Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn- Chiêm thời...“知驗讖記狀程-理學乾坤-占時“...

***
*****
--------------------------------------------
***
恭祝新春-2011-新卯年
Cung chúc tân xuân- 2011- Tân Mão niên
庚新到運以吉以行中濱附道以
Canh tân đáo vận dĩ cát dĩ hành- trung tân- phò đạo dĩ
甲乙從來扶靈扶物天日復同扶
Giáp ất tòng lai phù linh phù vật- thiên nhật- phục đồng phù
----------------------------------------(Câu đối tết Tân Mão của Phạm Vũ Hội)
***
Nhớ về một câu Sấm cách nay đúng một ngàn năm!
Đại Việt Sử ký Toàn thư- và bí mật lời Sấm ngàn năm trước.
Sử chép:
"...Kỷ Dậu (1009) mùa đông... tháng 10... ngày Quý Sửu... Lý Công Uẩn tự lập làm vua. Trước đấy ở hương Duyên Uẩn, châu Cổ Pháp- Bắc Ninh có cây gạo bị sét đánh, người làng ấy nhận kỹ dấu sét đánh có những chữ:

受根杪杪木表青青禾刀木樂十八子成
Đọc: thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh, hoà đao mộc lạc thập bát tử thành
東阿入地易木發生震宮見日兌宮隱精
Đọc: đông a nhập địa, dị mộc tái sinh, chấn cung kiến nhật, đoài cung ẩn tinh,
六七年間天下太平
Đọc: lục thất niên gian thiên hạ thái bình
***
------------------------------------------------------(Theo sách Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên)
Theo "sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" viết (trang 251- tái bản 2004- dịch nghĩa) là:
"Gốc cây thăm thẳm. Ngọn cây xanh xanh. Cây hòa đao rụng. Mười tám hạt thành. Cành Đông xuống đất. Cây khác lại sinh. Đông mặt trời mọc. Tây sao náu mình; Khoảng sáu bảy năm, thiên hạ thái bình".
-Nhà Sư Vạn Hạnh (thời ấy) tự đoán riêng rằng:
-Câu "thụ căn diểu diểu", chữ "căn-根" nghĩa là "gốc"- gốc tức là vua;
chữ "diểu-杪" đồng âm với chữ "yểu-窔" nên dọc là "yểu";
câu mộc "biểu thanh thanh", chữ "biểu-表" nghĩa là ngọn, ngọn tức là bề tôi, chữ "thanh-菁" đồng âm với chữ "thanh-菁", nên đọc là "thanh-青" tức là "thịnh-盛";
hòa đao mộc là chữ "lê-梨"; thập bát tử là chữ "lý-李"; "đông a" là chữ "trần-陳", "nhập địa" là người phương bắc vào cướp;
câu "dị mộc tái sinh" là họ lê khác lại nổi lên (ám chỉ lý- vì trong chữ lý cũng có bộ mộc);
câu "chấn cung kiến nhật" thì chấn là phương đông, kiến là mọc ra, "nhật" là "thiên tử";
câu "đoài cung ẩn tinh" thì đoài là phương tây, "ẩn" cũng như lặn, "tinh" là thứ nhân...
Mấy câu này ý nói vua thì non yếu, tôi thì cường thịnh, họ Lê mất thì họ Lý nổi lên... Thiên tử ở phương đông mọc ra thì thứ nhân ở phương tây lặn mất..!- trải qua 6, 7 năm thì thiên hạ thái bình...
Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng:
"mới rồi tôi trông thấy lời Sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý sẽ cường thịnh, tất dấy nên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng ông là người nhân từ khoan thứ, lại được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay, người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai đương nổi nữa!. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong hãy thư thả hãy chết, để xem đức hóa công của ông như thế nào, thực là sự may, muôn năm mới gặp một lần".
-Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh, đem Vạn Hạnh dấu ở Tiêu Sơn... Và Ông có ý lấy ngôi từ ấy...".
-Vậy là theo phép đếm số học, 1000 năm đã trôi qua, mọi người cho rằng Thiền sư Vạn Hạnh đã đúng... vì sự thực Lý Công Uẩn đã thay Lê Ngọa Triều, tiếp dựng nền độc lập của Đại Việt ta... Vương Triều Lý kéo dài tới năm Ất Mão- 1225 (215 năm) mới đổi vận sang Nhà Trần...
-Thế nhưng chưa ai xét lại lời giải ấy của Thầy Vạn Hạnh, liệu có đúng không? Người Việt chưa một lần nghi ngờ! các bậc thông kim bác cổ khi viết sử sách cứ viết lại và truyền miệng theo... Chỉ đến Đức Trạng Trình- Người mới sử dụng đúng... mà thôi! Và tôi thì cho là Thầy Vạn Hạnh chẳng đúng tí nào! trường hợp này Thầy gặp may, và cái may ấy nhờ vận thời nhà Lê suy, vua Lê Long Đĩnh sống quá đồi trụy lại tàn bạo, mà giặc bắc đang ngấp nghé, loạn lạc khắp nơi... lịch sử đã có sự kiện lựa chọn bậc nhân kiệt là "Lý Công Uẩn"- làm điểm tựa... và cách triết tự của thầy Vạn Hạnh đã mê hoặc bao đời nay khiến mọi người cứ hiểu như thế...
-Dựa theo Lý học Càn Khôn- xét về bản chất dịch khí, lời Sấm trên đích thị là của "một bậc thần nhân Đại Việt" nói về cuộc thế... chứ đâu phải nói về sự kiện Lý Công Uẩn, bởi Dịch Học vốn vẫn mượn hình tượng "Mộc" để mô tả cây đời, mô tả cuộc thế sinh trưởng suy tiêu...
-Rõ ràng phải hiểu lời Sấm trên theo Khí Dịch Hạo nhiên- đó là lời tiên tri về sự phát triển XH loài người...
A/- Trước hết tham khảo câu Sấm Trạng Trình đã được nghiệm dẫn:
-Một đoạn Sấm trong quyển “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” của Trịnh Văn Thanh- Sài Gòn xuất bản 1966- được Phạm Đan Quế soạn lại, lấy làm bản chính trong “Giai thoại Sấm Ký Trạng Trình”- Nhà XBVN thành phố Sài Gòn 1994. (rải rác khắp các miền nam bắc cũng được lưu truyền trong dân gian được các bô lão cho chép tay)
-Nguyên văn- (khổ 2, 3, 4, theo PĐQ-SG 1994):
*/- hoà đao mộc lạc, thập bát tử thành, đông a nhật xuất, dị mộc tái sinh;
*/- chấn cung xuất nhật, đoài cung ẩn tinh, phụ nguyên trì thống, đế phế vi đinh;
*/- thập niên dư chiến, thiên hạ cửu bình
- lời thần trước đã ứng linh, hậu lai phải đoán cho minh mới tường!
Nghiệm dẫn lần lượt:
1-"Hoà đao mộc lạc, thập bát tử thành- 禾刂木樂十八子成.
Cách hiểu 1/- chữ hoà, chữ đao, chữ mộc- chắp thành chữ "Lê-梨"- cho rằng chỉ nhà Lê (?)- các cao nhân có khoa cử xưa nghiêng về cách hiểu này, than ôi vì bấy giờ mọi người chưa có điều kiện hiểu được lịch sử thế giới; và như thế cụ thể hơn- Lê Trung Hưng (1533- 1789) có mười tám (18) đời Vua đăng quang Thái- tử (kể cả Giám quốc Lê Duy Cận do Tây Sơn lập nên).
Cách hiểu 2/- nhưng xét về cuộc thế, cũng là nói lý về thời cuộc, sự thế nhân gian- ngày nay ta quen dùng cách nói: "tình hình thế giới, sự phát triển xh loài người"- thì "tình hình Thế Gíơi nói chung" và phương Đông nói riêng, từ thuở cha sinh mẹ đẻ, loạn lạc “hoà đao” liên miên đặc biệt thế kỷ XVII- XVIII chủ nghĩa thực dân phát triển từ Tây sang đông xâm nhập lục địa Ấn, Trung Á, Hoa lục, cùng thời với Mạc Phủ ở Nhật, Lê Trung Hưng ở VN; theo cách hiểu 2- thì lời sấm chỉ rõ thế kỷ XVIII- "thập bát tử"-(18)- thì thành, có nghĩa là vấn đề nhân quyền được hoàn chỉnh về nhận thức- đây là vấn đề cốt lõi của nhân loại, minh chứng bằng tuyên ngôn nhân quyền 1776 của Mỹ và cuộc CM dân quyền châu Âu 1789. (câu này là câu sự trùng hợp với 1 câu Sấm trong Đại Việt Sử ký toàn thư- như đã nêu trên)
2- đông a nhật xuất, dị mộc tái (phát) sinh- 東阿日出易木再(發)生.
Ý rằng- thời kỳ này (thế kỷ 18) phương Đông xuất hiện "một thời vận lạ" mà loài dị mộc phát sinh... tức hàm ý là chiến tranh "hòa đao mộc... nhưng là thứ mộc lạ" gây ra... ở vào thế kỷ XVIII- XIX...
-Ngày nay ta có thể hiểu: “dị mộc phát sinh” tức là chiến tranh lạ phát sinh- tức ám chỉ chiến tranh- tranh giành thị trường để khai thác, buôn bán, và còn... “khai hóa văn minh!”... chứ không phải chỉ là xâm lược để thống trị- là cái lạ so với trước... chính là chiến tranh đế quốc, chiến tranh thực dân và chiến tranh giai cấp do CS nổi lên đòi giải phóng nhân loại- bắt đầu từ thế kỷ XVII- XVIII- cũng đều lạ và khác trước- cho nên Sấm gọi là “dị mộc” là ám chỉ không phải mộc thông thường- cái ý thế!.
-Có bản chép "dị mộc phát sinh" không chép là "tái sinh"- trường hợp này chữ "phát-發" là đúng!- chữ "tái-" là do chép lầm!
-Sở dĩ chép chữ "tái" là vì nếu hiểu riêng VN chiến tranh liên miên từ thế kỷ XVI- XVII với cuộc tranh phân Nam- Bắc Triều... đi đến việc tập đoàn Nguyễn Kim- Trịnh Kiểm tái lập Lê Trung Hưng- thì chữ "tái-" lại cho là đúng! -ý này các bậc túc nho xưa thường hiểu vậy! Vì sao? Vì khi đó các cụ thường không hiểu hết lịch sử thế giới, thông tin chưa phảt triển, mà chỉ hiểu lân cận, lân bang, tầm khái quát không được rộng, chưa mang tính toàn cầu, thậm chí còn nặng khái niệm trời tròn- đất vuông. Nhưng nếu suy cho kỹ thì cuộc chiến Nam Bắc triều- thậm chí cuộc chiến Tây Sơn gây ra sau này vào 1771-1798 vẫn chỉ mang màu sắc Phong Kiến đồ vương đạo bá ... chứ không "lạ"- không thể là "dị mộc" như ý đã nêu đã xét!..
-Tuy nhiên khái niệm nhận thức xa rời dịch khí, sự phát triển cuộc thế, hẳn là không phải ý thực của sấm truyền...
3- chấn cung xuất nhật, đoài cung ẩn tinh- 震宮出見日兌宮隱精
Ý rằng- Phương Đông- chấn cung mà cụ thể tại vùng cực Đông có nước Nhật xuất hiện hùng mạnh nhờ biết canh tân pháp trị và ứng dụng công nghệ, thi đua với các cường quốc phương Tây; /mặt khác/ phương Tây mà vùng cực Tây (nước Mỹ) tiềm ẩn một quốc gia hùng mạnh dần lên... (nên hiểu chữ "tinh-精" trong dịch học biểu hiện là thuộc về khí dịch tinh quang- sự sáng. Ngoài ra sáng tỏ ý này cũng cần biết Sấm Trạng còn có câu "chấn cung hiện nhật quang minh, sóng lay khôn chống trường thành bền co; đoài cung vẻ rạng tăng thu, ra tay mở các đế đo vạn toàn).
-Một số học giả chỉ suy ngãm trong phạm vi VN- cho rằng chấn là nhà- Lê; đoài là nhà- Tây Sơn- về ý này- thì có thể khẳng định hoàn toàn sai- tại sao? vì như đã nói trên, bản sắc hình thái cuộc chiến Tây Sơn vốn không khác các cuộc chiến tranh đồ vương đạo bá trước đó, đồng nghĩa không phải là "dị mộc"!.
4- phụ nguyên trì thống, đế phế vi đinh-阝元持統帝廢為丁
-Là sự kiện lịch sử rất cụ thể:
Ý rằng- trong khi “dị mộc phát sinh”- tức chiến tranh "mộc lạ" phát triển... dù VN đã bị Pháp xâm lược, nhưng nhà Nguyễn vẫn được “giữ lại” quyền chấp chính bên cạnh toàn quyền Pháp tức "trì thống" cho tới lúc... Hoàng Đế Bảo Đại tuyên thệ từ bỏ ngôi vị làm dân thường, gọi là "vi đinh" trước cuộc CM tháng 8- 1945. Ở đây có triết tự, chữ phụ ghép với chữ nguyên thành chữ "Nguyễn- 阮";
5- thập niên dư chiến, thiên hạ cửu bình- 十年餘戰天下九平
-Là sự kiện lịch sử rất cụ thể:
Từ 1945 tới 1955 chiến tranh chống Pháp, thực ra cuộc chiến lục bục từ cuối 1944- mười năm có dư cho nên nói "thập niên dư chiến"...; từ 1955 tới 1964 thời kỳ hòa binh, đúng 9 năm- là "thiên hạ cửu bình". Biết rằng ngày 5-8-1964- miền Băc CS tổng động viên phát động chiến tranh giải phóng Miền Nam...
6- lời thần trước đã ứng linh, hậu lai phải đoán cho minh mới tường"
Ý rằng- cần đoán cho minh triết...
-Tóm lược:
-Vậy là Sấm Trạng Trình nêu hoàn cảnh thế giới trước nay đến thế kỷ XVII-XVIII, "tình hình chung" thế giới chiến tranh loạn lạc, mười tám thế kỷ thì "quyền dân- dân quyền" mới được khẳng định "lập hiến"- thực tế từ tuyên ngôn dân quyền 1776 của Mỹ tới cuộc cách mạng dân quyền Châu Âu 1789- đều thuộc thế kỷ 18- đi đầu là các nhà xã hội học, các triết gia Thomas Jefferson, Montesqueiu, Voltaire, Rousseau- xác định "dân- là chủ đất nước"; nhưng lại có cuộc “chiến tranh do loài dị mộc gây ra”- hòa đao liên miên, bối cảnh ấy phương Đông- chấn cung, một nước Nhật xuất hiện cường thịnh, đồng thời cũng tiềm ẩn ở đoài cung- phương tây, một cộng đồng phương tây đứng đầu là nước Mỹ- ẩn tinh là chưa lộ ra rõ nét- đang mạnh dần... (liên hệ với câu sấm "chấn cung hiện nhật quang minh, sóng lay khôn chống trường thành bền cho, đoài cung vẻ rạng trăng thu, ra tay mở các đế đô vạn toàn- Sấm Trạng Trình)...
-"Mộc lạ hòa đao" liên miên gây chiến là gì?- chính là các loại chiến tranh Đế quốc, chiến tranh thực dân và chiến tranh Cộng sản đòi giải phóng thế giới... không phải chiến tranh đồ vương đạo bá hình trạng thông thường...
-Trong bối cảnh ấy VN cũng bị “dị mộc chiến tranh” xâu xé, rồi mặc dù bị Pháp đô hộ nhưng nhà Nguyễn vẫn chấp quyền “trì thống” tới cách mạng tháng 8-1945; vua tự mình phế đi làm dân thường... Sau đó VN kháng chiến hơn 10 năm, hòa bình được 9 năm, lại bùng phát "dị mộc" chinh chiến!...
-Vậy là chúng ta đã khảo nghiệm Sấm Trạng- đã xác định lời Sấm nghiệm đúng với thời vận cuộc thế, được mô tả từ hoàn cảnh chung, cuộc thế, gắn với mô tả sự kiện riêng của Việt Nam, qua những ý tiên tri lừng danh.
Kết quả cuối cùng:
1/- hoà đao mộc lạc, thập bát tử thành: "cây đời" cuộc thế chiến tranh liên miên, (18) mười tám thế kỷ- giá trị nhân quyền mới thành. (lịch sử khẳng định từ Tuyên ngôn dân quyền 1776 tới cm nhân quyền thế giới- 1789)
- đông a nhật xuất, dị mộc phát sinh: phương đông xuất hiện một thời vận mà cuộc thế chiến tranh lạ phát sinh (Tại sao là "dị- lạ"- chính là chiến tranh đế quốc giành giật thị trường, chiến tranh thực dân nhằm chiếm đọat khai thác thuộc địa và lạ hơn là có cả sự "khai hóa văn minh"; ngoài ra còn có chiến tranh CS đòi giải phóng thế giới)
- chấn cung kiến nhật, đoài cung ẩn tinh: chấn cung- phương đông thấy chỉ có nước Nhật nổi trội hùng mạnh, đoài cung tiềm ẩn một nước Mỹ đang lớn dần... từ bắt đầu thành lập và từ từ xuất hiện trên trường quốc tế!
2/- phụ nguyên trì thống đế phế vi đinh: Việt Nam mặc dù bị Pháp đô hộ nhưng nhà Nguyễn vẫn trì thống chấp quyền, tận cm tháng tám, Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị- thành công dân nước Việt Nam dân quyền.
- thập niên dư chiến thiên hạ cửu bình: Việt Nam hơn 10 năm chiến tranh (1944- 1955), sau 9 năm hòa bình (1955- 1964), lại tiếp tục chiến tranh.
- lời thần trước đã ứng linh, hậu lai phải đoán cho minh mới tường!.: là cần minh triết.
B/-Trở lại lời Sấm trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:
(Với những khái niệm trước hết chiêm theo lý dịch càn khôn- Kinh Dịch Tân Khảo- 經易新考)
-Hãy thấy rõ rằng “loài người và tổ chức xã hội loài người hình thành phát triển” có lúc đồng điệu và có lúc phân liệt từ nhận thức ý thức… tới hành động…? lúc tỏ lúc mờ; lúc tỏ là phồn thịnh thái bình, lúc mờ là loạn lạc chết chóc… cuộc thế nhân loại diễn ra trên trái đất mà với suốt thời gian xã hội phát triển là chiến tranh liên miên vì sự tranh giành quyền lợi sơ đẳng của con người- Tự do- quyền mưu cầu- đấu tranh cho sự thừa nhận các giá trị "dân là chủ của đất nước".
-Thánh nhân phỏng điều đó như sự lớn lên của các loài thảo mộc, gọi là cây đời- như mầm cây xanh tươi theo thời gian lớn dậy… như cánh rừng nguyên sinh.
-Khái quát điều đó, người Việt -có thể là người đầu tiên?- đã khái quát toàn bộ sự phát triển nhân loại từ khởi thuỷ- tới trình độ văn minh, bằng nhận biết từ quái dịch độn giáp, được mô tả theo thể thức mà ta gọi là “Sấm truyền”, ghi chép ra từ năm Canh Tý 1000.CN (…1005?) thời điểm Khai nguyên kinh đô Thăng Long- Quốc gia Việt Nam (1010)…
-Nguyên tác:
”thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh, hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành, đông a nhập địa, dị mộc tái sinh, chấn cung kiến nhật, đoài cung ẩn tinh, lục thất niên gian, thiên hạ thái bình- 受根 眇眇,木表青青, 禾刂木樂(落?),十八 子成, 東阿入地,異木再生, 震躬見日,兌躬隱精, 六七年間,天下太 平”…
-Lời Sấm có 5 ý chính:
-Trạng thái chung của xã hội loài người là:
1/- “thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh- 受根眇眇,木表青青“
-Tức là: sự sống, sự tiến triển của loài người có cái căn cốt thực nhưng (mắt ta) chỉ có thể nhìn thấy mờ mờ ảo ảo, hình hình vẻ vẻ trong trong sáng sáng, mà-? (là ẩn ý nhấn mạnh) tuy vậy sự biểu hiện (trạng thái phát triển xã hội)… cũng có thể nhìn thấy? cũng giống cái cây có gốc, có ngọn, có bóng, có hình, có âm âm, có sắc sắc, có thỉ thỉ có chung chung…
2)-“hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành- 禾刂木樂(落?),十八子成“
-Tức là xã hội loài người luôn loạn lạc (để mà) phát triển… và cứ mười tám cung đoạn (quãng, kỳ, thời khắc, biến- ‘x=18’… là ẩn số) thì thành… Chữ lạc có 2 ẩn ý (mặt trái- mặt phải)- một là nghĩa rụng rơi, nhưng ý hai là vui vẻ phồn thịnh, đều có giá trị “suy gẫm”. Nhưng trải qua 18 thế kỷ thì thành và sự thực là thế kỷ XVIII con người đã khẳng định được nhận thức "trí tuệ và pháp luật- cộng sinh" đó là Tuyên ngôn dân quyền 1776 của nước Mỹ và tiếp đến là cuộc đại CM dân quyền Châu Âu 1789- tạo cho sự hoàn chỉnh một nhà nước Pháp quyền- đa nguyên- Tam quyền phân lập, thừa nhận thành quả "Dân là chủ của đất nước"/.
3)-“ đông a nhập địa dị mộc (tái) phát sinh- 東阿入地,異木(再)發生”
-Tức là: phương đông rơi vào thời kỳ tăm tối, mà do một thứ mộc (kỳ) dị (cây đời “kỳ” dị- tái ra..?phát ra..?) sinh ra, một thời (còn gọi là thì, theo nghĩa thời đại) tức… phải trải qua sự phát triển lạ..! đảo nghịch thiên nhiên. Suy nghiệm ra phương Đông rơi và tử huyệt- chính là trải qua các cuộc chiến tranh đế quốc, chiến tranh thực dân và chiến tranh do CS đòi giải phóng nhân loại.
4)-“chấn cung xuất nhật, đoài cung ẩn tinh- 震躬見日,兌躬隱精” tức là ở phương đông- chấn cung xuất hiện “nhật- thì” mới, tức là ngày mới- thời mới (thời này xuất hiện sau kết thúc chiến tranh do "dị mộc" hoành hành là các cuộc "ch.tr Đế quốc, ch.tr Thực dân, ch.tr giai cấp của CS"- và sau cả khi Liên Xô sụp đổ)- tức là thời kỳ các nước CS bắt đầu áp dụng chính sách đổi mới dở dở ương ương, cũng là "mộc lạ"- đua nhau kêu gọi đầu tư- Trong khi đó ở phương tây- tức đoài cung “ẩn” đi, (có lẽ ý rằng) không ồn ào lý sự nặng nề… mà cố làm sao (cho xã hội phát triển) như nguyện vọng- mục tiêu dân trí- dân quyền đã đặt ra- sách lược mềm dẻo... mở rộng thị trường, phát huy ảnh hưởng các tổ chức QT và các quyền phổ quát dân sinh tự do- đa nguyên- nhân quyền. Thời kỳ này (1998- 2011/... 2035) ta thấy phương đông đang phát triển sôi động, thách đố, trái lại phương tây không mạnh mẽ quyết liệt như trước?.
5)-“lục thất niên gian, thiên hạ thái bình- 六七年間,天下太平”
-Tức là (quái số- bí số tính được) thời gian, tìm ra (điều tiên tri)- thời điểm thế giới thái bình thịnh trị (tất nhiên mốc là từ năm 1000- Canh Tí).
Bình luận thêm:
-Trước hết cần khẳng định lời Sấm trong "Đại Việt Sử Ký" hoàn toàn mô tả sự phát triển của cuộc thế-cây đời- tức hình thái cụ thể của sự phát triển của xã hội loài người, rất chung nhưng cũng rất sát thực tế lịch sử.
-Để khảo sát cụ thể, cần thống nhất về sự phát triển của loài người, thế nào là một xã hội hoàn thiện? Cho rằng: Kinh tế đời sống ư? Khoa học kỹ thuật ư? Phương tiện vật chất ư? Tất cả gộp lại đều phát triển mà chiến tranh cứ xảy ra liên miên, con người với con người đối đãi nhau như loài vật? liệu có phải ấy là hoàn thiện? Chắc chắn là không!
-Vậy là gì? Có lẽ thế giới dễ dàng nhất trí về sự “hoàn thiện”- ấy là nhân cách trí tuệ? Đã vậy thì không ngoài sự phát triển nhân sinh nhân quyền, sự tôn trọng người với người… dẫn tới một xã hội được gọi là hoàn thiện nếu không phải là sự hoàn thiện nhất về ý thức và pháp luật trong phép cộng sinh… Rốt cuộc ngày nay văn minh nhân loại chính là vấn đề "Tự do- đa nguyên- dân quyền" cùng với "tam quyền phân lập" mà ta đang tranh đấu nhằm đạt được vậy! (với người xưa là: nhân- nghĩa- lễ- trí- tín).
-Phép tính số học: "lục thất niên gian" được tính như sau:
*
-Lục thất= (6+7) =13; niên gian= (9x9)= 81; (13x81)= 1053. thời điểm lời Sấm xuất hiện là năm 1000- Canh Tý. Thiên hạ thái bình: (1000+1053)= 2053 năm Quý Dậu.
*
-Thiên hạ thái bình: theo phép độn = 2053 Năm Quý Dậu;
-Rõ ràng Minh Triết VN cách ta một ngàn năm đã thể hiện tài tiên tri lừng danh của bậc kỳ nhân dân tộc Việt, tiên liệu sự phát triển cuộc thế thực tài tình./
-Đó cúng là Bí mật lời Sấm cách ta nay ngàn năm tuổi./
*
(3/2/2011)*
---------------------------(xuân Tân Mão-2011- KTS Phạm Vũ Hội- biên khảo theo Lý Học Càn Khôn)
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét