***
Hướng về quê Trạng
Hướng về quê Trạng
(Nhân việc lập dự án Quy Hoạch quê hương Trạng Trình 2000- 2001)
Bài viết cho Tạp Chí Cửa Biển HP
Bài viết cho Tạp Chí Cửa Biển HP
----------------------------------------------------------------
Kiến Trúc Sư Phạm Vũ Hội- Chủ trì dự án.
***
***
Năm 1985 kỷ niệm 400 năm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, người dân Việt Nam được biết thêm câu thơ: "Bao giờ Tiên Lãng chia đôi- Sông Hàn nối lại thì tôi lại về...". Đó quả là điều kỳ diệu- Kỳ diệu không phải chỉ ở lời và ý mà thực tế, kỳ diệu ở cái nghĩa đen- Một cầu phao sông Hàn được nối lại để dẫn khách về, một con sông đào được khơi thông... Đôi lần tôi cùng bạn bè trong Hội văn học nghệ thuật về thắp hương đền Trạng, nhìn dòng sông Hàn mà bâng khuâng... Người xưa đã về đó chăng? Những cuộc hội thảo, một vài bài báo đã giới thiệu về Sấm ký; rồi trong hiệu sách có quyển Giai thoại và Sấm ký Trạng Trình (Phạm Đan Quế- sưu tầm biên soạn- NXB Văn nghệ TP Sài Gòn-1994), tuy chưa đầy đủ, nhiều chỗ còn chấm lửng... nhưng lạ và thích thú như đọc Tam quốc chí, Tây du ký vậy. Bởi hồi nhỏ tôi vốn được nghe các cụ nói về Sấm ký, kí ức vẫn nhớ được đôi câu. Có một thời Sấm ký vắng bóng; dạo cải cách 1955-1956, tôi chứng kiến hàng đống sách chữ Tây, chữ Tàu bị đốt ở cửa Điếm Bến quê tôi, người lớn bảo nó là văn hoá Phong Kiến Đế Quốc, thật tội lỗi, có cả những cuốn gia phả, bây giờ chúng tôi phải tìm hiểu lại. Trẻ con chúng tôi cuỗm một vài cuốn giấy bản để phất diều, bố tôi còn giằng lại trộ: cán bộ nó biết thì chết đấy con ạ! chắc mẩm bị liệt vào loại sách mê tín dị đoan.
Thế rồi năm 2000 nhân dịp lập dự án đầu tư xây dựng quê hương Trạng tôi có dịp cùng các anh phụ trách xã Lý Học (quê nội), xã Kiến Thiết (quê ngoại) và các cụ già đi thực địa... lại được nghe thêm nhiều giai thoại. Quê nội quê ngoại Trạng Trình chỉ cách nhau con sông Hàn - còn gọi là sông Tuyết, qua lại tại bến đò Tăng Thịnh. Bờ đê cũ năm nào còn đó... còn bờ đê nay do đổi dòng đã lấn sang phía làng Am xấp xỉ hàng kilômét... bởi thế càng có lý khi nhớ đến câu: "Hà thời thạch mã độ giang - Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu- 何 時 石 馬 渡 江 此 時 永 吏 迎 昂 公 侯 "- cũng chính là câu “bao giờ ngựa đá sang sông, thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng”- Vậy thì ngựa đá hẳn còn bị thời gian vùi lấp đâu đó... Từng địa danh vẫn như vang mãi: Bạch Vân Am (đền Trạng), quán Trung Tân, chùa Song Mai, Bút Kình Thiên, Nghiên Long Đồ, bãi Lý Ngư Quần Ngọc, khu Dương Phần nằm trên thế đất hình nhân bái tướng có 5 lá cờ thần ... Nơi quê ngoại có khu Mả Nghè nổi tiếng rộng khoảng 5.000 m2 mấy trăm năm rồi mà chỉ có 3 ngôi mộ nằm giữa khu đất. Đó là mộ chí hai cụ Nhữ Văn Lan và con gái là bà Nhữ Thị Thục- mẹ Đức Trạng Trình; các vùng lân cận có chùa Thiên Hương, đền Thạch Khánh, cầu Trường Xuân, xuôi về phía biển có chùa Thái Bình... Mỗi nơi phong cảnh thanh thoát xanh tươi như đều đọng lại với lòng dân về những dấu tích bước chân của một danh nhân văn hoá kỳ vĩ và đầy ắp huyền thoại.
Tôi đã đề xuất một dự án đầu tư xây dựng liên hoàn bao gồm cả quê nội- quê ngoại Trạng Trình, dựa vào 3 nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch: Một là- gìn giữ trung thực phong cách truyền thống kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ. Hai là- xây dựng mà không "đô thị hoá". Ba là- giữ nguyên chân long... tức là vỉa gạch các đường thôn ngõ xóm theo lối truyền thống; tu tạo các cồn tre bụi cây rặng nhãn, khóm trúc; lập các tam quan tứ trụ, cây đa giếng nước; tượng đài có mái che, bình phong hoa văn tùng bách; có hồ Thái Nhâm, Thái Ât; sân dạo lát gạch bát tràng...
Nhưng rồi dự án mà tôi đề xuất chỉ thực hiện một phần bên quê nội mà ba nguyên tắc đặt ra đều chẳng được tôn trọng gì- Lẽ ra chỉ đầu tư chiều sâu tinh tế vào khu Am (đền Trạng) thì ở đây người ta đã mở ra một khu quy hoạch rộng, áp dụng hệ thống giao thông bàn cờ; lại thêm những cột điện bê tông, những cộ đèn cao áp xoè hình lá chuối. Một số rặng cây bị chặt quang làm đường dạo lát gạch lá dừa- Thật chẳng khác gì một công viên trong đô thị hiện đại. ấy là chưa nói đến việc đào hồ lớn, ảnh hưởng đến chân long- Một yếu tố phong thuỷ đang gắng được gìn giữ trong các yếu tố nhân văn truyền thống!
Đô thị hoá một di tích nổi tiếng là một nguy cơ đáng lo ngại, cần phải can ngăn- Thế nhưng can ngăn làm sao được khi mọi người đang hồ hởi xây dựng với một tư duy bề bộn hình thức, khuyếch trương để kịp với ngày kỷ niệm to tát cuối năm. Cho nên biết vậy mà vẫn phải chờ đợi ... chờ đợi một sự đồng nhất của tư duy. Bỗng tôi nhớ tới mấy câu của Trạng: "Long xà an sở ngộ- Đĩnh xuất tử tôn hiền- Nội ngoại phi nhị chí- Chung thuỷ như nhất yên- 龍 蛇 安 所 遇, 挺 出 子 孫 賢, 內 外 非 二 志, 終 始 如 一 安 (1)”(năm Rồng năm rắn gặp sự an lành, cháu con hiền thảo, nội ngoại chung sức, trước sau vẹn toàn..) . Cứ ngờ ngợ Long Xà nào đây bởi con đường từ quê nội sang quê ngoại Trạng chỉ đáng đi bộ 2 tiếng đồng hồ mà bây giờ vẫn xa lắc xa lơ; nội ngoại tuy gần mà vẫn cách ngăn biền biệt. Nguyễn Nhữ từ đường cũng còn đương lạnh lẽo khói hương, nền cũ, rêu mờ, cỏ lấp. Thật là:
Thế rồi năm 2000 nhân dịp lập dự án đầu tư xây dựng quê hương Trạng tôi có dịp cùng các anh phụ trách xã Lý Học (quê nội), xã Kiến Thiết (quê ngoại) và các cụ già đi thực địa... lại được nghe thêm nhiều giai thoại. Quê nội quê ngoại Trạng Trình chỉ cách nhau con sông Hàn - còn gọi là sông Tuyết, qua lại tại bến đò Tăng Thịnh. Bờ đê cũ năm nào còn đó... còn bờ đê nay do đổi dòng đã lấn sang phía làng Am xấp xỉ hàng kilômét... bởi thế càng có lý khi nhớ đến câu: "Hà thời thạch mã độ giang - Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu- 何 時 石 馬 渡 江 此 時 永 吏 迎 昂 公 侯 "- cũng chính là câu “bao giờ ngựa đá sang sông, thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng”- Vậy thì ngựa đá hẳn còn bị thời gian vùi lấp đâu đó... Từng địa danh vẫn như vang mãi: Bạch Vân Am (đền Trạng), quán Trung Tân, chùa Song Mai, Bút Kình Thiên, Nghiên Long Đồ, bãi Lý Ngư Quần Ngọc, khu Dương Phần nằm trên thế đất hình nhân bái tướng có 5 lá cờ thần ... Nơi quê ngoại có khu Mả Nghè nổi tiếng rộng khoảng 5.000 m2 mấy trăm năm rồi mà chỉ có 3 ngôi mộ nằm giữa khu đất. Đó là mộ chí hai cụ Nhữ Văn Lan và con gái là bà Nhữ Thị Thục- mẹ Đức Trạng Trình; các vùng lân cận có chùa Thiên Hương, đền Thạch Khánh, cầu Trường Xuân, xuôi về phía biển có chùa Thái Bình... Mỗi nơi phong cảnh thanh thoát xanh tươi như đều đọng lại với lòng dân về những dấu tích bước chân của một danh nhân văn hoá kỳ vĩ và đầy ắp huyền thoại.
Tôi đã đề xuất một dự án đầu tư xây dựng liên hoàn bao gồm cả quê nội- quê ngoại Trạng Trình, dựa vào 3 nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch: Một là- gìn giữ trung thực phong cách truyền thống kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ. Hai là- xây dựng mà không "đô thị hoá". Ba là- giữ nguyên chân long... tức là vỉa gạch các đường thôn ngõ xóm theo lối truyền thống; tu tạo các cồn tre bụi cây rặng nhãn, khóm trúc; lập các tam quan tứ trụ, cây đa giếng nước; tượng đài có mái che, bình phong hoa văn tùng bách; có hồ Thái Nhâm, Thái Ât; sân dạo lát gạch bát tràng...
Nhưng rồi dự án mà tôi đề xuất chỉ thực hiện một phần bên quê nội mà ba nguyên tắc đặt ra đều chẳng được tôn trọng gì- Lẽ ra chỉ đầu tư chiều sâu tinh tế vào khu Am (đền Trạng) thì ở đây người ta đã mở ra một khu quy hoạch rộng, áp dụng hệ thống giao thông bàn cờ; lại thêm những cột điện bê tông, những cộ đèn cao áp xoè hình lá chuối. Một số rặng cây bị chặt quang làm đường dạo lát gạch lá dừa- Thật chẳng khác gì một công viên trong đô thị hiện đại. ấy là chưa nói đến việc đào hồ lớn, ảnh hưởng đến chân long- Một yếu tố phong thuỷ đang gắng được gìn giữ trong các yếu tố nhân văn truyền thống!
Đô thị hoá một di tích nổi tiếng là một nguy cơ đáng lo ngại, cần phải can ngăn- Thế nhưng can ngăn làm sao được khi mọi người đang hồ hởi xây dựng với một tư duy bề bộn hình thức, khuyếch trương để kịp với ngày kỷ niệm to tát cuối năm. Cho nên biết vậy mà vẫn phải chờ đợi ... chờ đợi một sự đồng nhất của tư duy. Bỗng tôi nhớ tới mấy câu của Trạng: "Long xà an sở ngộ- Đĩnh xuất tử tôn hiền- Nội ngoại phi nhị chí- Chung thuỷ như nhất yên- 龍 蛇 安 所 遇, 挺 出 子 孫 賢, 內 外 非 二 志, 終 始 如 一 安 (1)”(năm Rồng năm rắn gặp sự an lành, cháu con hiền thảo, nội ngoại chung sức, trước sau vẹn toàn..) . Cứ ngờ ngợ Long Xà nào đây bởi con đường từ quê nội sang quê ngoại Trạng chỉ đáng đi bộ 2 tiếng đồng hồ mà bây giờ vẫn xa lắc xa lơ; nội ngoại tuy gần mà vẫn cách ngăn biền biệt. Nguyễn Nhữ từ đường cũng còn đương lạnh lẽo khói hương, nền cũ, rêu mờ, cỏ lấp. Thật là:
“quê cha quê mẹ còn nghèo,
chỉ mong có được cầu kiều bắc sang,
cánh buồm nhẹ lướt Hàn giang
Bể Đông mây trắng từng làn trắng mây
chuông chùa Thạch Khánh khô gầy
Thiên Hương nẻo khuất thuyền đầy khách thăm
Tràng Xuân kiều lặng bâng khuâng
Thái Bình choi chói một vùng Trấn Dương
ngao du Đông Hải- Đồ Sơn
lại về Kính Chủ- Động Tiên sớm chiều
sự già vui bạn theo theo
văn chương tri ngộ điều điều tự tâm
mặc ai xua đuổi hươu Tần
trăng lên lầu Hán hỏi thăm mệnh trời
dở hay thôi tự lòng người
bút hoa soi chép những lời thần tiên
chữ đề Sấm ký –bí truyền!
chữ Tâm thực sáng, chữ Thiền thực cao
chữ Tài, chữ Tuệ siêu sao
Trung Thiên Như Nhật vọng vào ngàn năm...!”...
Mấy trăm năm qua Trạng Trình được nhân dân ta nhắc đến và rất mực kính trọng. Tôi được chứng kiến lúc còn nhỏ ngồi vào lòng ông, nghe các cụ đàm đạo Sấm ký mỗi khi thời thế đổi thay. Câu chuyện chỉ xẩy ra trong lán thợ, càng đậm đà bởi đám thợ nghèo hứng khởi với mấy củ khoai luộc, nải chuối chín vàng, bát nước chè xanh- Có người vừa bình vừa thở khói thuốc lào mà chuyện về Trạng vẫn rất say sưa thú vị, mô tả rất mực huyền diệu về một bậc kỳ tài có một không hai của nước Việt ta. Cụ bà tiếp nước thì nhai trầu bỏm bẻm mà rằng: "Sao lại có người tài giỏi đến như vậy nhỉ?". Còn cụ ông thì câu cửa miệng là: "Ôi dào Sấm đã dạy, sai làm sao được!".
Còn nhớ những năm 1959 - 1960 khi quê tôi vận động nông dân vào hợp tác xã - làng trên đã tổ chức xong, xóm dưới còn lưỡng lự. Rồi sau khoảng 4 năm đã hình thành hợp tác xã toàn xã... Mấy năm tiếp... công việc đồng áng đôi phần loạc choạc, có cụ tán: "Phá điền thiên tử xuất- 破 田 天 子 出”- Thay đổi, đồng ruộng thẳng cánh cò bay mà lại!", một cụ khác lắc đầu: " Tam thập niên điền hoàn chủ-三 十 年 田 還 主”- đấy để rồi xem!" Nào ngờ đến năm 1992, đúng 30 năm sau, tôi về quê, mẹ tôi đã 80 tuổi nhận khoán 2 sào ruộng kéo tôi đi tát nước giúp bà, ruộng lại chia cho mọi người. Cụ già làng năm nào nhắc tới lời Sấm đã không được chứng kiến cái cảnh hôm nay, người nông dân hồ hởi bởi lao động có lợi ích thiết thân, cánh đồng như trở vận, một màu xanh ngút ngát tận chân trời. Ngẫm lại câu Sấm mà thấy đúng.
Các cụ xưa kể: Trạng là người tài giỏi, học một biết mười. Điềm trời về ngày sinh ra Trạng thật là huyền bí. Thoại truyền là một ngày gió mưa vần vụ mịt mù, trời đất tối đen như mực, cả nhà Trạng đã rất mong đợi đến ngày này. Mọi người như biết trước thời khắc một con người sẽ sinh ra. Mẹ Trạng là người thông hiểu lý số kinh dịch - Bà biết rõ hơn ai hết... Nửa đêm mọi người còn quây quần bên bếp lửa hồng, bỗng cả khu Dương Phần bừng sáng. Dưới ánh hào quang một con rồng đất nổi nên giữa nhà chạy suốt 5 gian. Hương thơm từ căn buồng thân mẫu toả ra, mọi người mừng rối rít, ấy chính là thời điểm chào đời của Trạng Trình, bậc kỳ tài của nước Việt ta. Chuyện còn kể chỉ một ngày sau đó, quan thiên văn bên Tàu chuyên theo dõi thiên tượng đã dâng tấu biểu lên vua Tầu về vượng khí xuất hiện một vì sao to như cái đấu ở phương Nam- ứng với một chân nhân đã ra đời... Vua Tàu nhân đó đã cho người sang chúc mừng nước Nam và cho rằng chỉ trong một vài năm sau sẽ khắc biết; thì sau đó 4 năm một thầy Tàu đã được phái đến miền Hải Đông nước Việt để tìm kiếm một bậc kỳ tài và nhanh chóng biết đích xác về cậu bé thần đồng làng Trung Am - Cổ Am - Vĩnh Lại tỉnh Hải Dương. Thày Tàu nhìn cậu bé từ đầu tới chân rồi than: "Qủa là bậc kỳ nhân của thời thịnh trị, mà nay thì loạn lạc kéo dài, tiếc lắm thay!" Cậu bé thần đồng ấy chính là Nguyễn Tất Đạt hồi nhỏ và là Nguyễn Bỉnh Khiêm- Trạng Trình sau này!- "Lưỡng quốc anh hùng không đối thủ".
Tôi còn đựoc nghe các cụ đọc những câu: "Bao giờ đá nổi lông chìm - Đồng khô hồ cạn con tìm thấy cha - Mười phần mất bảy còn ba - Mất hai còn một mới ra thái bình" hoặc "Ai ơi chớ vội làm giàu - Thằng Tây nó tếch thằng Tàu nó qua". Khi ấy một cụ vỗ tay vào đùi đánh đét: ờ thì Tưởng Giới Thạch bị đánh bật ra đảo Đài Loan đấy thôi! Thạch là đá chả nổi phềnh phềnh ấy là gì? còn Mao Trạch Đông? mao là lông có chìm đâu? làm sao mà chìm được? Rồi cụ nhìn đám trẻ hóng chuyện, chỉ vào tôi - đến đời cái thằng này may ra mới vỡ nhẽ cháu ạ? đời ông thì thân kề miệng lỗ rồi!”; còn câu sau được giải nghĩa với cuộc chiến tranh của nhân dân ta mấy chục năm sau ngày giải phóng 1975 thì 1979- 1980 lại xẩy ra chiến tranh biên giới phía Bắc- Trung Quốc dạy cho Việt Nam một bài học!?
Năm Tân Tỵ- 2001 một sự kiện kinh hoàng xảy ra tại nước Mỹ- ngày 11/9 hai toà tháp- Trụ sở thương mại thế giới ở Niu Oóc bị đánh sập, lại nhớ câu Sấm "Bò men lên núi Vu Sơn- Thừa cơ mới nổi một cơn phục thù- ấy là những binh phù thui thủi - Lòng trời xui ai dễ biết đâu", có sách chép “Man mác một dải Hoành Sơn- Thừa cơ mới nổi một cơn phục thù, ấy là những binh phù thai thái...”. Người ta thấy sau khi Taliban thắng thế ở Apganistan năm 1989 - 1992 đã tập hợp phe cánh xây dựng một Chính thể theo đạo Hồi dòng chính thống. Phái này coi Mỹ là kẻ thù chính, vì chính nước Mỹ luôn đi đầu cổ súy cho nền chính trị độc lập, đa nguyên dân quyền dân chủ, và điều đó cũng là nguyên nhân chính trong việc chia rẽ đạo Hồi thành nhiều quốc gia dân tộc riêng rẽ? Họ đã lợi dụng Mỹ lật đổ chính quyền C.S Brak Cacman do Liên Xô hậu thuẫn, vốn thành lập hồi 1978- mệnh danh cuộc CM tháng Tư, để nắm quyền; còn bây giờ thì họ quay sang khủng bố nước Mỹ. Đạo quân cảm tử lặng lẽ - mà Sấm gọi là "thui thủi" làm cái việc ghê gớm ấy; họ trà trộn, khăn bịt mặt, chất nổ quấn đầy mình, nổ cái “đùng” và cùng chết luôn, đúng là “thui thủi” chưa? Vu Sơn xưa là nơi tiên thánh ở hay chính là nơi bức tượng Phật hơn ngàn năm- Di sản văn hoá thế giới được Liên hiệp quốc bảo vệ đã bị Taliban phá huỷ hồi tháng 3-2001 vừa qua. Cái hay của lời Sấm còn tinh tế ở chỗ người dân Afganistan đại bộ phận trước kia sống bằng chăn nuôi bò- thì lời Sấm nêu “bò men...”; còn một ý khác là thời chính quyền Brak Cac man, dân Afganisstan bỏ chạy thì nay quay về miền núi lưng chừng Himalaiya- vậy thì cách đi không thể khác là “men theo” các sườn núi! thật sống động với hình ảnh “bò men lên núi Vu Sơn!”?. Sấm dạy “cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao!” Ôi! Thế thì câu hát ru - Lời đồng dao - hay câu Sấm các cụ truyền lại bí ẩn và thú vị biết chừng nào!
Tôn vinh Trạng Trình- Xây dựng quê hương Người- cùng với sưu tầm thơ văn Sấm ký của Trạng là những việc rất tự hào. Tôi hy vọng một ngày nào đó dự án tổng thể mà tôi đề xuất sẽ được mọi người ủng hộ. Mỗi một huyền thoại hay giai thoại sẽ gắn với một địa danh, một công trình kiến trúc xứng đáng với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và miền đất Hải Đông nổi tiếng xưa nay../.
-----------------------------------------------------------------------------------------*lt.ltt
****
Ghi chú:(1) Nghĩa rộng hơn đối với dân tộc “năm Rồng năm rắn gặp sự an lành, thời điểm cháu con hiền thảo xuất hiện trở lại (2012), trong ngoài nước chung một ý, đầu cuối lại vẹn toàn như trước!...”; Bài này viết sau khi hoàn thành dự án quy hoạch khu đền Trạng lần thứ nhất tháng 10/2001- quang cảnh khu đền lúc ấy còn hoang mạc, cỏ lác mọc cao ngang người, vẫn có bức hoành “như nhật trung thiên-如日中天“ ở trước đền./
------------------------------------------------------------------(12/2001- KTS Phạm Vũ Hội)
Còn nhớ những năm 1959 - 1960 khi quê tôi vận động nông dân vào hợp tác xã - làng trên đã tổ chức xong, xóm dưới còn lưỡng lự. Rồi sau khoảng 4 năm đã hình thành hợp tác xã toàn xã... Mấy năm tiếp... công việc đồng áng đôi phần loạc choạc, có cụ tán: "Phá điền thiên tử xuất- 破 田 天 子 出”- Thay đổi, đồng ruộng thẳng cánh cò bay mà lại!", một cụ khác lắc đầu: " Tam thập niên điền hoàn chủ-三 十 年 田 還 主”- đấy để rồi xem!" Nào ngờ đến năm 1992, đúng 30 năm sau, tôi về quê, mẹ tôi đã 80 tuổi nhận khoán 2 sào ruộng kéo tôi đi tát nước giúp bà, ruộng lại chia cho mọi người. Cụ già làng năm nào nhắc tới lời Sấm đã không được chứng kiến cái cảnh hôm nay, người nông dân hồ hởi bởi lao động có lợi ích thiết thân, cánh đồng như trở vận, một màu xanh ngút ngát tận chân trời. Ngẫm lại câu Sấm mà thấy đúng.
Các cụ xưa kể: Trạng là người tài giỏi, học một biết mười. Điềm trời về ngày sinh ra Trạng thật là huyền bí. Thoại truyền là một ngày gió mưa vần vụ mịt mù, trời đất tối đen như mực, cả nhà Trạng đã rất mong đợi đến ngày này. Mọi người như biết trước thời khắc một con người sẽ sinh ra. Mẹ Trạng là người thông hiểu lý số kinh dịch - Bà biết rõ hơn ai hết... Nửa đêm mọi người còn quây quần bên bếp lửa hồng, bỗng cả khu Dương Phần bừng sáng. Dưới ánh hào quang một con rồng đất nổi nên giữa nhà chạy suốt 5 gian. Hương thơm từ căn buồng thân mẫu toả ra, mọi người mừng rối rít, ấy chính là thời điểm chào đời của Trạng Trình, bậc kỳ tài của nước Việt ta. Chuyện còn kể chỉ một ngày sau đó, quan thiên văn bên Tàu chuyên theo dõi thiên tượng đã dâng tấu biểu lên vua Tầu về vượng khí xuất hiện một vì sao to như cái đấu ở phương Nam- ứng với một chân nhân đã ra đời... Vua Tàu nhân đó đã cho người sang chúc mừng nước Nam và cho rằng chỉ trong một vài năm sau sẽ khắc biết; thì sau đó 4 năm một thầy Tàu đã được phái đến miền Hải Đông nước Việt để tìm kiếm một bậc kỳ tài và nhanh chóng biết đích xác về cậu bé thần đồng làng Trung Am - Cổ Am - Vĩnh Lại tỉnh Hải Dương. Thày Tàu nhìn cậu bé từ đầu tới chân rồi than: "Qủa là bậc kỳ nhân của thời thịnh trị, mà nay thì loạn lạc kéo dài, tiếc lắm thay!" Cậu bé thần đồng ấy chính là Nguyễn Tất Đạt hồi nhỏ và là Nguyễn Bỉnh Khiêm- Trạng Trình sau này!- "Lưỡng quốc anh hùng không đối thủ".
Tôi còn đựoc nghe các cụ đọc những câu: "Bao giờ đá nổi lông chìm - Đồng khô hồ cạn con tìm thấy cha - Mười phần mất bảy còn ba - Mất hai còn một mới ra thái bình" hoặc "Ai ơi chớ vội làm giàu - Thằng Tây nó tếch thằng Tàu nó qua". Khi ấy một cụ vỗ tay vào đùi đánh đét: ờ thì Tưởng Giới Thạch bị đánh bật ra đảo Đài Loan đấy thôi! Thạch là đá chả nổi phềnh phềnh ấy là gì? còn Mao Trạch Đông? mao là lông có chìm đâu? làm sao mà chìm được? Rồi cụ nhìn đám trẻ hóng chuyện, chỉ vào tôi - đến đời cái thằng này may ra mới vỡ nhẽ cháu ạ? đời ông thì thân kề miệng lỗ rồi!”; còn câu sau được giải nghĩa với cuộc chiến tranh của nhân dân ta mấy chục năm sau ngày giải phóng 1975 thì 1979- 1980 lại xẩy ra chiến tranh biên giới phía Bắc- Trung Quốc dạy cho Việt Nam một bài học!?
Năm Tân Tỵ- 2001 một sự kiện kinh hoàng xảy ra tại nước Mỹ- ngày 11/9 hai toà tháp- Trụ sở thương mại thế giới ở Niu Oóc bị đánh sập, lại nhớ câu Sấm "Bò men lên núi Vu Sơn- Thừa cơ mới nổi một cơn phục thù- ấy là những binh phù thui thủi - Lòng trời xui ai dễ biết đâu", có sách chép “Man mác một dải Hoành Sơn- Thừa cơ mới nổi một cơn phục thù, ấy là những binh phù thai thái...”. Người ta thấy sau khi Taliban thắng thế ở Apganistan năm 1989 - 1992 đã tập hợp phe cánh xây dựng một Chính thể theo đạo Hồi dòng chính thống. Phái này coi Mỹ là kẻ thù chính, vì chính nước Mỹ luôn đi đầu cổ súy cho nền chính trị độc lập, đa nguyên dân quyền dân chủ, và điều đó cũng là nguyên nhân chính trong việc chia rẽ đạo Hồi thành nhiều quốc gia dân tộc riêng rẽ? Họ đã lợi dụng Mỹ lật đổ chính quyền C.S Brak Cacman do Liên Xô hậu thuẫn, vốn thành lập hồi 1978- mệnh danh cuộc CM tháng Tư, để nắm quyền; còn bây giờ thì họ quay sang khủng bố nước Mỹ. Đạo quân cảm tử lặng lẽ - mà Sấm gọi là "thui thủi" làm cái việc ghê gớm ấy; họ trà trộn, khăn bịt mặt, chất nổ quấn đầy mình, nổ cái “đùng” và cùng chết luôn, đúng là “thui thủi” chưa? Vu Sơn xưa là nơi tiên thánh ở hay chính là nơi bức tượng Phật hơn ngàn năm- Di sản văn hoá thế giới được Liên hiệp quốc bảo vệ đã bị Taliban phá huỷ hồi tháng 3-2001 vừa qua. Cái hay của lời Sấm còn tinh tế ở chỗ người dân Afganistan đại bộ phận trước kia sống bằng chăn nuôi bò- thì lời Sấm nêu “bò men...”; còn một ý khác là thời chính quyền Brak Cac man, dân Afganisstan bỏ chạy thì nay quay về miền núi lưng chừng Himalaiya- vậy thì cách đi không thể khác là “men theo” các sườn núi! thật sống động với hình ảnh “bò men lên núi Vu Sơn!”?. Sấm dạy “cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao!” Ôi! Thế thì câu hát ru - Lời đồng dao - hay câu Sấm các cụ truyền lại bí ẩn và thú vị biết chừng nào!
Tôn vinh Trạng Trình- Xây dựng quê hương Người- cùng với sưu tầm thơ văn Sấm ký của Trạng là những việc rất tự hào. Tôi hy vọng một ngày nào đó dự án tổng thể mà tôi đề xuất sẽ được mọi người ủng hộ. Mỗi một huyền thoại hay giai thoại sẽ gắn với một địa danh, một công trình kiến trúc xứng đáng với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và miền đất Hải Đông nổi tiếng xưa nay../.
-----------------------------------------------------------------------------------------*lt.ltt
****
Ghi chú:(1) Nghĩa rộng hơn đối với dân tộc “năm Rồng năm rắn gặp sự an lành, thời điểm cháu con hiền thảo xuất hiện trở lại (2012), trong ngoài nước chung một ý, đầu cuối lại vẹn toàn như trước!...”; Bài này viết sau khi hoàn thành dự án quy hoạch khu đền Trạng lần thứ nhất tháng 10/2001- quang cảnh khu đền lúc ấy còn hoang mạc, cỏ lác mọc cao ngang người, vẫn có bức hoành “như nhật trung thiên-如日中天“ ở trước đền./
------------------------------------------------------------------(12/2001- KTS Phạm Vũ Hội)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét