Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý Học- Càn Khôn- Chiêm Thời-“知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“...


 
*****
Minh họa Sấm Ký Trạng Trình của KTS Phạm Vũ Hội:




(Những con số trong Sấm Trạng Trình)
----------------------------
-(nguyên văn) Sấm viết:

"thù nhất khối thủ túc-殊一塊首足

Chính vương tam lương tự-正王三良字"

-Giải nghĩa: thù nhất- hay là như nhất cũng vậy, như là sự thống nhất giữa "chất và lượng- hình và khí" của sự vật, sự việc, hoặc của vật thể. Ví như Trang Tử dạy "vạn vật thù lý đạo bất tư-萬物殊理道不私" là vạn vật có đặc thù chất lượng riêng biệt, nhưng đạo thì thống nhất, (vạn vật không nằm ngoài đạo- là đạo trời! Ví như một chính thể quốc gia dù thiết lập theo cách thức gì- chất lượng hình khí khác chi, thì vẫn phải phục tòng quyền con người- ấy là dân quyền- ý nghĩa chính xác là "tư quyền- nhân bản"). Làm cho rõ ý nghĩa hơn, Sấm viết "thù nhất khối thủ túc"- một sự thống nhất, như nhất từ đầu tới cuối, ở đây là từ đầu tới chân tay (thủ là cái đầu; túc là chân tay) - gồm trí não, cơ huyết, kinh mạch.
-Chính vương- nôm na là công việc đúng đắn của ông vua- nghĩa đầy đủ là tính chính đáng của mục tiêu xã hội quốc gia dân tộc, cụ thể hơn là công việc chính sóc của 1 triều đại, của 1 nhà nước, hay của 1 chính phủ với tư cách chăm sóc dân- (như lương y chăm sóc con bệnh).

-Lời Sấm có hàm nghĩa để đánh giá, so sánh xã hội, muốn hiểu ta phải hiểu sơ bộ lịch sử, và đặc biệt thời kỳ một số nước phương đông tìm cách giành lại độc lập cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX...

-Biết rằng: Trong lịch sử cách mạng tàn bạo ở phương Đông, đặc biệt các nước Nhật, Trung, Việt (Đông Dương) giai đoạn 1850- 1950... giai đoạn mà các cường quốc đế quốc tư bản phương tây đi tìm kiếm thị trường- xin tạm gọi là "thời kỳ khai hóa văn minh". Có đúng nên gọi vậy không? Xin thưa, nếu ta trung thực, thì cơ bản đúng vậy!

-Khoảng thế kỷ XVIII- XIX Tư bản kinh tế phương tây cần thị trường và hàng hóa của họ cần được chuyển đến bán "phục vụ dân phương đông", cũng như việc họ cần có thêm tài nguyên khai thác trong khi phương Đông thì cơ bản còn nguyên sơ... khiến họ chủ động "mông muội" dùng sức mạnh "cá lớn nuốt cá bé" bắt ép các triều đình phong kiến phương đông phải mở cửa hải quan, hoặc tiến hành chiếm đoạt các nước này làm thuộc địa... vân vân... Họ- những đế quốc xâm chiếm ấy- đã mở mang kỹ nghệ, công nghiệp, mở đường sắt, đường bộ, hải cảng, xây dựng nền tảng khai thác năng lượng, xây dựng các đô thị kiểu mẫu tại các nước thuộc địa, lãnh địa mà họ bảo hộ. Những công việc tư bản đế quốc thực hiện ấy, ngoài mục đích khai thác chiếm hữu... thì trái lại, làm cho các dân tộc phương đông từ nền nông nghiệp lạc hậu dần dần giác ngộ về một nền kinh tế máy móc cơ khí phát triển hơn, họ cũng không quên mở mang trường học, bệnh viện, bảo tồn và đào tạo lớp dân- trí thức dân tộc bản địa, ta gọi là khai trí...

-Với Việt Nam điển hình- người Tây còn sáng tạo ra "quốc ngữ" giúp dân Việt Nam mau mắn học hành, sáng tạo Tân văn báo chí thi ca... Phong tục tập quán dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư bản đế quốc ngày càng văn minh tiến bộ từ cái bắt tay, kéo cờ tới y phục áo quần giày dớ, cổ cồn cà vạt, cắt tóc ngắn, mặc áo cộc, cạo râu son phấn... Có lẽ "sự khai hóa" là có thật! và sự trả giá bằng xương máu của các dân tộc đông phương cũng là sự thật phũ phàng! Tuy nhiên để đáp lại, người phương đông bất cần "hàm ơn người tây"- với ý thức tự cường, các dân tộc phương đông đều muốn đánh đuổi kẻ xâm lược, hy vọng sẽ khá giả hơn, an ninh hơn, hạnh phúc tự do hơn!.

-Lịch sử đã có rất nhiều ví dụ và nhân chứng sống. Phương Đông- Nước Nhật từ 1860-1920 với Minh Trị Thiên Hoàng đã cải cách chính trị, học tập khoa học kỹ nghệ của người Tây, mở cửa Canh Tân đất nước trở thành quốc gia hùng mạnh đầu thế kỷ XX. Cùng thời điểm Trung Quốc nội loạn Thái Bình Thiên Quốc cũng khoảng 1860-1880, rơi vào tình trạng bế quan tỏa cảng, bảo thủ của Triều Thanh- vẫn y nguyên nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, làm thành điểm đến truy bức của các đế quốc... Việt Nam từ khi Pháp xâm chiếm 1784, Triều đình nhà Nguyễn cũng rơi vào trạng thái tiến thoái lưỡng nan... chỉ biết đóng cửa bắt chước Thanh triều... nhiều quan lại không nắm được tình hình thế giới để có quyết sách đúng đắn, chỉ chủ trương khởi nghĩa... Mãi tới những năm đầu thế kỷ XX, các lớp sĩ phu yêu nước như Huỳng Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Phan văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn thế Truyền, Hồ hữu Tường, Phan Bội Châu, Cương Để,... mới kích hoạt Tây du- Đông du- Canh Tân tìm đường cứu nước. Chính giai đoạn này nhiều nhân sĩ mới biết đến triết lý dân quyền của phương Tây, và nhận thức ra cách thức canh tân tư sản xã hội.

-Cuối thế kỷ XIX Trung quốc có Ô. Tôn Trung Sơn (1866-1925) bôn ba tìm hiểu thế giới, chủ chương tiến hành CM, lập đồng minh hội sau này trở thành Quốc Dân Đảng Trung Quốc với tiêu chí “Dân tộc độc lập- Dân quyền tự do- Dân sinh hạng phúc”- gọi tắt là “Dân sinh- dân chủ- dân quyền” trở thành học thuyết “Tam Dân”. Việt Nam đến năm 1927 cũng có Quốc Dân Đảng do Ô. Nguyễn Thái Học chủ trương theo thuyết "Tam dân" làm cuộc cách mạng “dân tộc, tư sản dân quyền”. Không ai biết rằng chính ba điều cốt yếu phải thực hiện của một nhà nước vì dân mà Tôn Trung Sơn nêu ra đã được Sấm Trạng khái quát trong lời Sấm- ấy là "chính vương tam lương tự"

-Làm được như vậy phải thống nhất từ chủ trương tới hành động, từ đầu tới cuối... Ta hiểu ra mục tiêu “Dân sinh- dân chủ- dân quyềnphải được niêm luật từ Hiến Pháp tới luật lệ, từ lập pháp tới hành pháp, từ tổ chức thượng tầng tới hạ tầng cơ sở" mới mong "nước giàu dân mạnh xh công bằng dân chủ văn minh"...

-Ba điều giản dị dễ nhớ dễ hiểu nhưng để làm cho kết quả thật khó biết bao..! Sự thật lịch sử từ 1917- những quyền lợi của dân như "tam lương tự" nêu lên, đã bị các thế lực cực quyền đánh cắp mà phương pháp là "sự đánh tráo lời nói và việc làm". Đặc biệt các cuộc CM Vô sản mỗi lúc càng đẩy các dân tộc phương đông vào ngõ cụt. Người ta thấy các chế độ CS đều trở nên đặc quyền, sau khi lợi dụng sức mạnh dân lành để cướp được chính quyền từ tay lớp trí thức dân chủ tư sản. Bộ máy của các chính thể CS đều không thực hành vai trò "tiết chế hành pháp dân sinh" để phục tùng dân- trái lại, họ nắm trực tiếp các kết quả vật chất hạ tầng và bằng sức mạnh bạo lực để điều hướng dân chăng trói dân từ phát ngôn tới hành vi nhân cách; Các nhà cầm quyền VS thao túng luật pháp cho mục đích nắm tất cả mọi của cải xã hội; muôn mặt "dân sinh- dân chủ- dân quyền" đều bị chặn đứng. Than ôi! Sấm đã nhìn ra điều đau lòng đó "non xanh mà mọc trắng căng mới kỳ". Ta không khỏi ước ao bao giờ dân xứ Đông phương mới có nhà nước từ bỏ vai trò vừa đá bóng vừa thổi còi, trao quyền làm ăn kinh tế cho dân, để thuần nhất tiết chế hình luật mà thực thi:

thù nhất khối thủ túc, chính vương Tam lương tự”.

-Về điểm này "bắt chước chữ nghĩa" để lôi cuốn Dân Việt Nam trong quá trình vận động cách mạng của Chính phủ liên hiệp của nước Việt Nam mới năm 1946- người ta cũng  đã đưa ra tiêu chí "5 điều" sặc sỡ ánh quang, "Việt Nam: 1/Dân chủ- 2/Cộng hòa- 3/Độc lập- 4/Tự do- 5/Hạnh phúc" khiến nó có sức hút ghê gớm tới tình cảm dân tộc... Sấm Trạng mô tả:

"Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Thụy trình ngũ sắc quang".

 


-Lời bàn: Con số "5" quả có thú vị. Nhưng cho tới tận nay gần 70 năm sau CM tháng Tám 1945, dân Việt ta thực sự chưa có năm điều cơ bản ấy. Ngôn luận bị bưng bít, quyền lực một đường, lòng dân một nẻo, chẳng chủ quyền, càng chẳng tự do hạnh phúc.

-Thế mới biết chân lý đời sống thiên cơ vô cùng biến ảo vậy, lời nói và việc làm đã "đánh tráo trong thiên định". Đúng như Sấm viết:

"thống rủ nhau làm mồi phú quý

mấy trung thần có chí an dân?"

... Rồi muốn thực hiện sự thâu tóm  thiên hạ những kẻ cực quyền chỉ khăng khăng dùng sức mạnh súng ống, đạn bom, tàn sát dân lành, thủ tiêu tư duy chân thiện cải lương phục hoá; còn lộn ngược xã hội "đa nguyên sẽ loạn" trong khi những nước đa nguyên đang là những thực thể thịnh vượng... Về hành trạng về cộng sản, Sấm nêu:

"lấy đạc điền làm công thiên hạ

được mấy năm núi lở giếng mòn..."

-tức dùng biện pháp "đạc điền" cướp đoạt ruộng đất phú hào để chia!- tâng công với nông dân nghèo, chia rẽ dân tộc, cô lập lớp trí thức dân quyền, mua thù chuốc oán, tạo ra đội quân "cừu hận".

-Trước sau hô hào hò hét, khi nắm thực quyền thì nhà nước CS tự tung tự tác phản lại lòng dân, hết phong trào này đến phong trào khác, mô hình này đến mô hình khác, không xuất phát từ nền tảng vật chất và nhu cầu dân nguyện, một mực áp đặt một xã hội"duy ý cưỡng ép" phi "tự nhiên tư bản" vốn có; (không khác gì sự hủy hoại "tự nhiên môi sinh môi trường" mà tận đến nay các khoa học gia mới nhận biết ra được bởi sự đáp trả từ biến đổi khí hậu!) đến lúc hết hơi là hết! ...1989 (ta đã chứng kiến các mô hình tập thể hóa, công hữu hóa: HTX, Nông trang, nông trường, vận động ba nhà, phong trào sáng kiến cải tiến: Duyên Hải, Đại Phong, Thành công, Ba Nhất.. vân vân... kể cả mô hình truyền thông thống nhất sinh ra tư duy cực đoan, chỉ mang đến sự thống khổ tan rã) . Sấm mô tả- ấy là:

"con iết ạch ạch tranh khôn

Võ già mở hội mông tôn làm chùa

"áo vàng phấp phới đã bay,

khi sai đắp núi khi xui xây thành(*)"
-tức là chẳng biết gì lại làm "ông nọ bà kia" dạy khôn thiên hạ, rồi để củng cố quyền lực thì bắt dân làm hết việc này việc khác... khiến xã hội hao tài tốn của, rắc họa cho muôn dân
-Nhưng ta phải biết rằng Sấm Trạng Trình cũng đã chỉ ra, rốt cuộc- cái nghiệp chướng trước sau của nó:

"đua nhau những rắp cậy quân

bấy giờ... thiên hạ xoay vần dã công(1)"

-Vâng sẽ đến lúc "bấy giờ..." cũng chính là- chờ thiên vận. Ta đành phải đợi "dê đàn"- bấy giờ có sự nhận thức đầy đủ về cái lẽ đạo trời "bất tư" mà Trang Tử đã dạy... cũng là cái ý nghĩa như nhất muôn một "thù nhất khối thủ túc, chính vương tam lương tự" của tất cả các chính thể quốc gia cần phải noi theo! Tôn Trung Sơn đã tranh đấu.

-Than ôi!./. (minh họa kèm theo)

***

Chú thích: (*) con iết là con ốc, con ếch- chui trong vỏ, nằm đáy giếng, lại cho mình là khôn hơn- như "võ già" trông chùa chỉ quen nhang đèn, mà lại đứng ra chủ trì tổ chức lễ hội đòi làm "tiên sư?";  (1)xoay vần dã công: tức công dã tràng, vô tích sự.( từ ngữ mấy câu Sấm này là nhóm ngữ ngôn Việt thông dụng cách nay hàng trăm năm, thời nay ít người biết, để hiểu Sấm)

----------------------------(500 năm nghiệm đúng quanh ta!- Tri nghiệm- Chiên thời- Khảo cứu của KTS Phạm Vũ Hội)

***

-Kỷ Niệm 1000 Năm Thăng Long -Con Lạc cháu Hồng con Rồng cháu Tiên.
 
**