõ cụt. Người ta thấy các chế độ CS đều trở nên đặc quyền, sau khi lợi dụng sức mạnh dân lành để cướp được chính quyền từ tay lớp trí thức dân chủ tư sản. Bộ máy của các chính thể CS đều không thực hành vai trò "tiết chế hành pháp dân sinh" để phục tùng dân- trái lại, họ nắm trực tiếp các kết quả vật chất hạ tầng và bằng sức mạnh bạo lực để điều hướng dân chăng trói dân từ phát ngôn tới hành vi nhân cách; Các nhà cầm quyền VS thao túng luật pháp cho mục đích nắm tất cả mọi của cải xã hội; muôn mặt "dân sinh- dân chủ- dân quyền" đều bị chặn đứng. Than ôi! Sấm đã nhìn ra điều đau lòng đó "non xanh mà mọc trắng căng mới kỳ". Ta không khỏi ước ao bao giờ dân xứ Đông phương mới có nhà nước từ bỏ vai trò vừa đá bóng vừa thổi còi, trao quyền làm ăn kinh tế cho dân, để thuần nhất tiết chế hình luật mà thực thi:

thù nhất khối thủ túc, chính vương Tam lương tự”.

-Về điểm này "bắt chước chữ nghĩa" để lôi cuốn Dân Việt Nam trong quá trình vận động cách mạng của Chính phủ liên hiệp của nước Việt Nam mới năm 1946- người ta cũng  đã đưa ra tiêu chí "5 điều" sặc sỡ ánh quang, "Việt Nam: 1/Dân chủ- 2/Cộng hòa- 3/Độc lập- 4/Tự do- 5/Hạnh phúc" khiến nó có sức hút ghê gớm tới tình cảm dân tộc... Sấm Trạng mô tả:

"Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Thụy trình ngũ sắc quang".

 


-Lời bàn: Con số "5" quả có thú vị. Nhưng cho tới tận nay gần 70 năm sau CM tháng Tám 1945, dân Việt ta thực sự chưa có năm điều cơ bản ấy. Ngôn luận bị bưng bít, quyền lực một đường, lòng dân một nẻo, chẳng chủ quyền, càng chẳng tự do hạnh phúc.

-Thế mới biết chân lý đời sống thiên cơ vô cùng biến ảo vậy, lời nói và việc làm đã "đánh tráo trong thiên định". Đúng như Sấm viết:

"thống rủ nhau làm mồi phú quý

mấy trung thần có chí an dân?"

... Rồi muốn thực hiện sự thâu tóm  thiên hạ những kẻ cực quyền chỉ khăng khăng dùng sức mạnh súng ống, đạn bom, tàn sát dân lành, thủ tiêu tư duy chân thiện cải lương phục hoá; còn lộn ngược xã hội "đa nguyên sẽ loạn" trong khi những nước đa nguyên đang là những thực thể thịnh vượng... Về hành trạng về cộng sản, Sấm nêu:

"lấy đạc điền làm công thiên hạ

được mấy năm núi lở giếng mòn..."

-tức dùng biện pháp "đạc điền" cướp đoạt ruộng đất phú hào để chia!- tâng công với nông dân nghèo, chia rẽ dân tộc, cô lập lớp trí thức dân quyền, mua thù chuốc oán, tạo ra đội quân "cừu hận".

-Trước sau hô hào hò hét, khi nắm thực quyền thì nhà nước CS tự tung tự tác phản lại lòng dân, hết phong trào này đến phong trào khác, mô hình này đến mô hình khác, không xuất phát từ nền tảng vật chất và nhu cầu dân nguyện, một mực áp đặt một xã hội"duy ý cưỡng ép" phi "tự nhiên tư bản" vốn có; (không khác gì sự hủy hoại "tự nhiên môi sinh môi trường" mà tận đến nay các khoa học gia mới nhận biết ra được bởi sự đáp trả từ biến đổi khí hậu!) đến lúc hết hơi là hết! ...1989 (ta đã chứng kiến các mô hình tập thể hóa, công hữu hóa: HTX, Nông trang, nông trường, vận động ba nhà, phong trào sáng kiến cải tiến: Duyên Hải, Đại Phong, Thành công, Ba Nhất.. vân vân... kể cả mô hình truyền thông thống nhất sinh ra tư duy cực đoan, chỉ mang đến sự thống khổ tan rã) . Sấm mô tả- ấy là:

"con iết ạch ạch tranh khôn

Võ già mở hội mông tôn làm chùa

"áo vàng phấp phới đã bay,

khi sai đắp núi khi xui xây thành(*)"
-tức là chẳng biết gì lại làm "ông nọ bà kia" dạy khôn thiên hạ, rồi để củng cố quyền lực thì bắt dân làm hết việc này việc khác... khiến xã hội hao tài tốn của, rắc họa cho muôn dân
-Nhưng ta phải biết rằng Sấm Trạng Trình cũng đã chỉ ra, rốt cuộc- cái nghiệp chướng trước sau của nó:

"đua nhau những rắp cậy quân

bấy giờ... thiên hạ xoay vần dã công(1)"

-Vâng sẽ đến lúc "bấy giờ..." cũng chính là- chờ thiên vận. Ta đành phải đợi "dê đàn"- bấy giờ có sự nhận thức đầy đủ về cái lẽ đạo trời "bất tư" mà Trang Tử đã dạy... cũng là cái ý nghĩa như nhất muôn một "thù nhất khối thủ túc, chính vương tam lương tự" của tất cả các chính thể quốc gia cần phải noi theo! Tôn Trung Sơn đã tranh đấu.

-Than ôi!./. (minh họa kèm theo)

***

Chú thích: (*) con iết là con ốc, con ếch- chui trong vỏ, nằm đáy giếng, lại cho mình là khôn hơn- như "võ già" trông chùa chỉ quen nhang đèn, mà lại đứng ra chủ trì tổ chức lễ hội đòi làm "tiên sư?";  (1)xoay vần dã công: tức công dã tràng, vô tích sự.( từ ngữ mấy câu Sấm này là nhóm ngữ ngôn Việt thông dụng cách nay hàng trăm năm, thời nay ít người biết, để hiểu Sấm)

----------------------------(500 năm nghiệm đúng quanh ta!- Tri nghiệm- Chiên thời- Khảo cứu của KTS Phạm Vũ Hội)

***

-Kỷ Niệm 1000 Năm Thăng Long -Con Lạc cháu Hồng con Rồng cháu Tiên.
 
**