Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Mái Đình- Cây Đa- Bến nước...

***
 
 -Quy hoạch không gian chùa Đại Thống- Xã Tú Sơn- Kiến Thụy- Hải Phòng
(Phương án dựa trên khu đất hiện có Đình và Chùa cũ mở rộng đất phía sau- Xưởng Kiến trúc Tạo Hình- 2009- KTS Phạm Vũ Hội.)
---------------------------------------------------------------------------------
 

***
"Muốn về thăm mẹ thăm cha
nhớ rằng theo lối cây đa mái đình
hỏi ai quên cội quên cành...
gốc đa chẳng nhớ mái đình chẳng hay?
tìm cha kiếm mẹ bao ngày
canh tân xưa lại ngày rày canh tân
cha mình là Lạc Long Quân
nổi- chìm- khô- cạn... hồi lần nhớ ra..!"
-Quy hoạch không gian chùa Liên Hoa- Núi Thiên Văn- Kiến An- Hải Phòng
(Phương án 1-Xưởng Kiến trúc Tạo Hình- 2012- KTS Phạm Vũ Hội.)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi Chú: Sấm Nguyên văn: "Thạch lũ, mao yêm, đồng khô, hồ hạc, diện khảo kiến tầm "毛淹,枯胡涸,面考見尋". Theo quốc ngữ âm việt- truyền miệng là: "Bao giờ đá nổi lông chìm, đồng khô hồ cạn con tìm thấy cha, mười phần mất bảy còn ba, mất hai còn một mới ra thái bình"... Xin thưa: các bậc túc nho, cao nhân xưa và các cụ già quê tôi đọc những câu Sấm này cứ đau đáu, chỉ còn biết lắc đầu mà rằng: "Hóa ra ngược đời hết à!? sao đá lại nổi, lông lại chìm? sao đồng lại khô, hồ lại cạn? Lại còn mười phần, mất bảy còn ba?... lại mất hai còn một? Chậc! chậc!! Chiến tranh chắc còn dài lắm... chết hết đây! dân ta (bấy giờ là 1954) hơn hai mươi triệu mà chết tới chín phần? Thế hóa ra chỉ còn đôi ba triệu thôi sao?? Lũ chúng mày -chỉ đám trẻ- khéovẫn phải đi lính, đi trận đi mạc cả thôi!". Các bà lão thì xoa đầu chúng tôi một lượt, ngân ngấn nước mắt... "Khổ thân các cháu tôi! phổng phao khôn lớn thế này mà làm ăn... lại đi trận mạc mà chết sao? Đời bà chạy loạn, chạy lạc đã cam! đến các cháu tôi... thì chết mất... Lạy trời Sấm đúng ở đâu thì đúng, chứ mấy câu này đừng đúng! mất bảy còn ba, mất hai còn một... thì cái làng nước này cái dân tình mình sống sao đây! Ôi nghe các ông mà nẫu cả ruột! hư..hừm!"... Có cụ bật lên như chợt giật mình "thì Tưởng Giới Thạch, chạy ra Đài Loan đấy! Thạch là đá chả nổi là gì? còn Mao Trạch Đông? sao lại chìm được? đồng khô, hồ cạn là thế nào? hừ... phải đợi.. xem còn nhiều biến đổi nữa! Các cụ chỉ vào tôi "phải đợi đến đời cái thằng này may ra mới biết... cơ đây!"  
Thế rồi thời gian và chiến tranh: 1964- Tổng động viên... 1968 hội nghị Paris... 3/1973 Mỹ rút... 1975- 1976 thống nhất thành CHXHCN Việt Nam. 1978- 1979 chiến tranh biên giới Khmer đỏ; Phía bắc 2/1979 Trung Quốc xâm lược.. "dạy cho VN một bài học"... 9/11/1989 Bức tường Béclin sụp đổ: mười phần đã mất bảy- còn ba? (Những con số trong Sấm Trạng Trình đã kiến giải- kts PVH). Năm 2007 xuất hiện cuốn sách "Mao Trạch Đông ngàn năm công tội" của Tân tử Lăng- một cán bộ nghiên cứu giảng dạy tại Học viện quân sự Cao cấp, Đại họ Quốc Phòng Trung Quốc- (Tài liệu Tham khảo Đặc biệt TTXVN- 2008)- Vậy là lông chìm đã thấy..! liệu có gì biện minh cho sự chìm này? ôhô . Rồi... Trong năm 2008- lần đầu tiên giố Tổ Hùng Vương được tổ chức... và bắt đầu Con Lạc cháu Hồng được Nghỉ ngày Giỗ Tổ 10/3. Ấy là dân Việt đã tìm thấy cha mình là Lạc Long Quân và Mẹ là Âu Cơ- không còn nhầm lẫn! nhưng ít ai biết năm ấy là năm Nông Đức Mạnh làm TBT- mà Cụ Trạng đã chơi chữ "hồ cạn" hay "hồ nông" té ra cũng thế cả?.. thật thú vị. Tiếp Đồng khô là sao? bây giờ từ 2008- ai cũng biết Ô. PV Đồng TT đã ký công hàm 14/9/1958- "thừa nhận?" vùng biển Đông có Hoàng sa- Trường sa chủ quyền Trung Quốc? Vậy là cả vùng biển mênh mông bị TQ vin vào cái công hàm của Ô. này mà lớn tiếng xâm phạm chủ quyền VN... Nhưng cũng chẳng ai hiểu rằng: với cái công hàm ấy... Nước Việt chẳng còn biển- sự thực nếu đúng vậy thì chỉ còn đất liền- thế là "khô" mất rồi! mất vùng nước tức là khô! Chà sao Sấm Trạng lại cứ đúng tăm tắp y mực hệt thế nhỉ? he he! Sấm dạy "cơ tạo hóa phép màu khôn tỏ, cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao"..
-Vậy cho nên Sấm nói ngược đời, các cụ xưa không rõ - cuộc tàn thì rõ sáng như ban ngày!!. Có điều là thời gian biểu sẽ còn phân tích thêm hai chữ cạn và khô theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, chính khí và tà khí của lịch sử thì sự chính xác càng ý nghĩa sâu sắc hơn!  (đúng là 500 nghiệm đúng quanh ta- khảo cứu- chiêm thời 2001- KTS Phạm Vũ Hội).  
-------------------------------------------------------------------------------------------------
*****
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét