Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý Học- Càn Khôn- Chiêm Thời- “知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“...

 KHÓA GIẢ SẤM - VIẾT RÕ THÊM:

**

KHÓA GIẢI SẤM TRẠNG TRÌNH:

-MỘT “TRONG NHỮNG..”LỜI SẤM “BÍ HIỂM NHẤT” CỦA TRẠNG TRÌNH  MÀ THIÊN HẠ TRƯỚC KIA.. KHÔNG THỂ GIẢI!

  -(lý do thứ nhất: là Cuộc chưa tàn! Như Trạng đã viết “Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao”- Khi “Cuộc” đã tàn mà “suy gẫm ra được..!” mới vỡ òa! TẤT NHIÊN Trước thời điểm “Cuộc” chưa diễn ra thì chẳng khác gì đánh đố! Cho nên các Bậc Tiền nhân Túc Nho từng say xưa với giới thiệu và giải khóa Sấm Trạng Trình như Cư Sĩ Minh Điền, Các Ông: Chu Thiên; Nguyễn Quân; Tr Văn Thanh, và nhiều học giả khác.. cách ta nay.. 50-60 năm.. và các Cụ Đồ Nho quê tôi.. cứ “lắc đầu không rõ!” là đúng thôi! Còn hầu như những người có tí văn học Theo C.S luôn “Phủ Nhận” Sấm Trạng thì chẳng thể bàn!

  - Lý do thứ hai: là ‘Mã- Ngôn- Khóa” mà Đức Trạng sử dụng để che đậy sự việc ấy (cụ thể trường hợp tôi mở khóa sau đây!) thuộc về “Dấu Giọng- Quốc Ngữ” tiền nhân chưa bao giờ dùng; Vì thói quen mọi người nghĩ là Trạng hay dùng lẫy triết tự từ CHỮ NÔM.!

 - Lý do thứ ba: là cần có sự Trải nghiệm Suy gẫm về các “tình trạng xã hội gắn liền với thế cuộc- sự kiện- sự việc.!” Và cần một vốn văn phạm- từ ngữ nội suy nhất định..!. Cho nên Sấm Trạng luôn được xem là một “Bát Trận Đồ Ngữ Ngôn” thật sự thú vị! TÔI ĐÃ TẶNG “DÂN TÔI” trên Facebook từ 2016 (=Video clip). Hôm nay nhân Rằm tháng giêng Tân Sửu- 2021. Tôi định nhắc lại.. và xin nói rõ thêm:

Đoạn Sấm Trạng Trình- nguyên văn (theo Chu Thiên nhà xb Đại La 1945):

!!..“Xem thấy những sương xâm tuyết lạnh!

Loại bất bình tranh mạnh hung hăng   

Thành câu cá lửa tưng bừng

Kẻ ngàn đông hải người rừng bắc lâm

Chiến trường chốn chốn cát lầm

Kẻ nằm đầy đất người trầm đầy sông

Sang thu chín huyết hồng tứ giả

Nơi đàn dê tranh phá đôi nơi!”..

 -Đoạn Sấm trích dẫn này có Tám câu: Sáu câu trên mang tính “nhập đề của sự kiện” là chỉ ra “Thời tiết không gian- của Hoàn cảnh Xã hội bấy giờ!”- Ấy là quãng 1967- 1968- 1969 sau một chuỗi trận chiến.. dân ta chứng kiến: Khe Sanh- Đường 9.Nam Lào- Tổng Tấn công Xuân Mậu Thân...!- Những tưởng năm 1968 Quân Bắc Việt CS có thể “Giải phóng MN VN” để đưa Ô. Hồ Chí Minh vào Nam- mà mục tiêu: Thống nhất VN- như cuộc họp “Bộ Chính Trị CS” đã hứa bên giường bệnh Ô. Hồ.. Có những bài chúc tết.. “Năm qua thắng lợi vẻ vang.. năm nay tiền tuyến lại càng thắng to.. Vì độc lập vì tự do.. Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào! Tiến lên chiến sĩ đồng bào.. Bắc Nam sum họp xân nào vui hơn!..”..Và với lời kêu gọi theo Sấm mô tả là “Cá Lửa.. Tưng Bừng.!” như “Dù có đốt cháy dãy Trường Sơn.. Dù Hà nội Hải Phòng có thể bị tàn phá..!vv”- Thì cái không gian ấy đã thể hiện mà Sấm cũng đã mô tả chính xác là “chiến trường chốn chốn... kẻ nằm đầy đất... người trầm đầy sông..!” Ấy là Một quang cảnh của chiến trường Việt Nam được Sấm nêu lên không thể chính xác hơn thế! Đến câu thứ bảy:

“Sang thu chín huyết hồng tứ giả..”

-Câu này chỉ rõ thời gian “Sang Thu” tức là bước vào mùa Thu- Ta xem lại lịch thì biết rằng sau “Tiết Xử thử” là sang “Tiết Bạch lộ”.. Bạch lộ chính là “Sang Mùa Thu”. Đem lịch ghi rõ ra Ấy thì “Tiết Bạch Lộ có 15 ngày”- ở năm 1969 là từ “23 tháng 8.. tới Mồng 7 tháng 9”. Ta suy ngẫm “Sang Thu” là đã rõ.. còn “Chín huyết hồng?” giữ vai trò một mệnh đề thay thế danh từ nào đây!? Còn “Tứ giả” là gì? Nghe có vẻ là chữ Nôm sao!? À Nếu vậy thì viết lại.. “Sang thu.. “chín huyết hồng” – bốn người”! chẳng rõ gì.. hừm.!. hay viết “Sang thu “Chín huyết hồng” – “bốn học giả..!”..? “tứ giả= 4 người? =4 học giả?.. cũng vô nghĩa.. Vậy khó quá! Thế là Bất chợt ta nghĩ “Sang thu là danh từ làm nhiệm vụ chỉ thời gian.. “Chín huyết hồng” chắc chắn là thay thế một danh từ! Bất ngờ “Tứ giả” ta đổi thành “TỪ GIÔ- Vỡ òa! không phải là “lẫy triết tự từ chữa Nôm! Mà đây là lẫy triết “dấu giọng- từ Quốc ngữ.!” .

-Vậy hãy viết là: “Sang thu.. Chín huyết hồng- từ giã!”. Lập tức toàn bộ Đoạn Sấm hoàn toàn  được rõ ràng ý nghĩa không còn bị che lấp! Mà lại hiểu ngay ra “Chín huyết hồng” là mệnh đề mang ý nghĩa danh từ thay thế nhân vật Hồ Chí Minh! Bởi ta biết Ông Hồ chết vào mồng 2 tháng 9 đứng vào tiết Bạch lộ Sang Thu..! Có thể viết lại câu Sấm Trạng là “Sang thu.. Hồ Chí Minh.. Từ trần”. Đến đây tôi đã giải xong mã khóa ngôn của Sấm Trạng Trình! Bây giờ mời các bạn chia sẻ! Câu tiếp:

“Nơi đàn dê tranh phá đôi nơi!”

-Câu này giữ vai trò Trạng ngữ- “Chỉ địa điểm” về “Sự kiện ấy “chín huyết hồng từ giã!- tức cái chết của Ô. Hồ” xảy ra! Và..

-Ta quan sát “Cả Thế Giới” với việc theo rõi thời sự chính trị xh- tại thời điển năm 1969 Kỷ Dậu.. Á- Âu- Phi- Mỹ- Úc- Quả thị: chỉ có Đông Dương là nơi đang chiến tranh..! “người dân trong Sấm ngôn- ẩn dụ là đàn dê!” cho nên Trạng viết “nơi đàn dê tranh phá đôi nơi” là tại Việt Nam (Đông Dương) có chiến tranh dữ dội nhất với Mỹ.. còn đôi nơi là chỉ ở Lào và Cawmpuchia cũng có đùng đoàng phối hiệp với Việt Nam (Khmer đỏ; Pa-thet-lào). Thế là Trạng nhấn mạnh "Nơi" chỉ rõ địa điểm về nơi sảy ra cái chết..! 

-Ý cuối cùng Mọi người ngạc nhiên hỏi tôi: sao Sấm Trạng  lại viết thay Danh từ chỉ một người- cụ thể là “Hồ Chí Minh” bằng một mệnh ngôn “Chín Huyết Hồng?”. Thì ta cần suy xét rộng ra Cuộc Đời và Sự Nghiệp của Ô. Hồ!?.. toàn là chiến tranh từ Khi Ô.làm chủ tịch nước 1945 tới năm 1969 lúc ông Từ Giã cõi đời! ông toàn kêu gọi cách mạng giải phóng Miền Nam, đi tiên phong trong vai trò “tiền đồn” của phe XHCN.. ta lại nhớ đến câu ca dao “Bởi đâu chín huyết mười hồng- Núi cao xương trắng biển sông máu đào?” thì ta tự vỡ lẽ..! dân ta có hiểu lời Sấm Trạng Trình cách nay ngót 500 năm không? Bây giờ thì hiểu nhé!

------------(500 năm nghiệm đúng quanh ta)..

--Và nhân đây Tôi bàn và cũng khẳng định rằng: “con người đều có số trời sắp đặt cả!” Số mệnh của Ồng Hồ Chí Minh Đã có trong Sấm Trạng như trên.. mà suy ra! Trạng Trình viết:

“Được thua- hay dở đầu thiên mệnh!

Cùng thông tắc táng mạc phi thiên..

Ai mà dời được.. “SỐ TRỜI”??!

- THÁNG GIÊNG 2021- KÍNH TẶNG DÂN TÔI VÀ BÈ BẠN!

-----------------------------------(PVH)!!@./.