Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Mái đình- Cây đa- Bến nước...

Chùa Lũng Bắc- tên chữ là “Bảo Phúc Tự-寶福寺
Thuộc Xã Đằng Hải bây giờ Phường Đằng Hải- Quận Hải An Thành Phố Hải Phòng
***
-Chùa được phát công tích xây dựng khoảng thời Hậu Lê, chỉ còn lưu lại một vài tháp nhỏ. Nay cần được xây dựng lại để mở rộng
-Mô hình xây dựng: nhà 2 tầng, phía dưới làm các phòng nghỉ tăng, tiểu, làm việc, phòng ăn và bếp; giữa làm nơi thờ tổ, tập trung tín đồ tụng kinh, nghe giảng Phật pháp; phía trên là chùa chính thờ Phật, tòa Tam Bảo ở giữa, hai bên là ban Đức Ông và Mẫu. Tổng Diệt tích ~ 1200 M2. Chùa hình chữ Đinh, có cầu thang hai bên đi lên chùa. Ngày khởi công làm móng 4/10 Âm lịch năm Giáp Ngọ.
***

----------------------------------(Xưởng Kiến Trúc Tạo Hình Hải Phòng- KTS Phạm Vũ Hội)
***
Một số hình ảnh Hiện Trạng Khu Đất
 Và giai đoạn Thi công Thép Móng

 1/Khu đất xây dựng 
  


 2/Thi công thép móng:










***
------------------------------------------(Xưởng Kiến Trúc Tạo Hình Hải Phòng- KTS Phạm Vũ Hội).

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý Học- Càn Khôn- Chiêm Thời- “知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“... ***

Thế giới phức tạp... chu chuyển theo quái dịch... (Bí mật Cơ Dịch)
----------------------------------------
(Happy new year - Chuc mung Nam moi!)
-------------------------------------------------------------(minh hoa cua KTS Pham Vu Hoi)
***
Sấm Trạng Trình nguyên văn:
Kiền khôn phù tái khôn lường
Đào nguyên đỉnh phí quần dương tranh hùng
Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết
Giải hoành sơn tam liệt ngũ phân
Ta hồ vô phụ vô quân
Đào viên tán lạc ngô dân thủ thành...
*
天地循完陰陽愎- Thiên địa tuần hoàn âm dương phục
四方兵起四方彊- tứ phương binh khởi tứ phương cường
西暘境界西暘主- tây dương cảnh giới tây dương chủ
南國山河南國王- Nam quốc sơn hà nam quốc vương,
李鼎將懸嫌鼎重- Lý đỉng tương huyền hiềm đỉnh trọng
莫城欲築恐惶長- Mạc thành dục trúc khủng hoàng trường
橫山鹿走人人共- hoành sơn lộc tẩu nhân nhân cộng,
太嶺龍扉食感當- thái lĩnh long phi thực cảm đương(*)”.
*
--------------------------------------(Theo “Dịch quái đồ”- Đó là khoảng thời gian 1900-2050- PVH)
***
Có người thấy tôi nói về “âm dịch”... khó hiểu, hỏi: tại sao ông lại nói đến “hốc đen nhân gian?- 玄熇絪間”.
-Xin thưa: Tôi nghiên cứu Kinh Dịch lâu nay, không chú để soạn lời, mà cốt để xem xét sự vật; “Bát quái” định vị: Lưỡng Nghi- Đông Tây, thường được nói trong Kinh Dịch, "xin nôm hóa để bà bán rau cũng hiểu: “Cái Đực ~ Âm Dương”, bản thể là lửa dịch khí hạo nhiên của vũ trụ, mà xa xưa, các bậc tiền nhân nước Việt ta đã khái quát được! Từ Lộc Tục (chắc chắn!)- chính đấng Thuỷ Tổ người Việt, “Miếu Hiệu” thờ tự đời thứ nhất là Càn Chi- Kinh Dương Vương… cách ta nay khoảng 5000 năm!..
-“Quái dịch và thuật quái”, người đời sau gọi là Kinh Dịch (thực ra chính là "thuật Dịch học của người Kinh" (~dòng Lạc Việt), cũng là Đạo Dịch, đồng nghĩa~ Kinh Dịch) được xem là bảo quốc, được mã hóa khắc trên trống đồng, kiến thức đó, có thể thông suốt vũ trụ... Phải biết tường tận “Thuật quái” vốn phân biệt theo “bát quái” gồm “đầu mình và tứ chi” không khác thân thể của con người, cho nên dụng quái là dụng “hạo nhiên dịch khí” mà xét đoán thì không gì không rõ! Người xưa nói cúi xem “Hà Đồ(1)” ngẩng lên nhìn “Lạc Thư(2)” suy ngẫm là cái thâm ý muôn thuở của nhận thức!.
Ấy nên Sấm ở Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh, hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành(*) - 受根杪杪,木表青青,禾刀木樂,十八子成”- lấy "mộc làm tượng mà hóa suy", thì trời đất vốn có căn bản; chính là nhịp sinh học thông suốt xưa nay vậy.! Câu trên mô tả “cây đời- dịch mộc” ý nôm xin hiểu là:
(*)Căn cốt, khó nhìn, ảo ảo
Hình đời, khó xem, mờ mờ
Chiến mạch liên miên, dục dậy
Mười tám vận nguyên, thì thành!
Hỏi- Làm sao biết được? xin thưa: (minh chứng ấy là lời Sấm ngàn năm tuổi trong Đại Việt sử ký toàn thư và Phả hệ- Miếu hiệu 18 Đời Hùng Vương đều theo "Bát Quái + Thiên Can = 18", âm hưởng quy chiếu rõ tới tận nay và mai sau..!)
-đã giải thích trong bài “Việt Phù kinh”, khái quát thời gian trong chớp mắt sẽ rõ! Lại giải thích trong bài “Bí mật lời Sấm ngàn năm tuổi”.
Hỏi- Nhận thức bát quái thế nào cho sáng tỏ?
-Trả lời: hãy hiểu ấy “là ngôn ngữ, lại là hình tượng”, chính là “ký ngôn” cô đọng nhất, như thể chữ viết vậy; có điều chữ viết là ký ngôn của người, thì dùng để viết mô tả tư duy hành động trạng thái... của xã hội con người; còn “quái ngữ” là ký ngôn của “sắc thể vũ trụ- 色體宇宙” dùng để "viết", mô tả dịch khí suy hóa, tiên luận, tri lượng... khái quát toàn bộ sự thăng giáng cát hung của trời đất, quen gọi là thiên cơ, vận trời, tác dịch lên thế gian... Cho nên người xưa từng nói "chỉ một hào âm- một hào dương, đặt chồng lên nhau, đảo ngược đảo xuôi... mà có thể lý ra muôn vật, ẩn chứa sự biến hóa cát hung từ khởi đầu đến kết thúc, mô tả rõ cách vật, không gian, thời gian, trạng thái, màu sắc, luận ra, viết ra, diễn giải ra thiên kinh vạn quyển, mà ý tứ không thể sai lệch được!"- Vạn vật nhân loại ẩn chứa ở đó, Đức Trạng Trình khi đánh giá cô đọng về "Dịch Kinh" có thể nói là đã trả lại cho người Kinh (Việt), cái phép của Đạo Dịch:
"tồng thác vạn thù kim cổ sự- 總死萬讎今古事
thống tông nhất lý thánh hiền thư- 統宗一理聖賢書
nhất chu khí vận chung nhi thủy- 一周氣運終而始
bác phục đô tòng thái cực tiên- 剝復都從太极先"
-Cũng như ta có thể nói, thế giới này chỉ là Đạo thường của Đực Cái - Càn Khôn... “thiên hạ âm dương tương địch đạo- 天下陰陽 將迪道; thế gian đực cái đạo thường, sinh sinh bản dịch khôn lường cát hung- 世間男女道常- 生生本易險諒吉凶”.
-ví dụ nói: “nhất âm, nhất dương sinh sinh chi vị dịch- 一陰一陽 生生之為易- thường đạo!” thì “để đơn giản cho cả bà bán rau cùng hiểu” hãy nói là, hoặc có thể nói là: “một đực, một cái sinh sinh ra muôn vạn sự- đạo trời” và hiểu ngay ra... vạn vật, loài người, thiên sự, gốc đều gồm “đực- cái” tác dịch qua lại mà sinh ra... từ cây cỏ hoa trái, muông thú, côn trùng vân vân..? cũng cần phải nhớ đạo trời thăng giáng, tiêu trưởng, sinh hoại, quấy đảo, tiến dẫn phát triển, luôn bao gồm cát hung- lành dữ!.
-Hỏi: căn cứ vào đâu nói “hốc đen nhân gian”?
-Trả lời: muôn vật đều có âm có dương, như ta biết bầu trời dương, thì sáng, lòng đất âm, thì tối, nhưng bầu trời cũng có khi tối, lòng đất cũng có khi sáng; hay như ta chỉ thấy ngày và đêm, sáng và tối; mắt thường ta thấy sự sống ban ngày, nhưng không thấy sự sống ban đêm, mà tính sôi động về đêm không kém... lại thấy điểm đen trong ánh sáng, chứ không thấy điểm đen trong bóng tối, ngược lại ta thấy điểm sáng trong bóng tối, chứ không nhận rõ điểm sáng trong ánh sáng... Cũng như bề mặt địa cầu, núi thì cao, biển thì sâu, nhưng con người không nhận ra hình thấp của núi, hốc sâu của biển... Ngày nay khoa học phát hiện dần, nhìn rõ hốc đen... lộ sự sống ở bất kỳ đâu trong vũ trụ... Con người chỉ nhận thức được trong "ngưỡng thức" của mình mà thôi..!; Ấy là nhìn rất cụ thể từ vật chất, còn "thần khí" của “vật chất” lại là lĩnh vực siêu hình, phải dùng tiên luận, tri lượng, biểu cảm "tượng khí : thông qua ký quái" mà xét đoán, lại muốn thấy cả cát khí hay hung khí thì là cả một vấn đề mênh mông bể sở. Nói rằng: “diểu diểu thanh thanh- ảo ảo sáng sáng” tức là có thể nhìn nhận được, nhưng cũng là mô tả thế! Ai có thể có khả năng ... mới ngẫm ra, mới khắc họa được.
-Loài người theo sinh thái vốn tự nhiên, nhân gian sôi động, phản nghịch từ nhận thức, cũng có điểm cao của tâm thức, cũng có điểm sâu của ý thức... nghịch với tâm thức tại điểm sâu nhất giới hạn của địa khí, chính là "hốc đen nhân gian- sinh ra hốc đen nhân thế"... Trong đồ hình của bát quái tám quẻ, “hốc đen” đặc trưng là "hào khôn, tượng quẻ khôn"- kết khí của hỏa, xuất phát từ “địa hỏa minh di”; “ý thức” nằm trong sâu thẳm của quẻ dịch này chính là “hốc đen nhân thế” vậy!; khí của nó như khói đen mà nóng, khi luẩn quẩn thì tai họa, nhuộm đen hầu khắp, tính hạo áp đặt, cuốn theo, gặp dương sáng thì khởi săc, tan dần biến dần, giáng hạ, thành phồn thực, hiệu dụng. Bán kính của “hốc đen nhân thế” được tính bằng phép dịch biến của sự khu trú phong thủy, hành tung trạng thái quen luẩn quẩn, lai lai khứ khứ tàng tàng; trong tầm ảnh hưởng của nó như ta muối dưa chua, sự lên men... làm cho muôn vật nhuộm đen.. "men" ấy là túi khí đen kịt của Địa Cầu, nằm đọng dưới chân Hymalaya, nhận khí lạnh từ phương bắc xuống mà đọng lại, vón cục lại, chìm xuống, chủ yếu định cư ở Phương Đông, hình nón giữa đồ hình Trung nguyên- Hoa Lục, ít thoát ra ngoài(*).
Bị chú:(*)- Minh chứng là Trung Quốc bành trướng, mở rộng lãnh thổ khá hiệu quả (!); trường hợp người phương bắc xâm lược Trung Quốc, không thể cải hóa Trung Quốc, trái lại sau một thời gian, chừng 70 năm, họ đều bị Hán hóa, trở thành người Trung Quốc như các tộc Nguyên Mông- Mãn Thanh... Cũng ví như bất kỳ ai chui vào hầm khai thác than đá, khi quay ra khỏi cửa hầm, tất cả đều đen nhẻm như nhau, lên mặt đất gặp gió, bụi đen sẽ bay dần; vì thế người Trung Quốc xa xứ, ly hương lâu ngày, họ sẽ gột rửa dần hạo nhiên “hốc đen nhân gian” và tráng kiện như các dân tộc khác. Nói vậy tôi muốn nhấn mạnh “hốc đen nhân thế” cũng có giới hạn bán kính của nó, mà cụ thể (tôi đã toán theo quái dịch) chỉ trong vùng Hoa Lục, xưa và nay mà thôi!. Nếu Trung Quốc, xâm lấn bất kỳ đâu ngoài vùng “hốc đen” họ chỉ có chiến thắng tượng trưng, không mau rút, sẽ bị đánh cho tơi bời nhục nhã! cửa trận bát quái luôn mở... "Hình Thể Phong Thủy" xưa nay là vậy, ai biết thì biết, không biết thì không, cũng khó mách bảo cho thiên hạ hiểu biết đầy đủ được "nhất quái nhất biến, nhất cát nhất hung chi dịch-一卦一變 一吉一凶之易". Lại phải biết thêm rằng: Người Trung Quốc xưa vốn cũng biết điều này, cho nên Sử Sách Tàu luôn coi mình (TQ) là “ở giữa- ở trung tâm, đầy tính ngạo mạn mà tự thị tự vấn?”- hạo nhiên hôc đen vận khí, vốn chỉ cuộn vào, lỳ lợm trùng trục, không mệt mỏi, mới coi xung quanh là “Cơ Chỉ" theo nghĩa "Phên Dậu- Da Lông- Mi Tóc” (đọc các sách sử nội ngoại biên đều rõ);họ khinh miệt các “giống ngoại biên" là “man- di- hung- dị” mà tự sướng, dẫn tới thái quá; không biết rằng xung quanh "hốc đen nhân thế" "quái lượng" nhạt dần, phong thủy đã khác hẳn, thanh sắc thái hanh quang minh rộ lên muôn vẻ. Đức hạnh của "Khôn Quái" trong Kinh Dịch được xác định "元亨利牝馬 之貞-nguyên hanh, lợi tẫn mã chi trinh"- ví nó như con ngựa cái!- chỉ có như vậy mới có thể giữ đạo, hành đạo- (Những người cầm đầu Trung Quốc cần hiểu được điều này: Tần Thủy Hoàng là một ví dụ, phía Bắc đắp Vạn lý trường thành; phía Nam ngưng tại dãy Lĩnh Nam- mới khám phá ra Uý Liêu là bậc Thông Dịch!. Xem đấy mà hiểu ra muôn vật đều có gốc tích của nó!! Cũng do đó ta biết Lý Thường Kiệt, một bậc anh kiệt trong sử sách nước Nam, hẳn cũng rất thông dịch, nắm chắc phần thắng mà hào khí đêm đêm ca hát, cốt để báo cho giặc biết: "Nam quốc sơn hà nam đế cư, hiệt nhiên định phận tại thiên thư, như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, nhữ đẳng hành khan thủ bại hư..!- 南國山河南帝居.黠然定 分在天書.如何逆魯來 侵掠.女等行慳取敗!").
-Lời bàn: Điều này rất quan trọng trong “quái dịch- biến dịch” để quan sát Thế Giới- Thời Đại- Địa Chính Trị. Nhân đây bàn rằng có kẻ nói "Giấc mộng Trung Hoa"; thứ nhất: đã là "giấc mộng" thì khi "tỉnh lại" làm gì có thật, kiểu "Giấc Mộng Nam Kha(3)"?. Thứ hai, hẳn kẻ ấy mơ về thời thiên hạ bị y xâm lược cướp bóc và đánh cắp "trí huệ" của người ta, rồi hoang tưởng về vị trí "thiên triều"... ở thời đại "Dân Quyền" khi mà chính Trung quốc vẫn là một nước "Cực quyền" thì cái bóng che mát dưới chân mình, cho dân tộc mình còn chẳng có, huống hồ muốn phủ bóng ra khắp thiên hạ, lân bang lân quốc?; Thứ ba, nếu "Giấc mộng Trung Hoa" đồng nghĩa "xâm lăng bá chủ thế giới" thì chính dân tộc Trung Hoa cũng không bị mắc hợm..! khói bụi từ hốc đen nhân thế gặp gió nước thì tan và thế giới ngoại biên luôn sáng sủa và phóng khoáng...
-Sấm Trạng viết nguyên văn:
"日出殿上天下太平"
nhật xuất điện thượng, thiên hạ thái bình"
-Đức Trạng Trình tiên tri mọi sự đều xuất từ "Hà Đồ - Lạc Thư", trước tác "Thái Ất Thần kinh" của người, những khảo cứu mà tôi viết trên "vanaptr" luôn đúng như mực hệt.
-----------------------------------------------(Tri Nghiệm Sấm ký Trạng Trình Lý học- Càn khôn- Chiêm thời- Khảo cứu của KTS Phạm Vũ Hội)./


Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý Học- Càn Khôn- Chiêm Thời- “知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“... ***

Thế giới phức tạp... chu chuyển theo quái dịch... (Bí mật Cơ Dịch)
----------------------------------------



Sấm Trạng Trình nguyên văn:
Kiền khôn phù tái khôn lường
Đào nguyên đỉnh phí quần dương tranh hùng
Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết
Giải hoành sơn tam liệt ngũ phân
Ta hồ vô phụ vô quân
Đào viên tán lạc ngô dân thủ thành...
*
天地循完陰陽愎- Thiên địa tuần hoàn âm dương phục
四方兵起四方彊- tứ phương binh khởi tứ phương cường
西暘境界西暘主- tây dương cảnh giới tây dương chủ
南國山河南國王- Nam quốc sơn hà nam quốc vương,
李鼎將懸嫌鼎重- Lý đỉng tương huyền hiềm đỉnh trọng
莫城欲築恐惶長- Mạc thành dục trúc khủng hoàng trường
橫山鹿走人人共- hoành sơn lộc tẩu nhân nhân cộng,
太嶺龍扉食感當- thái lĩnh long phi thực cảm đương(*)”.
*
--------------------------------------(Theo “Dịch quái đồ”- Đó là khoảng thời gian 1900-2050- PVH)
***
Có người thấy tôi nói về “âm dịch”... khó hiểu, hỏi: tại sao ông lại nói đến “hốc đen nhân gian?- 玄熇絪間”.
-Xin thưa: Tôi nghiên cứu Kinh Dịch lâu nay, không chú để soạn lời, mà cốt để xem xét sự vật; “Bát quái” định vị: Lưỡng Nghi- Đông Tây, thường được nói trong Kinh Dịch, "xin nôm hóa để bà bán rau cũng hiểu: “Cái Đực ~ Âm Dương”, bản thể là lửa dịch khí hạo nhiên của vũ trụ, mà xa xưa, các bậc tiền nhân nước Việt ta đã khái quát được! Từ Lộc Tục (chắc chắn!)- chính đấng Thuỷ Tổ người Việt, “Miếu Hiệu” thờ tự đời thứ nhất là Càn Chi- Kinh Dương Vương… cách ta nay khoảng 5000 năm!..
-“Quái dịch và thuật quái”, người đời sau gọi là Kinh Dịch (thực ra chính là "thuật Dịch học của người Kinh" (~dòng Lạc Việt), cũng là Đạo Dịch, đồng nghĩa~ Kinh Dịch) được xem là bảo quốc, được mã hóa khắc trên trống đồng, kiến thức đó, có thể thông suốt vũ trụ... Phải biết tường tận “Thuật quái” vốn phân biệt theo “bát quái” gồm “đầu mình và tứ chi” không khác thân thể của con người, cho nên dụng quái là dụng “hạo nhiên dịch khí” mà xét đoán thì không gì không rõ! Người xưa nói cúi xem “Hà Đồ(1)” ngẩng lên nhìn “Lạc Thư(2)” suy ngẫm là cái thâm ý muôn thuở của nhận thức!.
Ấy nên Sấm ở Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh, hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành(*) - 受根杪杪,木表青青,禾刀木樂,十八子成”- lấy "mộc làm tượng mà hóa suy", thì trời đất vốn có căn bản; chính là nhịp sinh học thông suốt xưa nay vậy.! Câu trên mô tả “cây đời- dịch mộc” ý nôm xin hiểu là:
(*)Căn cốt, khó nhìn, ảo ảo
Hình đời, khó xem, mờ mờ
Chiến mạch liên miên, dục dậy
Mười tám vận nguyên, thì thành!
Hỏi- Làm sao biết được? xin thưa: (minh chứng ấy là lời Sấm ngàn năm tuổi trong Đại Việt sử ký toàn thư và Phả hệ- Miếu hiệu 18 Đời Hùng Vương đều theo "Bát Quái + Thiên Can = 18", âm hưởng quy chiếu rõ tới tận nay và mai sau..!)
-đã giải thích trong bài “Việt Phù kinh”, khái quát thời gian trong chớp mắt sẽ rõ! Lại giải thích trong bài “Bí mật lời Sấm ngàn năm tuổi”.
Hỏi- Nhận thức bát quái thế nào cho sáng tỏ?
-Trả lời: hãy hiểu ấy “là ngôn ngữ, lại là hình tượng”, chính là “ký ngôn” cô đọng nhất, như thể chữ viết vậy; có điều chữ viết là ký ngôn của người, thì dùng để viết mô tả tư duy hành động trạng thái... của xã hội con người; còn “quái ngữ” là ký ngôn của “sắc thể vũ trụ- 色體宇宙” dùng để "viết", mô tả dịch khí suy hóa, tiên luận, tri lượng... khái quát toàn bộ sự thăng giáng cát hung của trời đất, quen gọi là thiên cơ, vận trời, tác dịch lên thế gian... Cho nên người xưa từng nói "chỉ một hào âm- một hào dương, đặt chồng lên nhau, đảo ngược đảo xuôi... mà có thể lý ra muôn vật, ẩn chứa sự biến hóa cát hung từ khởi đầu đến kết thúc, mô tả rõ cách vật, không gian, thời gian, trạng thái, màu sắc, luận ra, viết ra, diễn giải ra thiên kinh vạn quyển, mà ý tứ không thể sai lệch được!"- Vạn vật nhân loại ẩn chứa ở đó, Đức Trạng Trình khi đánh giá cô đọng về "Dịch Kinh" có thể nói là đã trả lại cho người Kinh (Việt), cái phép của Đạo Dịch:
"tồng thác vạn thù kim cổ sự- 總死萬讎今古事
thống tông nhất lý thánh hiền thư- 統宗一理聖賢書
nhất chu khí vận chung nhi thủy- 一周氣運終而始
bác phục đô tòng thái cực tiên- 剝復都從太极先"
-Cũng như ta có thể nói, thế giới này chỉ là Đạo thường của Đực Cái - Càn Khôn... “thiên hạ âm dương tương địch đạo- 天下陰陽 將迪道; thế gian đực cái đạo thường, sinh sinh bản dịch khôn lường cát hung- 世間男女道常- 生生本易險諒吉凶”.
-ví dụ nói: “nhất âm, nhất dương sinh sinh chi vị dịch- 一陰一陽 生生之為易- thường đạo!” thì “để đơn giản cho cả bà bán rau cùng hiểu” hãy nói là, hoặc có thể nói là: “một đực, một cái sinh sinh ra muôn vạn sự- đạo trời” và hiểu ngay ra... vạn vật, loài người, thiên sự, gốc đều gồm “đực- cái” tác dịch qua lại mà sinh ra... từ cây cỏ hoa trái, muông thú, côn trùng vân vân..? cũng cần phải nhớ đạo trời thăng giáng, tiêu trưởng, sinh hoại, quấy đảo, tiến dẫn phát triển, luôn bao gồm cát hung- lành dữ!.
-Hỏi: căn cứ vào đâu nói “hốc đen nhân gian”?
-Trả lời: muôn vật đều có âm có dương, như ta biết bầu trời dương, thì sáng, lòng đất âm, thì tối, nhưng bầu trời cũng có khi tối, lòng đất cũng có khi sáng; hay như ta chỉ thấy ngày và đêm, sáng và tối; mắt thường ta thấy sự sống ban ngày, nhưng không thấy sự sống ban đêm, mà tính sôi động về đêm không kém... lại thấy điểm đen trong ánh sáng, chứ không thấy điểm đen trong bóng tối, ngược lại ta thấy điểm sáng trong bóng tối, chứ không nhận rõ điểm sáng trong ánh sáng... Cũng như bề mặt địa cầu, núi thì cao, biển thì sâu, nhưng con người không nhận ra hình thấp của núi, hốc sâu của biển... Ngày nay khoa học phát hiện dần, nhìn rõ hốc đen... lộ sự sống ở bất kỳ đâu trong vũ trụ... Con người chỉ nhận thức được trong "ngưỡng thức" của mình mà thôi..!; Ấy là nhìn rất cụ thể từ vật chất, còn "thần khí" của “vật chất” lại là lĩnh vực siêu hình, phải dùng tiên luận, tri lượng, biểu cảm "tượng khí : thông qua ký quái" mà xét đoán, lại muốn thấy cả cát khí hay hung khí thì là cả một vấn đề mênh mông bể sở. Nói rằng: “diểu diểu thanh thanh- ảo ảo sáng sáng” tức là có thể nhìn nhận được, nhưng cũng là mô tả thế! Ai có thể có khả năng ... mới ngẫm ra, mới khắc họa được.
-Loài người theo sinh thái vốn tự nhiên, nhân gian sôi động, phản nghịch từ nhận thức, cũng có điểm cao của tâm thức, cũng có điểm sâu của ý thức... nghịch với tâm thức tại điểm sâu nhất giới hạn của địa khí, chính là "hốc đen nhân gian- sinh ra hốc đen nhân thế"... Trong đồ hình của bát quái tám quẻ, “hốc đen” đặc trưng là "hào khôn, tượng quẻ khôn"- kết khí của hỏa, xuất phát từ “địa hỏa minh di”; “ý thức” nằm trong sâu thẳm của quẻ dịch này chính là “hốc đen nhân thế” vậy!; khí của nó như khói đen mà nóng, khi luẩn quẩn thì tai họa, nhuộm đen hầu khắp, tính hạo áp đặt, cuốn theo, gặp dương sáng thì khởi săc, tan dần biến dần, giáng hạ, thành phồn thực, hiệu dụng. Bán kính của “hốc đen nhân thế” được tính bằng phép dịch biến của sự khu trú phong thủy, hành tung trạng thái quen luẩn quẩn, lai lai khứ khứ tàng tàng; trong tầm ảnh hưởng của nó như ta muối dưa chua, sự lên men... làm cho muôn vật nhuộm đen.. "men" ấy là túi khí đen kịt của Địa Cầu, nằm đọng dưới chân Hymalaya, nhận khí lạnh từ phương bắc xuống mà đọng lại, vón cục lại, chìm xuống, chủ yếu định cư ở Phương Đông, hình nón giữa đồ hình Trung nguyên- Hoa Lục, ít thoát ra ngoài(*).
Bị chú:(*)- Minh chứng là Trung Quốc bành trướng, mở rộng lãnh thổ khá hiệu quả (!); trường hợp người phương bắc xâm lược Trung Quốc, không thể cải hóa Trung Quốc, trái lại sau một thời gian, chừng 70 năm, họ đều bị Hán hóa, trở thành người Trung Quốc như các tộc Nguyên Mông- Mãn Thanh... Cũng ví như bất kỳ ai chui vào hầm khai thác than đá, khi quay ra khỏi cửa hầm, tất cả đều đen nhẻm như nhau, lên mặt đất gặp gió, bụi đen sẽ bay dần; vì thế người Trung Quốc xa xứ, ly hương lâu ngày, họ sẽ gột rửa dần hạo nhiên “hốc đen nhân gian” và tráng kiện như các dân tộc khác. Nói vậy tôi muốn nhấn mạnh “hốc đen nhân thế” cũng có giới hạn bán kính của nó, mà cụ thể (tôi đã toán theo quái dịch) chỉ trong vùng Hoa Lục, xưa và nay mà thôi!. Nếu Trung Quốc, xâm lấn bất kỳ đâu ngoài vùng “hốc đen” họ chỉ có chiến thắng tượng trưng, không mau rút, sẽ bị đánh cho tơi bời nhục nhã! cửa trận bát quái luôn mở... "Hình Thể Phong Thủy" xưa nay là vậy, ai biết thì biết, không biết thì không, cũng khó mách bảo cho thiên hạ hiểu biết đầy đủ được "nhất quái nhất biến, nhất cát nhất hung chi dịch-一卦一變 一吉一凶之易". Lại phải biết thêm rằng: Người Trung Quốc xưa vốn cũng biết điều này, cho nên Sử Sách Tàu luôn coi mình (TQ) là “ở giữa- ở trung tâm, đầy tính ngạo mạn mà tự thị tự vấn?”- hạo nhiên hôc đen vận khí, vốn chỉ cuộn vào, lỳ lợm trùng trục, không mệt mỏi, mới coi xung quanh là “Cơ Chỉ" theo nghĩa "Phên Dậu- Da Lông- Mi Tóc” (đọc các sách sử nội ngoại biên đều rõ);họ khinh miệt các “giống ngoại biên" là “man- di- hung- dị” mà tự sướng, dẫn tới thái quá; không biết rằng xung quanh "hốc đen nhân thế" "quái lượng" nhạt dần, phong thủy đã khác hẳn, thanh sắc thái hanh quang minh rộ lên muôn vẻ. Đức hạnh của "Khôn Quái" trong Kinh Dịch được xác định "nguyên hanh, lợi tẫn mã chi trinh"- ví nó như con ngựa cái!- chỉ có như vậy mới có thể giữ đạo, hành đạo- (Những người cầm đầu Trung Quốc cần hiểu được điều này: Tần Thủy Hoàng là một ví dụ, phía Bắc đắp Vạn lý trường thành; phía Nam ngưng tại dãy Lĩnh Nam- mới khám phá ra Uý Liêu là bậc Thông Dịch!). Xem đấy mà hiểu ra muôn vật đều có gốc tích của nó!
-Lời bàn: Điều này rất quan trọng trong “quái dịch- biến dịch” để quan sát Thế Giới- Thời Đại- Địa Chính Trị. Nhân đây bàn rằng có kẻ nói "Giấc mộng Trung Hoa"; thứ nhất: đã là "giấc mộng" thì khi "tỉnh lại" làm gì có thật, kiểu "Giấc Mộng Nam Kha(3)"?. Thứ hai, hẳn kẻ ấy mơ về thời thiên hạ bị y xâm lược cướp bóc và đánh cắp "trí huệ" của người ta, rồi hoang tưởng về vị trí "thiên triều"... ở thời đại "Dân Quyền" khi mà chính Trung quốc vẫn là một nước "Cực quyền" thì cái bóng che mát dưới chân mình, cho dân tộc mình còn chẳng có, huống hồ muốn phủ bóng ra khắp thiên hạ, lân bang lân quốc?; Thứ ba, nếu "Giấc mộng Trung Hoa" đồng nghĩa "xâm lăng bá chủ thế giới" thì chính dân tộc Trung Hoa cũng không bị mắc hợm..! khói bụi từ hốc đen nhân thế gặp gió nước thì tan và thế giới ngoại biên luôn sáng sủa và phóng khoáng...
-Sấm Trạng viết nguyên văn:
"日出殿上天下太平"
nhật xuất điện thượng, thiên hạ thái bình"
-Đức Trạng Trình tiên tri mọi sự đều xuất từ "Hà Đồ - Lạc Thư", trước tác "Thái Ất Thần kinh" của người, những khảo cứu mà tôi viết trên "vanaptr" luôn đúng như mực hệt.
-----------------------------------------------(Tri Nghiệm Sấm ký Trạng Trình Lý học- Càn khôn- Chiêm thời- Khảo cứu của KTS Phạm Vũ Hội)./