Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý Học- Càn Khôn- Chiêm Thời- “知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“...

Ca khúc:
CỬU CHÂU...
"DO H ÙNG KH ỞI..!"!
-----------------------------
Lời: Sấm Trạng Trình
Nhạc: Phạm Vũ Hội
---------------------------------(PVH)

***
 *
 *
 *
 *
*

-------------------------(PVH)
***
Cakhuc:
Cuu Chau "do hung khoi"
*
*
Những câu Sấm trong ca khúc:
-------------------
1/-Cửu châu do hùng khởi.......九州由雄起.
Thập nhị sứ quân hành............十二使均行.
Thiên ý đồng nhân ý.................天意同人意.
Tam thập thước nhất thốn.......三十矩一寸.
1-Nghiệm chứng: Đây là chỉ thời Cộng sản, những "kẻ bất nhẫn" tự cho là anh hùng, gặp lúc dân chúng đói khổ, xã hội chưa yên trị "hóa công" chao đảo, từ một thứ "triết lý ma giáo - dùng phép giả định XHCS do hai Ô. Mark Anghel"- 1865 thêu dệt bịa đặt ra "thiên đường Cộng sản" - khiến bách tính các châu lục, hăng hái theo các Đảng CS, mục đích cướp chính quyền diệt hết người tài có tinh thần bác ái ...
-Phương pháp Cộng sản là tập trung của cải, cào bằng các giá trị vật chất, tinh thần và tính hiệu quả của lao động, tinh hoa nhân cách xã hội- làm xã hội tụt hậu, đời sống loạn ly, chinh chiến liên miên; vất bỏ bản chất sinh thái của sự sống Văn Đức tự nhiên... đưa lớp người duy ý chí võ công cực đoan lên điều hành xã hội..
-Đến lượt mình nắm quyền, thì tính ích kỷ và tham bạo độc quyền của CS còn trầm trọng hơn các thể chế XH trước đó, tự thần thánh hóa duy vật vô thức, vô thần... Mẹo nói dối lừa gạt lại có sức thôi miên quần chúng, bởi hàng hà muôn triệu ấn phẩm truyền thông. Tính chất cào bằng năng lực và trí tuệ được Sấm mô tả về trạng thái xã hội, hình ảnh ấy: ví như 30 mét cũng chỉ là 1 'thốn' ~ một phân.
(1thốn = một đốt ngón tay). Thập nhị sứ quân = tức 12 nước XHCN (xem "những con số trong Sấm Trạng Trình"- đã giải thích ở vanaptr.blogspot. com/. này!).
-Tuy nhiên sự xuất hiện chủ nghĩa CS theo như Sấm Trạng chỉ ra: Đó lại là ý trời ta quen gọi là Vận trời: "thiên ý đồng nhân ý".
**
2/-Phân phân tòng bắc khởi.......汾汾從北起.
nhiễu nhiễu xuất đông chinh......擾擾出東征.
2/Nghiệm chứng: Khổ Sấm này ám chỉ khí dịch trước và sau Đại Chiến thế giới hai (The World war II- The second war! khoảng cuối thế kỷ 19 sang thế kỷ 20) bắt đầu từ phương Bắc... Chiến tranh... The Firth War-I, thứ nhất, tiếp đến Second War-II, thứ hai; sau đó quay sang phương Đông... Kết thúc Chiến tranh từ 1945 tới 1947 hàng loạt nước giành được độc lập = sự trao trả độc lập của Anh, Pháp, Tây Ban. Hà Lan, Mỹ cho các nước ở Quần đảo Climangtan Nam Dương và Đông Nam châu Á: Ấn, Thái, Miên... Thiên dịch khí: "bất chiến tự nhiên thành-不戰自然成".
**
3/-bảo sơn thiên tử xuất............寶山天子出
bất chiến tự nhiên thành...........不戰自然成
lê dân đào bảo noãn..................黎民陶保卵
tứ hải lạc âu ca...........................四海樂謳歌
3/Nghiệm chứng: Sấm chỉ đến thắng lợi của Vua Gia Long và cái "tên" cụ thể... Cần nhớ "Bảo sơn Thiên tử xuất" hay "bảo giang thiên tử xuất" khác với "phá điền thiên tử xuất" tuy cũng là "xuất thiên tử" nhưng khí dịch khác nhau... cũng như ngày và đêm vậy! cách viết cốt che đi: "bất tức đắc ngôn nhiên" Thiên vận chỉ rằng Nguyễn Gia Long mới là "Chính Hoàng Đế- Chính Thiên tử!" Ít ai biết: Ngài còn có tên là Nguyễn Noãn- Trạng viết "lê dân đào bảo noãn" chỉ rất cụ thể, mà hậu sinh không thể hiểu hết, âu cũng là mẹo "hư hư thực thực" trong ngôn ngữ trận đồ..! Nhớ:
CHÚ Ý: "phá điền thiên tử xuất"- là cướp lấy bằng sức mạnh bạo loạn và ma quái, như các phong trào áo vải cờ đào! gọi là 'nguỵ'.
"Bảo giang thiên tử xuất"- là người thuận thiên lĩnh mệnh trời đứng ngôi Thiên tử do được dân ủng hộ. Thời nay phải- là do dân bầu trực tiếp!!!.
**
4/(!)...Thực vị lai..! Thực vị lai!........實位來實位來(!)
Nam môn vị tỏa bắc môn khai........南門位鎖北門開
**
4/Nghiệm chứng: Sấm chỉ thời Tây Sơn, khi Đông Định Vương Nguyễ Lữ cát cứ Xứ Gia Định nam phần, ăn chơi xả láng, bỏ bễ việc triều chính... thì 1778, Gia Long quay về phục quốc! Chính quyền Nguyễn Lữ bị tiêu diệt. Thanh thế Nguyễn Gia Long lên rất cao, chuẩn bị tiến đánh Quy Nhơn... Thì phía Bắc, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ sau khi dẹp nạn Nguyễn Hữu Chỉnh, định thoán ngôi khiến Vua Lê Chiêu Thống vội vã tìm đường cầu cứu Nhà Thanh... Đó là:
"chuyện thực đã đến! chuyện thực đã đến! Thực vị lai!
-Phía Nam đang lúc đối đầu với Nguyễn Ánh 1788 tại Gia Định chưa kịp đóng lại, thì phía Bắc 1789 đã phải đối diện với việc Lê Chiêu Thống cầu cứu Thanh Triều... đúng là: "Nam môn vị tỏa...  Bắc môn khai...".
**
5/Phong my ngọc điện lai lai vãng...蜂眉玉殿來來往
Nghĩ tự kim thành khứ khứ hồi........蟻字金城去去回
**
5/Nghiệm chứng: là "xã hội- trăm họ" lúc Lê Chiêu Thống bỏ kinh thành chạy cầu cứu quân Thanh, Tây Sơn Bắc Bình Vương, đang lúc ra Bắc 1778, lâm thế "lưỡng đầu thọ địch" phải ém quân ở Tam Điệp;  "Phong my": cái mắt con ong, chỉ con mắt kẻ quyền mưu châm đốt luôn để ý muốn cướp thành vàng điện ngọc; "nghĩ tự": con kiến tự sinh ra, là nói về quân giặc- quân trộm cướp nổi lên, những kẻ trước đã sống trong kinh thành như quan lại Lê Trịnh, khi loạn lạc, vẫn đi về tha của; ý nữa là con ong cái kiến quen châm đốt, hay lui tới cung điện lầu các, để thăm dò, do thám để cướp bóc, lai vãng... trộm đạo- điều tra tin tức..!
**
6/Bách tính âu ca thiên vũ dạ..........百性謳歌天宇夜
Cửu châu hoa thảo mả liên đôi.......九州花草禡聯堆
6/Nghiệm chứng: Xã hội Việt Nam những năm đó 1776-1778 như loạn "tứ chiếng", người dân sống trong nước mắt chết chóc như ca bài ca mưa- đêm dài vừa lo sợ đói khát... vừa lo bị trấn lột... "âu ca thiên vũ dạ". Nạn chém giết cướp bóc khắp nơi thời Tây Sơn... quang cảnh người chết dọc đường của Giặc Tây Sơn Chinh chiến ra Bắc, cảnh thể cả Cửu Châu "mồ mả" san sát đầy cỏ mọc... "hoa thảo mả liên đôi".   
**
7/Thử hồi chu ngũ thiên chu tống....癙徊如五千朱宋
Hảo bá  sơn đầu tử nhất bôi!............好霸山頭酒一杯
7/Nghiệm Chứng: Loạn lạc thời Tây Sơn... và ngay trong nội bộ 3 anh em "Nhạc- Huệ- Lữ" mỗi người cát cứ một vùng... được Trạng ví so sánh như thời "5 Đời 10 nước bên Tàu"- loạn cuối kỳ Nhà Đường, Chu Thế Tông chết, con còn nhỏ, triều đình chuyển sang nhà Tống (960)... đó là Triệu Khuông Dẫn được tôn lên ngôi, chỉ bằng một chén rượu của ba quân mà khoác áo hoàng bào...
**
8/hễ nhân kiến đã rời đất cũ
thì phụ nghuyên mới trổ binh ra
bốn phương chẳng động can qua
quân hùng các xứ đều hòa làm tôi
***
8/Nghiệm chứng: là lúc Quang Toản (con Quang Trung) rời Thuận Hóa, nơi đất cũ chạy ra Nghệ An, định củng cố thành trì ở đây án trụ: ấy là "nhân kiến đã rời đất cũ" ý nói "con ong cái kiến - nhân kiến, trứng kiến" rời đất Quy Nhơn- đất cũ. Tại Bắc Hà, tập hợp quân Bắc và Thanh Nghệ đánh Nguyễn Ánh... bị thua, bỏ luôn cả Nghệ An quê cũ... chạy tiếp ra Thăng Long... thì "Phụ Nguyên"- tức Nguyễn Ánh "trổ binh" đuổi theo. Bấy giờ quân Quang Toản đã tan, không phải chiến tranh chém giết, đến Bắc Ninh thì Toản, bị Thổ Hào bắt nộp cho Vua Nguyễn... Ây gọi là "bốn phương chẳng động can qua"- các nơi đều quy phục Nguyễn Gia Long.. tức đều "hòa làm tôi". Đất nước thu về một mối.
***
9/bấy giờ rộng mở quy khôi
thần châu thu cả mọi nơi vạn toàn
9/-Nghiệm chứng: Nguyễn Gia Long sau khi thống nhất, dẹp cướp biển từ Bắc vào Nam... Năm 1802 lên ngôi vua.. Năm 1804 xưng Đế đặt tên nước là Việt Nam, lập Bản đồ, sắp đặt Hành Chính: Tỉnh, Thành, Lục Lộ tuyên ngôn Lập Quốc chính đạo, đặt ngoại giao với các nước.. trở thành một nước Hùng mạnh ở Đông Nam Châu Á.. ấy là "rộng mở quy khôi".
***
10/lại nói sự hoàng giang sinh thánh
hoàng phúc kia đã định tây phong
làu làu thế giới sáng trong
lồ lộ mặt rồng đầu có chữ vương
***
10/-Nghiệm chứng: "Hoàng giang sinh thánh" một "ẩn dụ" mang nghĩa xuất xứ... từ lời tiên tri: "Bảo giang thiên tử xuất- 寶江天子出"-là chỉ Vua Gia Long. "Hoàng phúc kia đã định Tây phong" là ý nói "phúc trạch" của Gia Long... là ban đầu định áp dụng luật lệ như phương Tây (Pháp quốc) về cách thức Hành chính và phong hóa xã hội, những tiến bộ của Tây phương trong tổ chức bộ máy quản trị nhà nước; "lầu lầu thế giới sáng trong" là nói về trình độ năng lực của Nguyễn Ánh đã tìm hiểu biết rõ các mối quan hệ Tây Đông giao lưu thời bấy giờ. Tên "Gia Long-嘉隆" trong chữ "long- " có chữ "vương-". (vì không hiểu hết Sấm Trạng nên nhiều người cứ đi tìm Sông Hoàng giang ở đâu?; và loay hoay tìm xem "ai" có tên là Hoàng Phúc?)
**
11/Rõ sinh tai lạ khác thường
(có bản chép: "Thiên sinh tài lạ khác thường!"- chép sai chữ Tai
Thành chữ Tài khiến tiền nhân khó suy ngẫm, gán ghép lẫn lộn.)
Thuấn Nghiêu là chí Cao Quang là tài
11/-Nghiệm Chứng: Trong thời kỳ Nguyễn Ánh bôn ba chạy loạn Tây Sơn, Ngài gặp "tai ách lạ" là có lần vượt sông cưỡi trâu mà không bị Cá Sấu cản; có lần ngoài đảo không có nước ngọt, Ngài cầu trời cho đào giếng thì nước ngọt phun trào! Bị Tây Sơn quây bắt trên đảo Thổ Chu, như cá nằm trên thớt, Ngài cầu trời mở cho đường sống để sau lấy lại nước, tự nhiên sóng gió nổi lên làm tan tác thuyền chiến Tây Sơn, buộc chúng phải rút bỏ chạy...
................còn tiếp nữa!!.........
-------------------(500 năm nghiệm đúng quanh ta- khảo cứu- chiêm thời- KTS Phạm Vũ Hội.)
---------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------(PVH)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét