“ĐẠO
LÀM NGƯỜI”- Do Đức Khổng Tử Lập Thành!
-------BÀN RẰNG:
*Khổng Tử bậc là Kỳ tài với vai trò một người Thầy mà tận đến nay vẫn được !Nhân gian kính lễ..! Hỏi ai không kính lễ với Người? Các bậc Nho Học truy tặng Người là “Vạn Thế Sư Biểu”- không sai lệch chút nào!. Dù theo thời gian.. Người ở vào cái thời Xuân Thu- Chiến Quốc 500 năm trước CN- cách ta nay hơn 2500 năm. Nhưng “Đạo làm Người” do Khổng Tử giảng dạy lập thành ở Cõi Đời này? đâu phải cứ “Hiện Đại- Khoa học- Phát triển” mà buông xuôi, bỏ mặc.!?.
*Dẫu
vậy thì loài người vẫn chứng kiến một gia đoạn “Đạo làm Người” xuống cấp nghiêm
trọng.. Nói là “xuống cấp” là theo ngôn từ mới phát âm ra như thế cho dễ nghe!..
còn theo cách nói cũ thì ta đang nhận ra một thời kỳ chứng kiến Con người sống
trở nên Vô Đạo nghiêm trọng! Mà lại là thời kỳ Mệnh danh là Phát triển- Hiện đại-
Văn minh! (Thế kỷ XVIII=> XX). thời của
Sự sản sinh mọi Triết lý, xã hội đảo lộn tranh chấp rất cực đoan và bạo lực, giữa
các Thuyết- Ta chứng kiến Sự khởi đầu bạo lực ngay cả ở các Ngôn
từ.. như: (Bạo lực Cách mạng..; Lật
đổ..; Mâu Thuẫn.. Các mặt đối lập..; Đấu tranh.. Một mất một còn..; Tiêu diệt..
Phản động cực đoan..; Đào tận gốc trốc tận rễ..; Không khoan nhượng..; Bạo lực
CM..; Bạo lực phản CM..;Bình đẳng giới..; Bình đẳng Nam nữ..;Bình đẳng màu
da..;Thống nhất Tư tưởng..;Giai cấp đấu tranh..; Cách Mạng quan hệ sản xuất- Cách
Mạng Tư tưởng- Văn hóa..vv..vv..;). Triết thuyết và ngôn từ điên đảo rất
kích động!.
*Sấm
Trạng Trình tiên tri về điều này thì viết: “Quần gian đạo danh tự- Bách tính khổ tai ương- Can qua tranh đấu khởi-
Phạm địch thán hung hoang”..(tức..Rất nhiều chủ thuyết tranh chấp cả đến lời
ăn tiếng nói.. nhân danh lẫn lộn mà.. hết cách mạng này, đến cách mạng khác,
tai ương từ đó mà sinh ra khổ nạn với muôn dân; chiến tranh cũng từ đó mà bùng
nổ.. ấy là phạm vào “phù dịch” gieo rắc chết chóc như khí độc hoành hành”).
*Tất
nhiên Các Thời đại đã lướt qua rất nhanh.. khi Con người mong mỏi tìm kiếm cho
bằng được một xã hội đầy ắp của cải để hưởng thụ,xả láng một cách điên rồ
(XVII).. theo lối tư duy và cách suy nghĩ.. chứ không bằng sự ham muốn trân trọng
lao động, nhân bản.! Và tất nhiên các “Thời đại- Phát triển- Hiện đại”..ta đang
chứng kiến.. càng xa rời “Đạo Đức Nhân bản- Đạo Làm Người”..
*Khi
Chủ Nghĩa C.S.. ra đời chính thức- cũng Chính là Vô Đạo ra đời..Cho nên Khổng Tử
và Đạo làm Người của Ngài Cũng Chính thức bị một Nửa Nhân Thế chửi rủa.. thậm tệ..
(Mọi thứ từ loạn lạc nghèo đói trong các X.H cũ..phong hoá- trụy lạc đến vinh
hoa Phú quý bất công đều đổ cho Người cả..).Và tất cả chống lại Người.!
*Sấm
Trạng Trình thì viết: “Bởi lòng Trời xui
người Bất Nhẫn. Suốt vạn dân cừu hận nhạn than. Dưới trên dốc chí lo toan; những
đua bán nước bán quan làm giàu! Thống rủ nhau làm mồi phú quý- mấy trung thần
có chí an dân?”. là chỉ vào cái thời Vô Đạo này vậy!
*Rồi
sau.. Hết chửi “Đạo Làm Người” của
Ngài.. đập bỏ Hương án Bài vị của Vạn thế Sư Biểu.. thì ta lại chứng kiến.. sự
lợi dụng Đạo của Khổng Tử lập các “Viện Khổng Tử”.. Dùng ảnh hưởng của Đạo Khổng
để làm lẫn lộn chân lý Đạo Khổng?..
*Nhưng
Khổng Tử đã làm gì mà thiên hạ chửi Người.? Người xuất thân làm “Bậc Thầy” rất
mực thước, với Thiên mệnh Giáng cơ là “Vua không Ngai” hẳn hoi, do thức cơ mà tự
biết .. Định đem cái “Đạo Trời lớn lao” dạy cho thiên hạ, Nhưng quan sát thấy
dân tình khó có thể tiếp thu vì cuộc sống muôn dân quá nghèo khổ.. mệnh số của
mỗi người đều có nhân quả riêng biệt. Con người có “Đạo Cả (lớn)!” là quan tâm
lo lắng cho xã hội cộng đồng, số người như vậy chỉ là số ít.. Đa phần là dân dã
theo bầy đàn, thường bị vật chất diễn tiến che mắt hàng ngày.. nên Người thấy hữu
ích nhất gần gũi với muôn dân là dạy thiên hạ đạo “Âm-Dương- Sáng Tối tức Đạo Làm Người!”. Biết rõ “Âm -Dương-
Sáng -Tối” là biết rõ “Phải -Trái- Đúng- Sai” mà hành sự, giao tiếp đối đãi
nhau.. đối đãi không thái quá.. tự khắc có yên bình.!
**Đạo
“Âm Dương- Sáng Tối”.. là thế nào?
-Đạo
“Âm Dương- Sáng Tối”? Trước hết phải nắm chắc “sự thấu hiểu” chứ không như
thường lệ.. là chỉ xem xét- tìm
tòi nhập sinh “Sự nhận thức”.Nên biết
“Sự thấu hiểu” thấu đáo là vượt qua sự nhận thức! Nghĩa là “nhận thức”
được đấy! mà không hành động như “nhận thức đã..” tức không vội vã.. bởi “bản thể” vốn có đặc thù “định tính- cơ máy” chứ không từ “nhận thức”
để bằng mọi giá tìm cách sắp đặt như ý! Sự hiểu bắt đầu từ “nhận thức”.. tìm tới sự hiểu “tính cơ máy” mà Trời định còn gọi là “Thiên
Định”.. “Vận trời- Mệnh Người”.. do vậy, nó là một dạng kiến thức đặc biệt.. nó
cần sự vượt qua “nhận thức!”. Có nhận
thức rồi mới tìm hiểu ra “cơ máy – thiên
định” chính là đáp số của “Đạo: Âm- Dương!”.. lại theo đó mà hành động thì
thực là sự thi hành “Đạo- Làm Người” ta gọi là “sự thấu hiểu”.. Khổng Tử dạy:
“Bất
tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã !”.. là cái Ý như thế!
-Lý
lẽ của nó dẫn đến đáp số của sự vận động nhân gian để biết “Đúng
– Sai”. Chỉ có Đức Khổng Tử, mới thấu đáo các cách Thiên Vận- Nhân Mệnh
và cố gắng răn dạy nhân gian từ.. Lễ- Nhạc- Nhân- Nghĩa- Trí- Tín-.. mà hậu
sinh Cảm công đức ấy của Người.. Nhân gian đã tôn Người là Bậc Đại Sư mãi mãi
cho hậu thế bằng 4 chữ “Vạn Thế Sư Biểu!”- Thày của Muôn đời!. Cho nên khi rời
xa “Đạo Làm người” do Khổng Tử lập thành thì rơi vào Vô Đạo không còn bản tính
Con Người.. là lẽ đương nhiên!.
-Tiếp
thu Đạo của Khổng Tử.. Thì trước hết phải biết Lễ.. “Lễ” đơn giản là Tự nhiên, không bị gò bó, tức biết trọng Trời- trọng Đất
–Trời Đất ngay trước mắt, cho ta sự sống.. bởi mọi nguồn sống đều do Trời Đất tạo
ra- ấy là nhịp điệu thời gian để con người tự thích nghi, ấy là mưa gió thuận
hòa để muông sinh canh cải, ấy là lòng trời mở lễ cho nhân gian vạn vật dẫn nhập
tới hóa công vậy!- Hiểu ra! là tự giác kính trời đất. Kính trời Kính Đất mới biết
kính Tổ kính tông, phong hóa giống nòi, nhân bản, trọng thị nhân quần.. mới biết
rõ ngọn nguồn đầu cuối.. mà làm người! cũng chớ cậy “ta đây là người”.. Khi biết Lễ.. thì trong Trời đất này Con người mới
thực đáng sống! Từ sự thấu hiểu mà ta nhận ra mệnh số nhân sinh trong thiên hạ!
Và mệnh số cũng luôn cơ nhịp với Thời vận!
-Mệnh
số khả dĩ “nói ra” để con người biết?.
Nhưng “Vận Trời” thì không! Không thể cứ vanh vách cơ máy của trời mà nói ra..
thì sẽ bị Trời trừng phạt khó bề thoát!. Tuyết
Giang Phu Tử thì dặn rằng: “nói ra thì lộ cơ Trời, trái tai phải lụy tài
trai khôn luồn!”
-Bất
Tri Mệnh?- Không biết Mệnh? là “KHÔNG BIẾT” tường tận Số mệnh của chính mình-
Bao gồm hai yếu tố.. Một là, hiểu rõ khả năng thành công mọi công việc do mình
làm; hai là dù làm thành công; nhưng kết quả có thuộc về cá nhân mình hay xã hội?
Có đạt được ý muốn- toại nguyện? Liệu có gây ra họa cho người khác? Cho cộng đồng? Đó chính là “Ý nghĩa âm dương- sáng tối” cũng
là điều “thấu hiểu” vượt lên sự “nhận thức”- sự học - sự phân tích- hay
tài năng thuần túy! Từ đó “Vạn Thế Sư Biểu”.. mới xem xét rằng “đủ” cho những
người- mà ta mệnh danh là những “Người Quân tử”.. Danh từ “Người Quân Tử!” nay
ta gọi là “Người Trí thức!” là người có sự thấu hiểu.. biết thương dân thương
nước, thương đồng loại.. đem lòng bao dung muôn sự, muôn sinh. Có “Lễ” mới học
và mới hiểu được “Nhạc” –hiểu “Nhạc” mới noi theo “Nhạc” thăng giáng theo luật
mà hành sự lợi ích cho nhân gian! Người Trí thức hay cách gọi cũ là Người Quân
Tử.. không thể không hiểu và không tuân theo “Lễ- Nhạc- thăng giáng của Âm-
Dương” để làm lợi cho Cộng đồng!!.
(!!!).
******Học Khổng Tử mà không hiểu
ngài dạy gì.. thì chỉ nói ngược mà thôi!.. (Hãy xem hình một bức Thư Pháp chính
Ô. Anbe thủ tướng Nhật.. mới bị sát hại.. (8-7-2022).. Ô. viết "vô
ngã" cũng là lời dạy của Khổng Tử đó..! Rồi mọi người còn trân trọng hình ảnh
Ông TT.Nhật quỳ bái các Cụ già đang nói cho Ông nghe.. chính hành vi ấy là Đạo
của Không Tử đó!---- Và bây giờ rất nhiều người thương tiếc sự ra đi đột ngột bởi
tai nạn của Ông Anbe..
------Có bài viết như vầy: "Khổng giáo - Nho giáo (là học thuyết chính trị - đạo đức).Về phương diện đạo đức nó cực kỳ giả dối; về phương diện chính trị nó cực kỳ bảo thủ và phản động..."??? là vu Khống Ngài “Vạn Thế Sư Biểu”.. hen..!"..
----------------------(PVH)
**
VIỆT PHÙ LẠC LONG CA
**
Nhạc và lời : Phạm Vũ Hội.
(Lời có cài đặt một số Câu Sấm của Đức Trạng Trình)
Khúc: 2+3..
*