Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn- Chiêm thời...“知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“...




5- Chiêm thời..!
(500 năm nghiệm đúng quanh ta..!)
Bí mật Sấm Trạng Trình- Tri nghiệm..!
Nhân ngày 30/4/-(1975..!)nhớ đến những khổ Sấm Trạng đầy sự trắc ẩn!!!
***
("Ô hô thế sự...!!! 烏 呼...(!) ")
***
Sấm Trạng Trình Nguyên văn:
烏 呼.(!) 世 事 萍 摓- Ô hô thế sự bình bồng!
南 北 荷 时 鐵 路 通- Nam bắc hà thời thiết lộ thông
胡 隱 山 中 毛 盡 白- hồ ẩn sơn trung... mao tận bạch...
鯨 居 海 外 血 留 洪- kình cư hải ngoại huyết lưu hồng
雞 盟 玉 受 天 傾 北- kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
牛 出 嵐 田 日 正 東- ngưu xuất lam điền nhật chính đông
弱 殆 應 來 溮 死 尚- nhược đãi ưng lai "sư tử" thượng
四 方 天 下 太 平 風- bốn phương thiên hạ thái bình phong ..!!!
-----------------------------------------------------(500 năm nghiệm đúng quanh ta!- PVH)
***
Lời dẫn: Đây là khổ Sấm Trạng được nhiều người vốn ưa thích nghiên cứu Sấm đã biết... nhưng để hiểu thì không cứ ở lời, ở câu hay ngôn từ, mà còn hiểu theo lối ngữ nghĩa ẩn... rồi "nối những ý mấu chốt" lại, mới vỡ lẽ... mới thành cái nghĩa thực..!. Nhưng cần hiểu rằng tuy bài này là một mạch "thất ngôn bát cú" song "sự kiện tiên tri" lại chia ra ở hai hoàn cảnh sự thế khác nhau, cách nhau tới 50 năm! Ôh hhô! đúng nghĩa!! Là cái tài tiên tri của Đức Trạng..! khiến cho sự khám phá rất khó... Ngoài ra còn gắn với những sự kiện lịch sử của nước Ta và nước Tàu... trải dài theo thời gian... 1925- 1975... Lại còn phải biết thêm lịch pháp, cách nói trong học thuật Tử Vi- Độn Giáp... cũng như thuật biến âm... (Bài Sấm này tôi thấy trong "Giai thoại Sấm ký Trạng Trình"- nhà xb Văn Nghệ Sài Gòn 1994- Vốn do tg: Phạm Đan Quế "biên soạn lại" từ các sách trước đây, nhưng chưa có sự giải thích thấu đáo..! cũng trùng khớp trong chép tay, do tôi chép lại và khảo cứu từ các cụ ở Cổ Am- Vĩnh Bảo 2001).
A-Giải từ: các từ ngữ Chữ Nôm: "ôh hô!- 烏 呼.(!) " là thán từ! bộc lộ sự cảm thương- lời than, cũng có ý về sự ngạc nhiên! trợ ngữ cho các câu văn than vãn, buồn phiền, tế tụng..; "thế sự-世 事" nghĩa là: sự đời, sự thế, cảnh biến đổi xã hội con người hàng ngày, buồn vui muôn vẻ lẫn lộn của con người: "thế gian sự thế đổi thay, trắng đen, thật giả, dở hay đủ chiều!"; "bềnh bồng-萍 摓" là ý nói về cuộc biến đổi xã hội của đất nước, thiên hạ bách gia, muôn sự trôi nổi, không có định hướng, cứ lung tung... mông lung, mang lạc khôn cùng (!); "Nam Bắc-南 北" nói về đất nước ta, từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, nhưng cũng hiểu rộng thêm: bắc chỉ từ Tàu (TQ), nam chỉ từ Ta (VN) ;"hà thời-荷 时" là đến thời ấy, đến giai đoạn ấy, ám chỉ về thời gian mà tương ứng có sự kiện này nọ...; "thiết lộ-鐵 路" "thiết- là sắt" "lộ- là đường đi" đây là nói về đường sắt; "thông-" là thông suốt, trôi chảy, không còn vướng mắc, từ điểm A đi tới điểm B; "hồ ẩn-胡 隱" Ở đây là danh từ, chỉ họ hồ, rợ hồ, ẩn, tức là Hồ ẩn trốn, nấp, lánh xa mọi người, dấu tung tích theo đúng nghĩa đen để...; "sơn trung-山 中" là ở giữa núi, ở giữa vùng núi non hiểm trở... Để hiểu thêm cần biết cũng có một khổ Sấm ký Trạng Trình bằng quốc ngữ mô tả rõ hơn, mà nay, ai cũng có thể đọc như sau:
"...gà kêu vượn hót vang lừng. đường đi thỏ thẻ thậm chưng khôn dò, nhân dân vắng mặt bằng tờ, sơn lâm vào ở đỗ nhờ "khôn thay (!), vua còn "cuốc nguyệt cày mây!"(???), phong điền vũ thuận thú rày: "an thân..!"(???), phong đăng hoả cốc chứa chan, vua ở trên ngàn có ngũ sắc bay, chính cung phương khảm vần xoay, thực thay thiên tử là "tay trị đời..!"(???), anh hùng trí lượng thì coi, công danh chẳng ngại tìm tòi ra đi...; (câu này có bản chép là "anh hùng trí lượng thì coi, trẻ già đâu đấy bồi hồi tìm đi..!)- (nhà xb Đại La 1945- Chu Thiên- Giới thiệu); "mao tận bạch-毛 盡 白" Ở đây "mao" là lông, mao cũng là danh từ, chỉ họ Mao: 毛澤東, "tận" là kết thúc, là hết, thoát khỏi!- theo nghĩa chỉ về thời gian hay giai đoạn, cách hiểu cũng có thể là "tới tận ngày ấy..!", "tận tới lúc ấy"; ở một nghĩa khác nói về sự cố gắng thì như "tận tâm tận lực, tận đáy lòng"... "bạch-" là trắng, là sạch, là minh bạch, là sáng, nghĩa dùng manh tính động từ thì là tẩy, rửa, xóa đi; "mao tận bạch"- có 2 nghĩa trái nhau: 1.là Mao (tới) tận... tận tới "sự sáng"; 2. là tận cuối... cuối tận "sự sáng" ẩn nghĩa sâu sắc thì "tận... sáng bừng! bắt kịp sự việc"; "kình cư-鯨 居": "kình-" chỉ loài cá lớn ngoài biển hung dữ; thí dụ: trong câu nói của Bà Triệu "ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, vượt ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển đông, quét sạch bờ cõi, cứu muôn dân khỏi phải lầm than đắm đuối...!"; ca dao có câu "kình nghê vui thú kình nghê, tép tôm ta lại vui bề tép tôm!"; "cư-" là cư trú, nơi ở, nơi đặt sự sống...; "hải ngoại-海 外" hải là biển, bể, đại dương... (chỉ Bể Đông) ngoại là ngoài xa, nơi chân trời, góc bể, tỷ như... Bể Đông...  ngoài Bể Đông...; "huyết-" là máu huyết, theo ngữ cảnh là ám thị chiến tranh, máu đổ...; "lưu hồng-留 洪": lưu là lưu lại, cũng là dòng chảy... hồng là chỉ màu sắc của máu (đỏ)! Máu chảy lênh láng; "kê minh-雞 盟" kê là con gà, minh là sáng rõ, ngữ ngôn ý tứ ẩn nghĩa theo văn cảnh... phép địa chi có 12 con giáp, thì kê là năm Dậu; "ngọc thụ-玉 受" ngọc là thứ quý giá, báu vật sáng trong..., thụ là già cả, căn cốt, cứng mạnh không thay đổi... Hai từ "ngọc thụ" ghép với nhau lại hàm nghĩa "ấn chính- thụ chứng" chỉ "Ấn Quốc Bảo" nội hàm quyền lực quốc gia dân tộc; "thiên khuynh bắc-天 傾 北" nghĩa là vận trời, ý trời nghiêng về phương Bắc; "ngưu xuất-牛 出" ngưu là con trâu, ứng với quẻ khôn trong bát quái, tính khí trùng trục, lỳ lợm, vô học, hung bạo, hay dung để ám thị chỉ chủ nghĩa nông dân... "xuất" nghĩa như xuất phát, nẩy ra, khởi sự, bắt đầu... Phép địa chi thì chỉ năm Sửu- con Trâu- là thì điểm xuất phát...; "lam điền-嵐 田"- thì "lam" là màu lam xanh, man mác; "điền" là đồng ruộng, nương rãy; "nhật-" là từ chỉ mặt trời, cũng dùng chỉ ngày kiểu như ta nói "giữa thanh thiên bạch nhật..! giữa ban ngày ban mặt"; "chính đông-正 東" chính là chính xác, đông là hướng đông, hai từ ghép chỉ chính đích tâm điểm hướng đông... Cách nói theo lịch pháp Độn Thái Ất thì "tý- ngọ- mão- dậu" là chỉ "bắc- nam- đông- tây"; "nhược đãi-弱 殆" nhược là bạc nhược, nhu nhược, tượng của nói là yếu đuối mất hết sức lực, thối chí... "đãi" là sẵn có bày ra, mở ra... trông thấy!...; "ưng lai-應 來" là bằng lòng đến hay bằng lòng bỏ đi... "sư tử- thượng-溮 死 尚" là ngôn ngữ ám thị, tìm thấy... theo sự biến âm trong thuật "bốc âm" mà Đức Trạng Trình hay dùng... thượng là thượng cấp, là bề trên, chức quyền cao kiểu như "thượng thư"; nôm na thì "sư tử thượng" là con "sư tử" nhảy lên... hihi! ; "bốn phương-四 方" thuần nôm: chỉ bốn phía xa tắp xung quanh...; "thiên hạ-天 下" là chỉ khắp nơi cộng đồng, trăm họ, dân dã, muôn dân đất nước ..; "thái bình phong-太 平 風" nghĩa xuôi thái bình là yên hàn, yên ổn... nghĩa nghịch là bất động, đứng yên, tiến thoái lưỡng nan..! hoặc không có gió bão!.
B-Giải nghĩa:
Lịch sử: bài Sấm ám chỉ thế sự từ 1925 tới 1985...: Bốn câu đầu rất khái quát, lại gắn với thời gian từ đầu thế kỷ 20- (XX): ấy là khoảng 1915 tới 1935, Người ta chứng kiến thế giới bấy giờ: mâu thuẫn của các nước Đế Quốc lên đến cực điểm. Sự phân chia thuộc địa và thị trường của các nước tư bản phương tây- sau Đại chiến 1- (I/ 14-18)... căng thẳng có thể bùng nổ chiến tranh bất cứ lúc nào; Cách mạng Vô Sản Nga 1917 đã cướp được chính quyền, lần đầu tiên một nhà nước Cộng Sản ra đời, đe doạ, hừng hực khí thế binh lửa. Những quan điểm cực đoan vô thức, “biên giới do kẻ mạnh!”; “chính quyền từ họng súng!”; “trí thức chỉ là cục phân!”van vân...; phong trào VS ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc, Việt NamNam Á... Nhiều dân tộc Châu Á kỳ vọng đến sự giải phóng nhân loại thông qua sự thống nhất Quốc tế Vô Sản do Lê Nin thành lập 1919- (QT-3)... Trong khi đó Đức- Ý- Nhật mưu toan Đại chiến, chia lại thế giới... Phong trào dân chủ, phong trào phản đế 1936- 1939 bùng nổ; Trung Quốc, nội chiến, 1929- 1934 chính quyền QD Đảng tiến hành khủng bố trắng Đảng CS... buộc C.S mở cuộc "Vạn lý trường chinh" Lập căn cứ mới tại Thiểm Tây. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng Trung Quốc, 1925- 1940 nhiều đảng phái được thành lập cứu nước, nổi bật là Quốc Dân Đảng và các CS Đảng, các Đảng xã hội khác... Tình hình thế giới và lục địa Á- Âu trước Đại Chiến hai- khó có thể kiểm soát... Lời Sấm thực y mực hệt:
Câu 1-/ "Ôh hô! thế sự bềnh bồng!" - Đây cà câu cảm thán! Than về cảnh thế sự "bềnh bồng" mất phương hướng! là sự thật hiển nhiên cho mãi tới ngày nay... Nếu nhìn vào "thế sự" từ đầu những năm 1900 đến nay 2012, đã hơn một trăm năm, thấy rằng, chưa bao giờ thế giới được yên, thế sự thay đổi một cách chóng mặt!... Chống Xâm lược? rồi nội chiến? rồi cực quyền... đúng sai? Ma Quỷ, người, đảo lộn... Một khổ Sấm khác Trạng nâng lên thành hình ảnh thế sự biến đổi:
"con mừng búng tít con quay,
vù vù chong chóng gió bay trên đài
nhà cha cửa đóng then cài
ầm ầm sấm động hỏi người đông lân
tiếc tám lạng thương nửa cân
biết rằng ai có dư phần cho ai
vắt tay nằm nghĩ dông dài
thương người có một lo hai phận mình!".
-Là chẳng rõ nguyên nhân ra sao? Đang sừng sững mà bỗng cái “rụp! 1989!” cả thành trì tan nát... Chính là tận thế! tận thức! tận thực!(*) đấy thôi! Mà còn không ai cảm thấy! Cũng tức là hết lối khoe khoang hoa mỹ, trở lại các giá trị chân lý muôn đời! nhận thức với bản chất thực của sự sống! "lo cho dân thì ít lo ta thì nhều!!!" hiu hiu! xong lại sợ hãi với cái quá khứ và bàn tay đầy máu và nước mắt của chính mình!!! Than ôi! Ôh hô!
-Mới có thơ rằng:
"Khuyên ai chí sĩ mọi miền
hãy đem chớp mắt nối liền ngàn năm"
...thì thấy rõ, dân chưa bao giờ được làm chủ đất nước hay làm chủ pháp luật của mình, mà ngày nay vẫn phân vị "pháp luật nhà nước" và "dân" một cách cô độc... Còn kia các nước CS bao giờ mới hết độc đảng, độc quyền? đến với tự do dân quyền, để nhân tài tranh cử, người dân trực tiếp lựa chọn con người và sự cống hiến thật sự. Bồng bềnh mãi ư? Sự duy tín và sùng bái với thủy tổ dân tộc vốn đương nhiên, nhưng thay vì như thế, bắt dân sùng bái với một kẻ cầm đầu bang đảng này nọ thì thực rất khôi hài? Câu cảm thán này "Ôh hô! thế sự bềnh bồng!" gần 500 năm... vẫn trùm lấp cả thời gian...
Câu 2-/ "Nam bắc hà thời thiết lộ thông". Câu này dễ hiểu! là chỉ dấu mốc thời gian, mà các việc của "sự thế" bắt đầu diễn ra... như là một thời điểm của sự tiến hành..(?) Cụ thể là từ đầu những năm 1885- 1900, Pháp bắt đầu xây dựng "thiết lộ"- tức "đường sắt" để nâng cao hoạt động kinh tế xã hội cho đất nước Việt Nam cũng như khai thác hiệu quả nền kinh tế tài nguyên Đông Dương. Nhà máy Toa xe, sửa chữa xe lửa, đầu máy chạy bằng hơi nước... ở Hà nội Hải Phòng bắt đầu được tổ chức... Đường Sắt VN là loại hình Giao Thông có sớm trong khu vực Đông Nam Á... Đến năm 1910 từ Hải Phòng đã có thể đi Vân Nam (nước Tàu) bằng "thiết lộ"; đến năm 1936, đường sắt VN theo suốt Bắc Nam cũng được hoàn thành từ Hà Nội vào tới Sài Gòn... Ấy là "thiết lộ thông": thuộc đất Nam Bắc Việt Nam, cũng gồm cả "thiết lộ thông" Bắc (bên Tàu)- Nam (bên Ta).
Câu 3-/ "hồ ẩn sơn trung mao tận bạch". Là lấy mốc "thiết lộ" mà Sấm tiên tri về Ông Hồ (HCM-胡志明) và Ông Mao (MTĐ-毛澤東). Ta thấy thời kỳ  1925-1940, Ông Hồ thường đi lại từ Quảng Châu về Cao Bằng- bắt mối liên lạc và xuất hiện tại các cuộc họp của các nhân sĩ Việt Nam yêu nước; tham gia VN độc lập Đồng minh hội như thể cách xem xét, mà mục đích là ẩn thân chưa xuất đầu lộ diện... "hồ ẩn sơn trung" Rất trùng với khổ Sấm nêu trên "sơn lâm vào ở đỗ nhờ... khôn thay! Phong điền vũ thuận thú... rày an thân.!" Còn Ông Mao thì sao? Ông Mao thời kỳ 1921- 1926 tham gia Đảng CS, nhưng khi Tôn Trung Sơn mất 1925, Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch kế nhiệm, liền hủy bỏ hợp tác với CS, rồi tiến hành khủng bố trắng những người CS thì Ông Mao dần dần có vị trí trong Đảng CS Trung Quốc. Kết thúc Vạn Lý Trường Chinh, lập căn cứ tại Thiểm Tây; giai đoạn 1935- 1936- Ông Mao từng bước nắm được thực quyền trong Đảng, về sau đến 1943 Ông Mao chính thức được bầu là Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng CS Trung Quốc... Khổ Sấm viết chính xác "Mao tận bạch" chính là ý nghĩa "sự thế"- Ông Mao bắt kịp "tận ánh sáng" tức là vai trò "tận bạch" với ý tận sáng- sang choi nổi lên một cách rõ ràng..! Nói một cách khác- "thế sự, sự đời đến thời điển này, hết giai đoạn sáng!" thiên hạ "bắc nam- tàu ta" chuyển sang thời kỳ tối tăm tắm máu!!...Và giai đoạn "thiết lộ thông" cũng là giai đoạn "hồ ẩn sơn trung, mao tận bạch" như "một cặp" bài trùng?? Cái ý của bài Sấm chính còn là điều đó: một cặp bài trùng”... (Cơ sở của sự thâm hiểu mối quan hệ đặc biệt của CS Tàu và CS VN..! mà hiện thực lịch sử đã trả lời hiu hiu!)...
Câu 4-/ "kinh cư hải ngoại huyết lưu hồng". tức thị 1930-1936- Thời điểm "thiết lộ thông" thì Chiến tranh Thế giới lần 2-(II) sắp sửa xảy ra... "Kình cư hải ngọai" chính là ám chỉ nước Nhật- khi ấy đang tích cực chạy đua vũ trang, chủ trương Đại Đông Á- chuẩn bị tích cực cho sự xâm lược Mãn Châu Lý, 1931; và đổ bộ vào Trung Quốc, chiếm Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh 1937... Vốn nước Nhật gồm hàng ngàn hòn đảo ngoài khơi- nơi "đường chân trời => hải ngoại" bừng sáng, nơi "mặt trời mọc"; Japan- có tư duy "phát xít" cùng thời điểm "thiết lộ thông" nên Sấm ám thị Nhật như loài "cá kình" hung dữ, muốn ăn thịt các loài cá khác! Thực vậy cuộc chiến trên mặt trận Thái bình dương do Nhật chủ động tấn công Mỹ tại Trân Châu cảng và Phi Luật 1941 chứng tỏ lời Sấm cực chính xác... "huyết lưu hồng"! Hihi.
-Ta nhớ một khổ Sấm khác cũng nói về nước Nhật:
"cách sơn bồng đảo nhân gian, lời truyền, thiên hạ hãy bàn trước xem, Chấn cung có đám may đen, hình như xương cẩu cắm nền kim ô! một mai nảy tích Đông Ngô, chư quân thủy bộ đình hồ vượt sang! Ba quân sức mạnh hổ lang, hỏa thuyền cung nỏ hải hàng từng trăm, chật sông đầy bể sôi tăm, hàn giang sùng sục đất bằng sấm reo, đông thành một khắc bay vèo, trần vương trật vẩy tây gieo đầu hàng, tướng quân lý nguyễn bình nam, cờ năm sắc trắng đỏ vàng tím xanh, gần xa nức tiếng nổi danh, thu đông chực đến hạ thành Thăng long, khắp nơi quân dậy kiến ong, chuông reo trống dục lở long đất trời, đêm đen lửa cháy khốc thời, nhà giàu mất của đứng ngồi thở than..!"
-Đây là toàn bộ lời Sấm nói về cuộc chiếm Mãn Châu Lý và Đông thành- Nam Kinh thất thủ năm 1937, mà Nhật Bản gây ra... không thể trật khấc vào đâu được!!!" Lời Sấm thật bi tráng. Có điều từ ngữ câu Sấm đầy ẩn dụ trong phép "bát môn- độn giáp" khiến nó trở nên bí hiểm, khó hiểu. Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao... hihi...!(Thí dụ, tại sao Sấm viết "hình như xương cẩu cắm nền kim ô"? Xin thưa: Ta hình dung khi "nheo mắt" nhìn lên tấm bản đồ, tức từ trên trời cao tít, nhìn xuống, nước "Nhật- Japan" có hình dạng "cô đặc lại" như "cái xương cẳng chó", mới gọi là "xương cẩu", nằm trên mặt nước biển đen ngòm... Bát quái nước là Khảm ()- thủy, thuộc Hắc Đế, tượng của nó màu đen nên mô tả là "kim ô" và Sấm đã rất khôi hài viết dấu đi như vậy!! hi hi..! Sẽ rất dài dòng để giải thích tiếp những câu Sấm đó...).  
-Trở lại chủ đề chính trong bài: Bốn câu trên (1,2,3,4) để lại một dư âm "sự thế" khác lạ... nửa đầu thế kỷ 20- (XX) như một sự khái quát "tình hình... diễn tiến xã hội bềng bồng... và hành tung trạng thái Mao Hồ ẩn hiện..." . Nhưng bốn câu sau lại tiên tri "sự thế" của "những năm cuối thế kỷ..!" tại Việt Nam... Xét ra chẳng ăn nhập cho lắm... nhưng thể cách "thất ngôn bát cú" lại rất hàm súc... Rõ ràng "thiên cơ tuy bất tiết, bất tức đắc ngôn nhiên" theo nhiều biểu hiện... vốn là như thế! Không thể cứ nói tuột ra!!
-Câu 5-/ "kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc". tức là năm địa chi con gà "kê minh"- 1945, Ất Dậu- ấn quốc bảo- mà tên chữ là "ngọc thụ"- ám thị "vật thể biểu hiện quyền lực" quốc gia dân tộc- Ai có "vật thể này" người đó làm chủ thiên hạ theo đúng nghĩa đen. Sấm dạy "Thiên khuynh bắc" tức nghiêng về bắc! Ở đây muốn nói rõ vận trời phù rịt cho chính quyền phương Bắc, tức Chính phủ- Hồ Chí Minh- Chính Phủ được thành lập 1946 ở Bắc Việt Nam. Điểm lại lịch sử:
-Ta chứng kiến năm Ất Dậu “con gà vàng”- Cách mạng tháng Tám- 1945 cướp được chính quyền từ Chính phủ Bảo Đại- Trần Trọng Kim, nói cách khác thì năm “Ất Dậu- kê minh” Chính phủ Trần Trọng Kim (thân Nhật???) đã trao quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Liên hiệp Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu- Một chính phủ đa đảng đại diện nguyện vọng của dân; Chứng kiến Đảng CS khi ấy không đủ uy tín, "bị"- dùng chữ "bị" để làm rõ bản chất..(!)- vâng "bị" Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán! Nhưng sau này lại nói là Đảng rút vào hoạt động bí mật!. Đến ngày 3-2- 1951 Đảng Cộng Sản đổi thành Đảng Lao Động VN... và ra công khai, HCM trở lại với nguyên hình- vị chủ tịch Đảng Lao Động VN- tức Đảng CS. (đến đây thì ta biết các nhân sĩ yêu nước đã bị Chính phủ HCM đối sử bằng mặt trái của nó!!! sự sống của họ trong tầm ngắm đã được điểm danh! - Và thiên cơ đã phù rịt cho chính phủ ấy..!); Lần lượt:
-Từ 1946, Chính phủ HCM nhân danh lãnh đạo cuộc Kháng chiến Chống Pháp...
-Ngày 7-5 1954 giành được chiến thắng lẫy lừng ở Điện Biên Phủ, buộc Pháp ký Hiệp Nghị Giơ- never 21-7, và rút khỏi Việt Nam.
-Từ 1955 Việt Nam bị chia cắt làm hai miền... Miền Bắc C.Sản do Liên Xô- Trung Quốc giúp và Miền Nam C.hòa do Mỹ Viện trợ, chiến tuyến là vĩ tuyến 17- sông Hiền Lương (Quảng bình).
-Năm 1959 Phong trào Đồng Khởi đấu tranh chống chính quyền VN CH ở miền Nam.
-Năm 1960- Mặt trận DTGP Miền Nam thành lập.
-Ngày 5-8- 1964 sự kiện Vịnh Bắc Bộ, một tàu khu trục Mỹ bị bắn chìm; Mỹ ném bom miền Bắc, bắt đầu lại chiến tranh; Miền Bắc Tổng động viên Giải Phóng Miền Nam, mở rộng cả chiến trường Lào, Căm post...
-Năm 1968 Tổng tiến công tết Mậu Thân; bắt đầu tổ chức Hội nghi Paris về Việt Nam;
-Năm1969 Chính phủ CM lâm thời Cộng hòa MNVN của mặt trận DTGPMN ra đời.
-Ngày 27-1- 1973, Hiệp định Paris về VN được ký kết; 29-3- 1973 Người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi VN;
-Mùa Xuân 1975- Ất Mão Bắc Việt CS triển khai chiến dịch HCM- Tổng tiến công Sài gòn, "giải phóng" Miền Nam thống nhất đất nước. Cụ thể:
-Tháng 3-1975 bắt đầu chiến dịch HCM- tổng cộng 50 ngày tổng Tiến Công và nổi đậy, mở đầu Gỉai phóng Buôn Mê Thuột 10-3; Ngày 25-3 Gỉai phóng Huế; 29-3 Gỉai phóng Đà nẵng;
-30-4- 1975, giải phóng Saigon; kết thúc 30 năm ( từ1945).
-Ng 25-4-1976 tổng tuyển cử bầu QH chung thống nhất (khóa-VI); 2-7 QHội họp kì đầu tiên đổi tên nước thành nước CH XHCN VN.
-Vậy điểm qua năm tháng lịch sử... những người nay đã thất tuần- diện cổ lai hy! là những người chứng kiến thế sự đời mình, thấy rõ Sấm Trạng y mực hệt "Thiên khuynh bắc- tức Trời phù rịt cho chính quyền phương Bắc..? đúng quá!.". Tôi không bịa tý nào. Vận trời hoa ra thế đấy(?).
Câu 6/- "ngưu xuất lam điền nhật chính đông". Câu này thú vị đây! ẩn ý đến "năm con trâu"- năm mà tượng của nó một màu lam biêng biếc... ấy thì là sẽ dẫn đến: "nhật chính đông". Bây giờ điểm qua các năm Sửu con trâu xem nào? kể từ "kê minh- con gà- 1945- Ất Dậu", ta có:
-Năm 1949- Kỷ Sửu: con trâu đỏ! kỷ thuộc hỏa, mà ngũ hành thuộc "tích lịch hỏa- lửa Sấm sét"- địa chi- mình thổ, cho nên là trâu đỏ!.
-Năm 1961- Tân Sửu: Con trâu vàng hoàng thổ! Tân thuộc kim, mà ngũ hành thuộc "bích thượng thổ- đất trên vách"- địa chi minh thổ, nên là con trâu vàng! (hoàng thổ).
-Năm 1973- Quý Sửu: con trâu xanh! Quý thuộc thủy, mà ngũ hành thuộc mộc "tang đồ mộc- gỗ cây dâu" địa chi mình thổ, nên là con trâu xanh, thiên can tương sinh địa chi, lại càng xanh ngút ngát! cánh đồng dâu thật sự! một màu lam đây rồi! Đúng là "Ngưu xuất lam điền" chẳng thể trật khấc đi đâu được!.
-Đến đây ta nhớ tới "Chinh phụ ngâm"... một áng thơ nổi tiếng của Đoàn thị Điểm, có những lời ai oán :"Càng trông lại mà càng chẳng thấy, thấy xanh xanh những mất ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắy một màu, lòng chành ý thiếp ai sầu hơn ai?"- là nỗi buồn biệt ly khi người thiếu phụ tiễn chồng lên đường tòng chinh, bóng chàng khuất dần trong bạt ngàn dâu bể? "trải qua một cuộc bể dâu..." (Nguyễn Du)... biết khi nào chàng trở về..! Ta liên hệ tới cuộc chiến hiện thời... khi ấy...
-Vậy Năm Quý Sửu- 1973 "ngưu xuất lam điền" có gì lạ? Có đấy mà ta không nghĩ ra đấy thôi..(?) Chính là: 1973 Hiệp nghị Paris đã được ký kết ngày 26-1- 1973; Theo hiệp nghị này, Quân Mỹ phải rút hết về nước trước 29-3-1973! và kết thúc cảnh biệt ly "cung oán ngâm khúc!"? Có đúng vậy không? Xin thưa! Hoàn toàn đúng! cả thế giới chứng kiến lính Mỹ lần lượt hạ cờ rút khỏi Việt Nam- Phi trường Tân Sơn Nhất lần ấy cuối cùng... theo tinh thần Hiệp định...
-Tiếp theo: "nhật chính đông" là gì? Ai cũng biết "nhật-" chữ nôm- chính là chỉ "ngày", như ta quen dùng "thường nhật... thường ngày!", "nhật ký... viết thường ngày", vậy "nhật chính đông" là "ngày chính đông"! Đến đây lại phải biết thêm... Vâng, ai từng biết lịch pháp, quen bấm độn, bốc dịch thì hay dùng "cách nói chữ" để chỉ phương hướng như: "tý, ngọ, mão, dậu" để chỉ "bắc- nam- đông- tây"... Thí dụ nói "chúng đang di từ hướng tý sang hướng mão, tức là nói kẻ địch đang hành quân vòng từ hương Bắc sang hướng Đông". Do đó "ngày chính đông" thực chất ám thị là "ngày chính mão!"; lại cần thêm nữa... phải hiểu vòng Hoàng đạo của Trời thì "một ngày của trời bằng một năm của đất!"- cho nên "ngày chính mão" ám thị là: "năm chính mão!" nghĩa là chính: thái ất: tức năm Ất Mão! Đến đây thực rõ ràng "ngưu xuất lam điền nhật chính đông" là chỉ ra rằng "năm Quý Sửu “ngưu xuất lam điền” (rút..!).... sẽ tức dẫn đến “nhật chính đông”- năm Ất Mão (kết..!)".. . hehe! thú vị tình thâm!?
-Nhân đây tôi chen thêm một khổ Sấm nôm mà mọi người đã từng đọc, cũng trong sự kiện ký kết Hiệp nghị Paris (26-1 1973) này: Nguyên văn:
"phá điền than đến đàn dê,
hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng!
dê đi dê lại tuồn luồn,
đàn đi nó cũng một muôn phù trì!".
-Tại sao "phá điền... lại... than đến đàn dê"? Ta biết chữ "điền-" gồm chữ "khẩu ôm chữ thập, mà "phá điền... bỏ vành ngoài" thì chỉ còn chữ "thập-", tức là tung và hoành, ám chỉ chiến tranh, mà chiến tranh thì... Ôi! than khốn cho muôn dân! Đúng thế!. (trước kia các tiền bối cho rằng "dê" là dương, rồi gán "dương là tây dương" mà cho rằng Sấm ám chỉ người phương tây- người Pháp!, nhưng giải thích tiếp... thì tối nghĩa! Đành chịu) Chứ không biết rằng Sấm viết "đàn dê" là ám chỉ "dân lành", cho nên chiến tranh là chỉ tổ làm khổ dân lành mà thôi!; ta cần biết, sự ám thị "đàn dê, dân lành" cũng như người phương tây, người theo đạo thiên chúa chỉ "bầy chiên" cũng như "bầy cừu" của chúa vậy!. Tiếp câu: "hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng!" Tại sao lại nói vậy? Trước hết thế nào là "chuột rúc? Nôm na là chỉ "năm chuột- năm tý", có tiếng còi thổi lên! Là vì ngày 26-1-1973 ký Hiệp nghị Paris là ngày Dương lịch thuộc năm Sửu, nhưng "Âm lịch" vẫn là năm Tý- tức 23- tháng Chạp- Nhâm Tý; Và... dê về chuồng- tức Mỹ rút hết quân về! Đúng y trang như Sấm dạy! he he!.
-Còn như hai câu "dê đi dê lại tuồn luồn, đàn đi nó cũng một muôn phù trì!" là ý thế nào?. Hai câu này thực ra là chỉ rõ "tính chất" của "dê đàn" tức là dân tộc quốc gia nào thì "cái tính chất- dê đàn- dân tộc" cũng luôn phù rịt "tuồn luồn" theo "dân tộc quốc gia" đó! Tính chất ấy vốn "thâm căn cố hữu" và không bao giờ sai lệch! Tức phải hiểu đàn dê luôn theo con đầu đàn! Con đầu đàn đi đâu, chúng đi theo đó. Con đầu đàn lao vào húc!.. là tất tật đều húc... Từ cổ chí kim... từ xa xưa tới ngày nay... ta đã chứng kiến: Một khi kẻ cầm đầu- con đầu đàn, ra lệnh là "đàn dê" làm theo một cách điên cuồng... kể cả đó là các cuộc chiến, giết chóc một đàn dê khác, một dân tộc khác... thật sự phi lý tính, phi cảm tính một cách tang thương... Đó là các cuộc xâm lược... mà khắp nơi trên thế giới đã xảy ra... Than ôi! Cái tính chất "dê đàn thực nhỡn tiền!" khi nó chà đạp ngay cả chính dân tộc mình trong những hoàn cảnh éo lê! Khi kẻ cầm đầu nhân danh "đầu đàn"... để dẹp loạn... Đó cũng chính là các cuộc nội chiến giữa phe này phái khác nữa!... Vâng "dê đi dê lại  tuồn luồn... một muôn phù trì!" là như vậy! Câu Sấm đọc lên khiến các tiền bối nghe như ngớ như ngẩn, như đồng như bóng... chả hiểu mô tê mộc tệch gi... thì Nhỡn tiền ngay cả lúc này... Kẻ cầm đầu ký Hiệp nghị Paris (26-1- 73) rồi ra lệnh rút... và đàn dê Mỹ rút quân..! Hiu! hiu..!.
-Trở lại bài Sấm trên:
-Câu 7/- "nhược đãi ưng lai sư tử thượng". Câu này rất thú vị! Chả hiểu sao Sấm Ngài lại viết một câu lạ lùng? vế trên "nhược đãi ưng lai", duy danh định nghĩa từng từ... nhược là khiếp nhược... đãi là đãi đưa... thết đãi như bày ra? ư hừ.. Thì đấy sự bạc nhược, sự thối chí như đã bày ra rồi! trong hoàn cảnh Mỹ Rút quân, viện trợ bị cắt, từ hàng 1-3 tỷ USD/năm, chỉ còn 500tr usD cho năm 1974 hiu! hiu! (tư liệu web-). Nước Mỹ thì sao? Quốc hội Mỹ không trao quyền cho Tổng Thống của mình được tự ý chủ chiến hay chủ hòa, mà chỉ một mực đòi "Rút quân!"... Vị quân sư "Kít" thì lắm mưu nhiều kế cũng tịt ngòi... Mặc cho Người đứng đầu VN Cộng Hoà- Ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu la ó! Không được phớt lờ chính phủ của Ông, không được ký kết Hiệp nghị gì cả, ký thì nguy cho chúng tôi! Bắc Việt CS đã đưa quân tràn vĩ tuyến, chỉ chờ lệnh là đàn dê xông trận! Nhưng Ô. quân sư Kít nói cứng và cứ thừa lệnh TT Mỹ ký cho xong... Đúng là "nhược đãi ưng lai!". Còn "sư tử thượng là gì?" he.. he! từ trước nay, ai có thể biết đây! (Trong tập Sấm mà Phạm Đan Quế- biên soạn theo các tiền bối xuất bản tại Saigon 1994 có viết về khổ Sấm này nhưng không giải thích được!). Vâng nay tôi xin nói rõ: "sư tử thượng- chính là con sư tử nhảy lên một cách bạc nhược!- tức là "miền nam" nhảy lên đối phó với tình hình ấy... một cách bạc nhược!". Sao lại thế? độc giả không biết đấy thôi! "sư tử" chính là sự biến âm từ hai chữ... Vâng biến âm từ hai chữ "the South tiếng Anh- English language- là chỉ phương Nam"... (Tới đây cần biết nhiều từ ngữ mà Trạng Trình sử dụng rất hay dùng biến âm theo thuật bốc âm như tôi từng giải thích... Thí dụ: “mai gầm rắn ấy mới ra, đầu cả đầu nhỏ người ta khốn nhiều!” thì “Mai Gầm” chính là chỉ chủ nghĩa “Mark - Ênghel” đọc gằn trong cổ thành “mai gầm”; hay như “hoa đôi xứ ấy có chàng lý công” thì “hoa đôi” là âm tiệm biến từ “song hoa”, mà “song hoa” lại tiệm biến từ “singga” ẩn lướt trong từ “singgapor”). Chữ “South” âm Việt đọc là “sưu st”=>; âm gió bật đầu lưỡi st => “thành sư tử” Thế là vỡ nhẽ câu “nhược đãi ưng lai sư tử thượng" là Sấm tiên tri về một Miền Nam thất vận, thất co mà những người cầm đầu Chính phủ VNCH ở thời điểm 1975 đã đối phó với tình hình... sau sự kiện ký Hiệp nghị Paris về Việt Nam khi ấy, với một tình thế hết sức bạc nhược..!”.
-Câu 8/- “bốn phương thiên hạ thái bình phong”. Câu này có hai vế: vế đầu “bốn phương thiên hạ” thì chẳng cần giả thích! Ai cũng biết là thiên hạ rồi... Vế sau “thái bình phong” là thế nào? Có người không hiểu thì cảm hứng thốt lên “tới lúc ưng về sư tử dậy! thái bình mới tỏa khắp non sông!” Than ôi, một ly đi một dặm chẳng ăn nhập gì vào ngôn ngữ ý nghĩa từ vựng chi cả... “Thái bình phong” xin thưa! nôm na là gió lặng, là sự sự tĩnh lặng. Đây là câu mô tả quang cảnh hiện tình thế giới vào đầu năm 1975- chính vào lúc Chính Quyền VNCH- Ông Thiệu gặp phải hoạn nạn và cơ vận “nhược đãi ưng lai!”...Khi mà quân Bắc Việt CS tấn công ở mọi phía làm cho khắp Miền Nam rung chuyển, ngay cả dân Nam cũng nhanh chóng theo Mặt trận Giải phóng và nổi dậy; Quân Lực VNCH không thể ứng phó kịp với tình hình, lại thêm cái biệt lệnh “tùy nghi di tản” nhốn nháo, sau lúc QLCH thất thủ Đà Nẵng!... Thì xung quanh là các nước ÁSEAN như đứng im phăng phắc! Thế giới chẳng ai lên tiếng, lên án, hoặc cứu giúp mà còn coi đấy là sự hiển nhiên... Ngay cả Mỹ nước đồng minh vốn đỡ đầu cuộc chiến, từng vào sinh ra tử có nhau, cũng mặc cho VNCH- Ông Thiệu... muốn ra sao thì ra… Mỹ đã ký Hiệp Nghị để rút! Thì cứ tìm đường đào vong, khẩn cấp rút mọi cố vấn chuyên gia, mọi gia đình Mỹ đang sống ở Nam Việt... Máy bay tàu bò tháo chạy... cảnh di tản diễn ra!. Quả đúng là bốn phương thiên hạ thái bình phong, tức là cả thiên hạ đứng yên mà quan sát, mà nhìn, mà thây kệ!!!. Ta đã chứng kiến một nhà nước Nam Việt Nam thất thủ như thế, một thế giới đã chào cờ... đứng im như thế tại thời điểm 1975! Hiểu ra Vận trời? Lời Sấm? và phục tài Đức Trạng!.
-Đến đây bài Sấm “Ôh! Hô! thế sự bềnh bồng” đã được Giải thích đầy đủ! Sấm Trạng Trình thật tuyệt vời, đúng y mực hệt! Mọi việc do trời! những người mà nay ở tuổi “thất thập cổ lai” như tôi, từng trải qua năm tháng của chiến tranh, từng chứng kiến loạn lạc một thời! Còn ai không rõ nữa đây! tôi có đơm đặt gì cho Trạng đâu, các cụ xưa đã dạy: “Sấm Trạng sai làm sao được, chỉ là ta chưa ngẫm ra ấy thôi!”/.
---------------“500 năm nghiệm đúng quanh ta!. Bí mật đã được khám phá! Tri nghiệm Chiêm thời- Khảo cứu- KTS Phạm Vũ Hội- Nhân ngày 8/4/ Nhâm Thìn- trước 30-4-2012- Hãy xem thêm "Hư thực muôn đời"- Truyện 2- viết theo thể truyện ngắn! trong Blog nay!)

Ghi Chú: (*)-"tận thế, tận thức, tận thực": Tận thế: là hết đường sống... mạt kiếp!; tận thức: là nhận ra chỉ có trí tuệ, tri thức cùng tự do- đa nguyên- nhân quyền mới đưa văn minh đến cho thiên hạ; tận thực: là chỉ có kinh tế thị trường tư bản hàng hóa mới đem đến phồn thịnh cho dân./
------------------------------------------------------------------------------------------
 ***  
Con Lạc cháu Hồng con Rồng cháu tiên- Tri nghiệm!!
--------------------------------

1 nhận xét:

  1. Cách giải rất hay và thuyết phục nhiều so với các lời bàn khác. Xin cho hỏi, phần chữ Hán của đoạn sấm là nguyên bản, hay là tác giả tự dịch từ âm sang? Cảm ơn.

    Trả lờiXóa