Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010

Sấm Trạng Tri nghiệm- Lý học Càn Khôn

1-Tri Nghiệm... diễn nghĩa..!
***

Lâu nay gắng lấy sự nhàn
mở quyển sách vàng nhiệm nhặt ngồi xem
có câu Sấm ký bí truyền
tuổi thơ nghe lỏm(1), đôi phen hỏi dò
lão phu các cụ bơ phờ
luận giải hàng giờ, cũng chỉ chừng ra
"mười phần mất bảy còn ba
mất hai còn một..."(2) thực là khó thay!
*
trẻ con chạy dọc luống cày
chấp chân sai vặt cả ngày mà vui
cái thời điếu đóm ông tôi
cái thời sâu nặng tình người nghĩa cha
đồng xanh ruộng lúa bao la
lũy tre vi vút tiếng gà gáy trưa
mái tranh sông nước hững hờ
lưng trâu ngồi đọc i..tờ ê ..a..!(3)
*
Sấm Trạng Trình đã viết ra
mỗi câu mỗi chữ đều là thần tiên
gắng công học chữ thánh hiền(4)
họa may hiểu được lời truyền Trạng cho
họa may hiểu được biến cơ
tài trai thông luận cơ hồ dọc ngang
Sấm gieo muôn ngọc nghìn vàng
thỉnh xin từng chữ rõ ràng nhớ ghi...
***
-------------------------------
Ghi chú:(1)"Nghe lỏm" là nghe mà minh không phải là người chính thức trong cuộc nói chuyện; người viết bài này nhớ lại khi còn bé đã nghe các cụ bình về Sấm Trạng Trình, bản thân mình chầu rìa, đôi khi các cụ sai vặt. (2)Nguyên văn lời Sấm: "bao giờ đá nổi lông chìm, đồng khô hồ cạn con tìm thấy cha, mười phầm mất bảy còn ba, mất hai còn một mới ra thái bình" các cụ ngỡ là dân chết hai đận, đận 1 binh lửa can qua chết bảy còn ba, lần 2 tiếp tục chiến tranh chết hai còn một... thế thì dân Nam ta chết hết còn gì? các cụ lắc đầu! không biết đâu mà lần!. Có cụ vỗ đùi: "Tưởng Giới Thạch bị đánh chạy ra đảo Đài Loan thì nổi rồi! Thạch chả là đá thì là cái gì? ô! Mao là Lông, lạ thật! lông chìm, đồng khô hồ cạn cứ là lộn tùng phèo! ngược đời tất tật... không biết bao giờ mới kết thúc?(3) Đồng xanh, cánh cò, chăn trâu cắt cỏ, lũy tre làng, tiếng gà gáy trưa, mái tranh, cây đa bến nước, đồng chiêm quê tôi...- là sắc thái nhịp sống của văn hóa làng quê Viêt Nam, rất ấn tượng với một đời người dân Việt. (4)Nước Việt ta có hai loại chữ, xét ra đều là quốc ngữ cả, Chữ Nôm còn gọi là chữ Nho (chữ tượng hình, giống chữ Tàu mà Việt chế đi một ít) và chữ Quốc Ngữ (hệ chữ la tinh do các giáo sĩ Bồ- Tây Ban nha sáng tạo, mà công lao nhất là Ông Alexandrox- giáo sĩ người Bồ đã căn chỉnh rất sát chính tả ngày nay ta dùng); học chữ Thánh hiền là học chữ Nôm, chữ Nho để hiểu về lịch sử văn hóa truyền thống... Xưa các cụ thường khuyên con cháu gắng học để biết thời vận, mới hiểu được Sấm truyền. Chữ Quốc Ngữ hệ La tinh, mà ta gọi thẳng là Quốc ngữ được Phong trào Duy Tân cổ vũ, học chữ này mau biết đọc mau biết viết, tiện lợi khi tiếp thu Tây học, rất tiến bộ tân văn. Trạng Trình đã Tiên tri về chữ Quốc ngữ khi mở đầu bài Sấm Ký "vận lành mừng gặp tiết lành, thấy trong quốc ngữ tập tành nên câu", hai chữ "tập tành" rất thâm hậu, nghĩa là Đức Trạng báo rằng chữ quốc ngữ hệ la tinh sẽ phát triển thành phong hóa của ngữ ngôn Việt Nam... (cần hiểu ngạn ngữ Việt: "có phong hóa có khác, có tập tành có khác!?" Thế là ta vỡ lẽ, chữ Quốc ngữ hệ la tinh đã được "tập tành" từ cuối thế kỷ mười chín- XIX, đến đầu thế kỷ hai mươi XX đã trở thành Ngữ Văn chính thức trên trường Quốc tế của nước Việt ta... đúng lời Sấm của Trạng..!).
-------------------------------------------------------(còn nữa...)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét