Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Tri nghiệm Sấm ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn...



***

-----------------------------------

恭祝新春-2011-新卯年
Cung chúc tân xuân- 2011- Tân Mão niên
庚新到運以吉以行中濱附道以
Canh tân đáo vận dĩ cát dĩ hành- trung tân phò đạo dĩ
甲乙從來扶靈扶物天日復同扶
Giáp ất tòng lai phù linh phù vật- thiên nhật phục đồng phù.

***
---------------------------------------------------------------------------(KTS Phạm Vũ Hội)
***

Thành phố- màu xanh...

***
--------------------------------------------------
Phố hiến tình quê
(thơ-KTS Đỗ Lợi- tặng quê hương ông)
***
1-
Anh đi đón ngàn năm Hà Nội... em ở nhà nội ngoại thay anh...
Trấn Sơn Nam, trái ngọt lành... đàng ngoài em vẫn chờ anh trở về...
Nhớ em anh nhớ làng quê... vẫn từ nơi ấy tràn trề tình thương...
Anh đi... đi khắp nẻo đường, mang theo tất cả tình thương quê nhà...
Phố Hiến xinh xinh- phố Hiến đậm đà...
Nguyêt Hồ ấy biết là nơi nao...
Anh ngắm trăng, em đếm sao… gió lùa cành liễu lao xao...
Anh ngắm trăng, em đếm sao... gió lùa cành liễu lao xao...
Nguyệt Hồ ấy… biết bao nhiêu tình...
Trăng đêm khuya con sóng cứ rập rình..! là huyền thoại ấy quê mình thuở xưa…
2-
Mênh mông Huế Hội An- Hà Nội... theo con tàu biển gội xanh xanh...
Trấn Sơn Nam nước dập dềnh... đường vào phố Hiến chờ anh trở về...
Biển xưa, bến nước làng quê cánh buồm no gió tràn trề tình thương...
Xa nhau bến nhớ muôn màu lụa Vân- mũ Vỵ- Hồng Châu quê nhà...
phố Hiến xinh xinh phố Hiến đậm đà...
Nguyệt Hồ ấy nhớ là khi nao...
Anh ngắm trăng em đếm sao... gió lùa cành liễu lao xao...
Anh ngắm trăng em đếm sao... gió lùa cành liễu lao xao...
Nguyệt Hồ ấy... biết bao ân tình
Biển đi xa con nước có sông Hồng..! thuyền ai ghé bến cho lòng thiết tha..!
.…. Quê mình hỡi ai..?
***
-----------------
Ghi chú: lụa Vân- mũ Vị là hai địa danh dệt lụa nổi tiếng của đất Hông Châu- phố Hiến- Hưng yên nay; Nguyệt Hồ hồ nước đẹp ở Hưng Yên- xưa là Trấn Sơn Nam. Phố Hiến là một cảng biển sông sầm uất cùng với cảng Thuận Hóa Huế- Hội An- của Việt Nam khoảng thế kỷ XIII- XVI.
***


Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Tri nghiệm Sấm Ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn- Chiêm thời...

------------------------------------------
***

Hát về Nguyễn Đức Cảnh

-----------------------------------

1-

Cuộc sống mà ta nhớ mãi, tình yêu mà ta nhớ mãi, mà ta nhớ mãi... Đã bao người hy sinh

nguồn sáng ngàn năm sáng chói... hồn thiêng- hồn thiêng sông núi

vẫn nghiêng mình trước cuộc đời, người chiến sĩ đầu rơi xua bóng thù tàn lui...

Ngày ấy toàn dân chống Pháp.. hùm thiêng gặp quân vây ráp và anh Nguyễn Đức Cảnh

Đã sa cơ, quyết hy sinh, chí hiên ngang bước lên doạn đầu đài.!

Dòng Cấm còn lưu hương nhớ, biển xanh ngày đêm sóng vỗ...

nhớ thương về anh, nhớ thương về anh, nhớ thương về anh với đất trời trong xanh...

2-

Giặc đến còn đâu tiếng hát, đạn bom làng quê tan nát, càng thêm đau xót chất căm thù trong tim

Vì nước vì dân tranh đấu... thù chung sục sôi trong máu

Phá gông xiềng cứu cuộc đời dù thấm máu đầu rơi, cho tới khi tàn hơi

Ngày ấy toàn dân chóng Pháp, đời trai nhẹ buông thân xác và anh Nguyễn Đức Cảnh

Đã sa cơ quyết hy sinh chí hiên ngang bước lên đoạn đầu đài..!

Dòng Cấm màu xanh lưu luyến, biển Đông trào dâng thương mến...

Đắp xây hồn anh, lắng xây hồn anh, lắng xây hồn anh, với đất trời trong xanh...

***

-------------------------(t Vit Nam non nước ngàn năm- tp ca khuc ca Phm Vũ Hi- NXB Hi Phòng- 1999)

***

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Thành phố- màu xanh...


***


Tình Huế

1-

ngày tôi thăm dòng sông Hương biếc xanh

và giờ đây lòng tôi mãi hướng về

Sông Hương mát trong êm đềm quanh quanh uốn ôm đô thành

từng câu ca nhớ mãi

chiếc nón trắng xinh xinh đây là Huế!

Cánh áo trắng xinh xinh đây là em

Huế ơi! mắt ai tha thiết bao tình!

2-

đường vô Nam về đây thăm Cố Đô

làng ven sông thuyền ai trôi hững hờ

xa xa núi non Ngự Bình, rêu phong dáng in kinh thành

dòng Hương ơi nhớ mãi!

Nón lá trắng Đông Ba đây là Huế!

Áo cánh trắng Hương Giang mang tình em

Huế ơi! mắt ai tha thiết bao tình!

------------------------------------(theo Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999).

***

Có mấy câu thơ rằng:

Sông Hương ôm lấy đô thành

Một vùng non nước đan mình vào nhau

Dịu êm từ buổi ban đầu

Để trong nỗi nhớ một màu xanh xanh...
***



Thành phố- màu xanh...


***


Tình ca Đồ- Sơn

------------------

Đồ Sơn biển mênh mông, xanh xanh dưới nắng

đồi thông đảo xa xa, say sưa tiếng gió

Anh và em, ta về đây... Về với gió trời...

Con đường nào lướt qua đại dương

Con đường nào vắt qua đồi thông

Mà dấu chân em và anh vẫn chìm trong cát

Mà dấu chân em và anh vẫn chìm trong bát ngát biển khơi...

Nắng cháy lên ơi Đồ Sơn... gió vút cao ơi Đồ Sơn...

Hè rộn ràng... ta về đây với tình yêu

Hè rộn ràng... ta về đây với biển khơi

Và mãi mãi dạt dào theo muôn ngàn con sóng

Và mãi mãi dạt dào theo muôn ngàn con sóng

Và mãi mãi dạt dào..!

***

------------------------------------(theo Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng- 1999.)Căn đều Hai bên

***



Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Thành phố- màu xanh...






***

Cát bà dảo núi xanh xanh
(Kỷ niệm Cát Bà- 1994*)
***
1-
Trập trùng đảo núi (ư) lang thang muôn con sóng... mênh mang...
đây Cát Bà biển (ư) xanh xanh
vịn vào bờ đá lô xô, thuyền ta theo con sóng nhấp nhô...
tìm về dấu vết người xưa... chập chờn
nào ai có hay, Cát Bà thuở xưa gió bay...
chiều tà sắc hoàng hôn phủ đầ biển cá
người xưa vẫn còn đây
thuyền xưa vẫn còn say Cát Bà buồm căng bay gió bay...
khi vầng tăng ôm lẻ loi bên rừng
nơi đảo xa có dấu chân ai tìm... Cát Bà chìm trong giấc mơ!
2-
Đường về đảo núi (ư) chênh vênh theo vách đá... quanh quanh...
đây Cát Bà vẫn (ư) xanh xanh
người về mở lối năm nao, còn nguyên những bóng dáng xôn xao...
dạt dào non nước màu xanh (ư) biển trời
thuyền trôi cứ trôi, Cát Bà còn nguyên chiếc nôi
hẹn hò xóng làng đi đánh chài quăng lưới
Rừng hoa ngát mùi hương...
bình minh lá dầm sương Cát Bà nào ai không vấn vương
Sương chiều tan rơi cánh hoa bên thềm
Trăng ngàn sâu chia sáng cho mọi miền... Cát Bà chìm trong giấc mơ!

***
------------------------------------(theo Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999).
***
(*)Kỷ niệm nhỏ- Một đoàn cán bộ Sở Giáo Dục và Liên Hiệp VHNT Hải Phòng đi thăm và làm việc với Huyện Đảo Cát Bà, nhân nói về Thơ Hồ Xuân Hương, khi đi tàu vòng quanh đảo thấy nhiều núi quá... vui chuyện đố nhau ai có thể làm mội bài thơ mà câu nào cũng có chữ núi? Hẹn tới lúc rời tàu cá lúc chiều về..! Nhưng trước lúc lên bờ mọi người đành lắc đầu, khi ấy tôi xin có bài này. Tất cả mọi người tán thưởng... Nay chép lại để cùng ghi nhớ !

Cát Bà sao lắm núi non
núi cao núi thấp, núi tròn núi vênh
núi lang thang núi bập bềng
xoài tay ôm núi người... mình ngẩn ngơ!

------------------------------------------------------------------------
***

Thành phố- Màu xanh...



----------------------------------------
***

Côn Sơn Khúc

--------------------

Mù mịt hôm nay bình minh Côn Sơn(*)

Chuyện đời ngày xưa đồi thông véo von

Bao nhiêu suối biếc vẫn đục dòng sông Thương(**)

Ôi Tiên sinh Ức Trai(1)trong binh đao coi thường

giặc tan về với Thiên đường...

Đây động Thanh Hư, đây núi Kỳ Lân(***) tầng tầng mây trắng

Lãng đãng bước chân thiên thần...

rừng hoa thắm sắc dâng hương trầm

còn nghe suối khóc bên đồi xuân

Thiên đường là đây ta dốc hết những ly rượu say

Thiên đường đây đó bao tiên nữ rong chơi suốt ngày

Thiên đường là đây ta dốc hết uống cho thật say

Thiên đường xa lắc với cuộc đời đắng cay...

Gió ơi hời... gió! Mây ư hừ... mây!

Kia bao người oan khuất với cuộc đời đắng cay...

2-

mịt mù mưa xuân người đi bên nhau

dòng đời chìm trong biển xanh bóng dâu

Côn Sơn suối thắm vẫn đục dòng sông Châu

Thương lê dân sống trong bao lo toan cơ cầu

Màng chi quyền thế công hầu

Đây động Thanh Hư đây núi Kỳ Lân trùng trùng sương khói

hồn vắng bóng câu xa rồi

rừng nghi ngút ám mây lưng trời

càng thêm nỗi xót xa đầy vơi

Thiên đường là đây ta dốc hết những ly rượu thơm

Thiên đường đây đó bao ong bướm vui chơi khắp vườn

Thiên đường là đây nghe róc rách suối ngân lời say

Thiên đường tha thướt với nhạt nhòa gió mây...

Uống ư hừ... uống! Say ư hừ... say!

Cho thiên đường xa cách với cuộc đời đắng cay...

--------------------------------------------------------------

(*):Côn Sơn miền đồi trung du với rừng thông bạt ngàn, nơi Nguyễn Trãi về ở ẩn dạy học, nay thuộc tỉng Hải Dương; (**):Ca dao “ Sông Thương nước chảy đôi dòng, bên trong bên đục đau lòng hay chưa; (1):Tên chữ cũng là tên tự- của Nguyễn Trãi “Ức Trai-億斎“;(***): Động Thanh Hư; núi Kỳ Lân nơi Ức Trai tiên sinh thường tới vãn cảnh tu tiên- một thắng cảnh vùng Bắc Hà thuộc tỉnh Hải Dương./

---------------------------------------(từ Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999).

***



Tri nghiệm Sấm ký Trạng Trình- Lý học Càn Khôn- Chiêm thời16...



17*(…tiếp theo)

Thiêu thân ăn đóm(143) trùng trùng
nhân gian lạc nước tang bồng nhân gian

tứ môn tác tịch(144) điêu tàn
đột như
(145) vận thế mất hàng trăm năm
từ phương bắc xuống phương nam

một- chín- một- bảy(146) mà tràn khắp nơi
muông sinh ba cốc
(147) hà thời
hai kỳ đại chiến hai mồi lửa reo
thuận đà vô sản ùa theo
làm cho đá nổi
(148) trôi vèo mù khơi
*
Hiển nhiên chuyện ấy ngược đời
bởi chưng trời đất quỷ xui ma làm
trời sinh những kẻ ác gian
khiến cho thiên hạ đôi đàng xẻ đôi
(149)
tuổi thơ loạn lạc xa vời
mà khi tóc bạc da mồi
(150) bặt tăm
bởi quân phat-xit một đằng
bởi chia giai cấp dập giằng đấu tranh

------------------------------------------------------------(lt.ltt) pivihi

Ghi chú: (143) Ngạn ngữ Việt “theo đóm ăn tàn” chỉ loài thiêu thân hễ thấy ánh sáng là lao đầu để phải chết như ngả rạ, trường hợp chỉ châm ‘cái đóm’ cũng kích thích được loài bướm này bắt sáng không biết cái chết rình rập (144) Ng.văn lời Sấm Mã Tiền khóa của Khổng Minh “tứ môn tác tịch-四門作寂” nghĩa là ‘bốn phương gây cảnh tang thương, đổ vỡ” chỉ thời vận cộng sản “vs các nước đoàn kết” không phân biệt biên giới quốc gia, theo học thuyết của Lênin (145) Mã tiền khóa Ng văn “đột như kỳ lai-突如奇來” nghĩa là ‘đột nhiên ập tới’ kiểu như bất ngờ khó chống đỡ kịp khi ngộ ra thì sự đã rồi! chỉ việc xã hội CS khi ngộ ra rất viển vông thì đã 80 năm rồi! (1917-1998?) (146) Từ CM tháng mười Nga (1-9-1-7), phong trào cs hoành hành lan xuống phương nam (147) Sấm Trạng Trình Ng.văn “đoài phương ong khởi lần lần, muông sinh ba cốc cầm quân dấy loàn” (bản Chu Thiên sưu tầm) nhiều bản khác ‘3góc’ (148) Sấm Trạng Trình Ng. văn “bao giờ đá nổi lông chìm” chỉ năm 1949 CS Trung quốc đánh đuổi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan, biết Thạch là đá! mà Đá nổi? lời sấm quả nhiên! (149) Sấm Trạng Ng.văn “trời sinh những kẻ ác gian, kiếp độc đạo thiết làm loàn có hay” ý Sấm nói chiến tranh do trời sinh ra kẻ vô đạo làm loàn tức gây xáo trộn tàn bạo bừa bãi hại dân; Ng văn: “mà thiên hạ sao xẻ làm hai?” chỉ thời kỳ hệ thống các nước CS chưa tan rã- thế giới chia hai gồm các nước TBCN và các nước XHCN trong đó có VN và Triều Tiên CHDC Đức là những nước bị chia cắt cụ thể (150) Cho đến 2010 Triều Tiên vẫn còn bị chia cắt, nay đặt ra sự hiệp thương cho nhiều người gặp nhau sau hàng gần thế kỷ, bản tin trưa ngày 23-10- 2010 nói đến hai miền nam bắc Triều Tiên Hàn Quốc tổ chức cuộc gặp cho các gia đình ly tán sau chiến tranh 1948 ở bán đảo Triều Tiên, hơn 50 năm chưa được gặp mặt... là một điển hình của thời kỳ thế giới chia hai (1945- 1998) cho tới khi bức tường Beclin Đức sụp đổ 1989.

------------------------------------------------------------(lt.ltt) pivihi


18*........

Khoe rằng cộng sản văn minh
sẽ cho tư bản lao nhanh xuống mồ
(151)
nông trang hợp tác
(152) đề thơ
dưỡng đường bách lão
(153) giấc mơ gẫn gần
phe mình hai nước xô-trung
hai anh cả đỏ
(154) vô cùng hảo tâm
đạn bom cứ việc ầm ầm
(155)
tiền đồn-nòng cốt
(156) cứ khuân về sài
xá chi xương máu hỏa tai
vinh quang giải phóng tương lai địa cầu
(157)!
*
Phương tây tư bản mỹ- âu...
vốn là hệ thống đè đầu hại dân
(158)
vùng lên hỡi... các công nông
hỡi ai khổ cực bần cùng đấy đây
(159)
tự do tư bản chầy chầy
làm nhiều ăn ít thân gầy trọc xương
xấu xa tệ nạn khôn lường

bạc cờ trộm cắp đầy đường mãi dâm

sưu cao thuế nặng tù cầm

bóp hầu cắt cổ- quan quân lộng hành

quốc tài quốc khố bất minh

võ trang gây chiến bạo hình dọc ngang

một bầu cám cảnh thê lương
muôn dân sùng sục xuống đường đấu tranh
(160)
băng rôn biểu ngữ tuần hành
polit-ci đứng chặn thành rào ngăn
(161)
người nghèo ngày một ngày tăng
cư cầu thất nghiệp đãi đằng ngổn ngang
(162)
biết bao khốn nạn khiên oan
không nhà không cửa lang thang hận đời
(163)
cảnh này chẳng phải nói chơi
chính là đêm trước của hồi cáo chung
(164)
Thập niên sáu chục đì đùng

hai phe đứt mạch(165) giao thông ngăn ngừa
vũ trang binh bị chạy đua
(166)
khiến cho thế giới như lò hỏa thiêu
”đài ta- đài địch
(167)” nói nhiều
một lời đối kháng hai điều xỉa xưng
rằng ta chính nghĩa anh hùng
lương tâm thời đại
(168) vô cùng đắm say

chính quyền vô sản vào tay

thế gian tất cả chung xây hòa bình

hết thời giai cấp đấu tranh

đến thời mặc sức vòng quanh địa cầu

chẳng ai cưỡi cổ đè đầu

chính quyền đổi mới sẽ hầu hạ dân

kết đoàn hỡi các công nông!

“thiên đường cộng sản” nghìn hồng gió bay

ruộng đồng nhà máy ta xây
làm theo sức lực thú rày ấm no
xưa rũ sạch
(169)thành tro
mùi thơm bánh vẽ ra lò đều tay...

(còn nữa...)

------------------------------------------------------------(lt.ltt) pivihi

Ghi chú: (151)Thuyết CS khẳng định quá trình phát triển xã hội loài người là từ thấp lên cao, từ mông muội tới văn minh nhân loại, và khẳng định xh CSCN là hình thức xh cuối cùng, còn xhtb là hình thức tất yếu bị tiêu diệt, đang giãy chết nhường chỗ cho CNCS- sẽ thống trị thế giới, đào mồ chôn CNTB. Nói văn hoa “TB là đêm trước của bình minh CS” (152) Ng.văn thơ Tố Hữu ”dân có ruộng dập dìu hợp tác (HTX), lúa mượt đồng ấm áp làng quê, chiêm mùa cờ đỏ vên đê, sớm khuya tiếng trống đi về trong thôn, màu áo mới nâu non sáng chói, mái trường tươi roi rói ngói son...” sự thực thì ngược lại, sau khi vào HTX (1958) năng suất lao động tụt xuống càng ngày càng đói kém, trường học, trụ sở, kho tàng, chuồng trại HTX là từ đập phá chùa chiền đền miếu lấy gạch xây; 1958-1975 cùng với chiến tranh dân VN vô cùng điêu đứng, tuy nhiên vẫn tin theo sự lãnh đạo của đảng csVN (153) Nghe theo đảng CS càng tin rằng, chỉ nay mai..? khi Đang cs nắm toàn quyền thống trị đất nước, người dân VN sẽ được sung sướng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, đặc biệt trụ sở công quyền sẽ trở thành an dưỡng đường ở khắp nơi để chăm sóc người già, hoặc người mất sức lao động; không có nhà tù, trại cải tạo... (154).Theo các cuộc tập huấn chính trị thường xuyên cho Đảng viên và đoàn TNCS những thập niên 70 (tk-XX) thì phe XHCN có Liên Xô- Trung Quốc mệnh danh là 2 anh cả Đỏ, luôn tích cực viện trợ cho Chiến tranh Việt Nam đại ý ‘các đồng chí VN có sự ủng hộ hết lòng của nhân dân LX và nhân dân TQ’ đó là tiếng hát “dân LX vui hát trên đồng hoa...” và “đông phương hồng ánh mặt trời lên...” (155).Phái đoàn kinh tế Bắc VN do Lê Thanh Nghị dẫn đầu 1967-1986 thường xuyên đii các nước phe XHCN xin viện trợ kinh tế, quốc phòng và luôn đạt được kết quả của “tình hữu nghị anh em...” về súng ống đạn dược quân trang quân dụng, Liên Xô và Trung quốc là 2 nước viện trợ chủ lực không sợ thiếu đặc biệt cả những vũ khí thí nghiệm... (156). Niềm tự hào của Bắc VN là tiền đồn vững chắc của phe XHCN ở Đông Nam A, góp phần bảo vệ hòa bình TG (đông bắc Á là Triều Tiên, Tây Âu là CHDC Đức) (157). Tuyên truền rằng: Đảng CSVN- Giai cấp CN và nd Việt Nam tiến hành cuộc CM dân tộc dân chủ, giải phóng Miền Nam VN thống nhất đất nước, cũng là nghĩa vụ quốc tế cao cả giải phóng nhân loại khỏi ách thống trị tư sản mại bản và phe Đế quốc, mà đặc biệt đánh bại “Mỹ là tên sen đầm quốc tế” (158) Chủ nghĩa CS những năm 1930- 1990 tuyên truyên rằng Hệ thống các nước Tư bản Mỹ Âu chỉ là hệ thống kìm kẹp bóc lột nhân dân lao động và ở các nước ấy người dân mất hết quyền con ngườii (159) Khẩu hiệu của Quốc tế VS- Đệ Tam QT- do Lênin chủ trương: “Vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức đồan kết lại!” bài quốc tế ca “vùng lên hỡi các dân tộc ở thế gian! Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn... chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành... bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình!” dẫn tới ảo tưởng của dân nghèo mãi đến 1989 mới vỡ mộng (160) Rằng- Chế độ tư bản là nguyên nhân của mọi nguyên nhân- cờ bạc trộm cướp mãi dâm, báo thù, báo phục, quan lại tham nhũng, ức hiếp dân nhà tù khắp nơi... (161) Rằng- các cuộc mít tinh biểu tình của dân đều bị Cảnh sát nhà nước TB dàn áp dã man, bắt bớ tù đày.. (162) Rằng- Thất nghiệp là tất yếu của chế độ TB vì sự sa thải của ông chủ và là căn bệnh kinh niên xh, rằng- tội ác của TB là đầu tư máy móc thiết bị, vơ vét “thặng dư” và thẳng tay tống khứ người lao động ra đường mặc họ đói rét (163) Rằng- người lao động, kẻ làm thuê vốn lang thang không nhà ko cửa... hận thù chất ngất là ngòi nổ cho các cuộc cmvs (164). Rằng: xã hội TB là đêm trước của bình minh CS (165). Sau 1945 cùng với phe XHCN ra đời, các nước CS cắt đứt mọi liên hệ với thế giới phương tây, tự cô lập mình trong cuộc chạy đua kinh tế, rốt cuộc thất bại; sau đó lại đổ lỗi cho phe TB là bị TB cấm vận bao vây kinh tế... (166). thập niên 1950-1960 thế giới có nhiều cuộc chiến tranh cách mạng do CS thúc đẩy: phải kể đến Việt Nam đánh Pháp; nội chiến Nam Bắc Triều Tiên+ Mỹ; TQ xâm lấn Tây tạng; Angier đảo chính (1958); Cônggô; Ghinê; Sênêgan; Nam phi; Cu ba... Liên Xô và Mỹ tăng cương chạy đua vũ trang chinh phục không gian vũ trụ tiến hành "chiến tranh giữa các vì sao" (167). Cấm nghe đài địch, tuyên truyền một chiều, dân không nhận rõ được chân lý lịch sử, phụ thuộc vào ý thức hệ CS. (có lần Tôi cùng ông Phạm Sĩ Vinh- trưởng ty Kiến trúc Nghệ An cùng nghe BBC từ cái Xiêngmao- TQ mà vẫn suỵt! bọn tư bản nói xấu CS ssìì..!- rất tự giác Không tin vào đài của địch (168).CS Việt Nam thời kỳ 1964-1975 luôn tự nhân danh cho cuộc nội chiến của quốc gia mình là chính nghĩa, là góp phần giải phóng thế giới, là lương tâm Thời đại, là cuộc CM vĩ đại của loài người đem hạnh phúc văm minh cho nhân loại, và xã hội tốt đẹp là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu sẽ chóng vánh được xd (169). CM vô sản đặc biệt coi trọng cuộc CM tư tưởng và văn hóa, xây dựng con người mới XHCN- Để làm được điều đó, cs đốt hết, phá hết các công trình kiến trúc do Phong Kiến Đế Quốc xây dựng nên như đình chùa miếu mạo, lăng tẩm chứa đầy sắc thái văn hóa Dân tộc, quên rằng đó thành quả của ông cha cội nguồn của lịch sử của chính quê hương mình./

-----------------------------------------------------------(lt.ltt) pivihi

Thành phố- Màu xanh...




***

những bông hoa của mẹ

(kỷ niệm- ngày trở về...)

---------------------------

Ngày xưa mẹ trồng hoa

những bông hoa xinh xinh trong vườn

con thường ghé thăm

những bông hoa bay trước gió... đẹp sao!

*

Tuổi thơ... tuổi thơ, tuổi thơ...

những bông hoa thơm ngát hương, những bông hoa khoe sắc thắm...

những bông hoa của mẹ...

làm con xao xuyến tâm hồn

*

Chiến tranh, chiến tranh từ đâu tới?

bao lớp thanh niên lên đường

con đã ra đi theo chiến tranh, con đã ra đi theo tiếng súng...

con đã đi xa khu vườn của mẹ... và con nhớ mãi khuôn nguôi!

*

Thời gian, suốt chặng đương chiến tranh...

Qua những con đường màu xanh

Qua những chặng đường màu đỏ

và con đã đi... và con đã đi...

chỉ mang theo một bông hoa thắm bên mình

*

Bông hoa thắm nở đều trong con...

như dòng suối rốc rách, như giọt nắng lấp lánh...

như đồng lúa bát ngát... như biển khơi mênh mông...

với con... đi qua muôn ngà gian khổ... vượt lên!

*

Rồi một ngày chiến tranh lặng im

Con trở lại thăm vườn

Khu vườn xưa cỏ mọc

mẹ đã mang hoa đi nơi khác, hay đã hoa trôi bèo dạt... mẹ ơi!

*

Khu vườn xưa cỏ mọc mà hương sắc vẫn còn...

lối bên sương còn ướt đẫm

hoa thắm nở đều trong con..!


----------------------------------------------(từ Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999).

***



Thành phố- Màu xanh...




***


Hồn vô danh

(Mục Nam Quan- Trường Sơn- Hoàng Sa hay Trường Sa? bầu trời mù mịt mây đen!

-không ai biết dù ở phía bên này hay phí bên kia, họ đã nằm xuống nơi nào!)

----------------------------------------------

Năm bên cánh đồng hoang, vùi nông chốn rằng sâu, dạt nơi bến bờ xa...

Anh đã ngã xuống, thắm xanh cho ruộng đồng, cho thôn làng, cho quê mình sinh sôi... cho bao cuộc đời tươi vui... cho tiếng cười trẻ thơ...

Tên anh mãi mãi cuốn theo làn gió

Nào ai biết anh là ai? Và như thế trôi theo thời gian...

chỉ có đất trời, trong gió mưa bão nguồn, nhớ thương người anh hùng đã hy sinh...

nào ai lớn lên?

nào ai bước đi trên con đường xa?

nào ai nhớ tới Hồn-Vô-Danh?

Ngày ra đi, anh đã chia tay mẹ già và em yêu...

Ngày ra đi anh đã mang theo chiếc khăn hồng và cánh hoa thêu...

Và đôi mắt mẹ hiền sâu lắng

Và ánh mắt người tình trong trắng

Và mong muốn tới ngày chiến thắng...

sẽ trở về trong khúc ca khải hoàn, trong giấc mơ êm đềm, trong sống vui gia đình đắm say...

Ngày ra đi ngập trong súng bom lửa khói

đường nhuốm máu thắm, diệt quân xâm lăng, bừng lên muôn chí trai anh hùng...

đây hồn Bạch Đằng reo trong gió ngàn...

đây trận Rạch Gầm sôi trong sóng tràn...

ngàn muôn binh mã xông lên, Điện Biên bão táp phong ba, Trường Sơn muôn núi non xa...

và anh đã ngã xuống khi xông ra chiến trường, thiêu cháy quân thù xâm lăng

Và anh đã ngã xuống...

Và anh đã vĩnh viễn ra đi khi xông ra tiền tuyến...

Nào ai biết anh ở đâu? hồn thiêng núi sông lặng im, trời dâng khói hương trong mịt mù mây xanh...

Và anh đã ngã xuống

Và em mãi mãi nhớ về anh như mùa xuân cuộc đời..!

Hồn Vô Danh..!


----------------------------------------------(từ Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999).

***



Thành phố- màu xanh



---------------------------------------------------------
***

Ngôi nhà trong mơ

(lời phỏng thơ: Hoài- Phong)

------------------------

1-

Hãy đưa tôi về dãy phố nghèo lầm bụi

lối ngõ xưa viên đá vỡ tan rồi

cho tôi về với giấc mơ ngày ấy...

giấc mơ xa rồ!

Tôi vẫn nhớ giấc mơ ngày ấy... tôi xây nhà và em trồng hoa...

Mái ngói, vòm xanh, bồn hoa đỏ... tôi xây nhà và em trồng hoa...

……………………………………………….(điệp khúc).

2-

Tháng năm u buồn tôi nhớ hoài một thuở

Mái ấm trong mơ đã khuất xa rồi

Tôi nhớ hoài áng trăng mơ ngày ấy

Ánh trăng tan rồi!

Em có nhớ dưới áng trăng ngày ấy... mơ ngôi nhà nhỏ xinh dưới vòm xanh...

phố lớn giờ đây đời hối hả... đâu ngôi nhà mái ngói với vòm xanh...

……………………………………………….(điệp khúc).

3-

Tháng năm u buồn tôi nhớ hoài một thuở

Mái tóc xanh ôm ấp những mơ hồ

Tôi nhớ hoài ánh trăng mơ ngày ấy

Ánh trăng đâu rồi!

Tôi vẫn nhớ ánh trăng ngày ấy... em gieo vào lòng tôi nỗi buồn say...

Mái ngói còn đâu tình dang dở... đâu ngôi nhà mái ngói với vòm xanh...

(điệp khúc):

Bây giờ phố xá bon chen

Bây giờ phố xá thêm đông

Bây giờ đất chật người đông

Em đi lấy chồng lên phố lớn, trong ngôi nhà kính tầng cao, em có nhớ giấc mơ nhày ấy...

Tôi xây nhà và em trồng hoa..!?

***

----------------------------------------------(từ Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999).

***



Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Tri nghiệm Sấm ký Trạng Trình

------------------------------------------------
***
Buồn!
(bên mộ mẹ)
-----------------------------
Đêm triền miên
Hoa còn đây, mà sao không thấy bóng Người
ước mơ cuộc đời, gió sương dập vùi, theo thời gian trôi xuôi...
nào còn đâu hương lửa nồng êm ấm
chỉ là đây bao nỗi niềm cay đắng
kìa bầu trời, mây lang thang, trôi về đâu nơi xa xôi...
Ôi chỉ còn đây nấm mồ xanh... heo hút theo gió trời!
----------------------------------------------(từ Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999).
***

Thành phố- màu xanh...

-----------------------------------------------------
***
Ngôi nhà bên đồi
(hành tinh bị hủy diệt- hay chỉ là môi trường sinh thái?)
--------------
1.
Ngôi nhà bên kia đồi
Anh vẫn đến thăm em giờ thì đâu rồi
Cánh rừng thông mơ màng
Trai gái dắt nhau đi bây giờ không còn
Hotel vàng nhà hàng xanh đua nhau mọc lên giữa trời cao nhức nhối những vì sao
Anh đi tìm ai, giữa đô thành ngổn ngang, tìm ai...
Thì cuộc sống cuốn mê hồn và tình yêu cứ điên cuồng...
để thời gian trôi đi, trong ánh đèn đêm khuya..!
2.
Con đường quanh lưng đồi
Hương gió tím hoa sim giờ thì đâu rồi
suối rừng trong khe nhỏ
trai gái vẫn vui chơi bây giờ không còn
hotel vàng nhà hàng xanh đua nhau mọc lên giữa trời cao nhức nhối những vì sao
em đi về đâu giữa đô thành hiện sinh, về đâu...
thì cuộc sống lắm nỗi buồn và tình yêu cứ điên cuồng...
để thời gian bâng khuâng, bao nỗi buồn đam mê!
***
-------------------------(theo Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999)
***

Thành phố- Màu xanh...

--------------------------------------------
***
Khúc hát ngôi nhà nhỏ
----------------------------
Bên cầu thang, nơi em đứng là bức tranh Đông Hồ(*)
một bé thơ mục đồng ghìm tiếng sáo(**)
còn đây căn phòng xinh là bức tranh quê, đồng lúa mênh mông và lũy tre xanh...
xa xa trời mây bộ Tứ Bình(***)...
1-còn nghe câu hát suối mơ...
còn đây con nước lững lờ
bên núi ngôi nhà nhỏ xinh, hương rừng theo gió lượn quanh
2-còn nghe tiếng sáo Trương Chi(1)
còn nghe hơi gió não nề
ô thước(2) nhịp câu nhỏ xinh, đợi chờ em bước về anh...
--------------------------
(*)_Tranh Đông Hồ loại tranh dân gian nổi tiếng các nhà truyền thống thích treo; (**)_Tranh Đông Hồ có mục đồng thổi sáo, lý ngư vọng nguyệt... gà, lợn, đám cưới chuột... (***)_Tứ Bình thể loại tranh treo bốn bức, hoặc dùng làm bình phong chạm lộng bốn mùa... nội thất nhà cổ VN; (1)- Trương Chi, chàng trai trong truyện cổ tích làm nghề chài lưới, nhưng rất đen đúa xấu xí, thường thổi sáo về đêm, tiếng sao quyến rũ cả nàng Mỵ Nương xinh đẹp... rồi 1lần gặp vì không được người đẹp yêu mà chàng ốm chết; còn Mỵ Nương, chê chàng xấu xí nhưng tương tư tiếng sáo Trương Chi thương chàng... cũng chết theo chàng; Cầu do đàn quạ (chim Ô) cắn đuôi nhau bắc qua sông Ngân Hà để cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.
--------------------------(theo Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999)
***

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

---------------------------------------------
***
BA TIẾNG

(Lời phỏng theo: Hoài Phong(*))

Còn mãi trên khuông thời gian

Này đây ướt đẫm ‘Ánh Trăng’ (1) ... anh và em đi bên dòng sông quê hương

Này đây run run tình khúc thề ‘kết tóc se lòng’

Ta cùng hát vang bên bếp lửa hồng

Đây giọt buồn ‘Gửi Ê-li-zơ’(2) và này đây lãng đãng ‘Giấc Mơ’(3)... trong ánh mắt biển chiều hoàng hôn.

Còn đây nữa khúc 'Tùy Hứng'(4)- phóng túng...

…Vẫn còn chảy máu mười ngón tay

Người ta thay anh viết cho em

Có phải em chưa từng nghe thấy?

nhưng có ba tiếng anh chưa nói?

Mà em đã nghe rồi trong giấc mơ êm!

... Vẫn còn trở giấc từng phím tơ

Kìa ai như đang sống trong mơ

Có phải con tim đời thao thức?

'Cung oán ngâm khúc'(5) bao day dứt?

Mà em mãi xa vời trong giấc mơ êm!..

-------------------

(*)- Hoài- Phong, bút danh của KTS Vũ Bá Bão, cũng là nhà văn đương đại VN (1)(2)-“Thư gửi Êlyzơ’ và “Sonata Ánh trăng” những tác phẩm nổi tiếng của Bethoven nhạc sĩ cổ điển người Đức; (3)- ‘Giấc mơ’- tên của nhiều ca khúc trữ tình; (4) ‘tùy hứng’- thể liên khúc tình ca, cách ca sĩ ưa thể hiện; ‘cung oán ngâm khúc’- tác phẩm văn học cổ điển của Nguyễn Gia Thiều (Việt Nam XVII)

-----------------------------(từ Việt Nam non nước ngàn năm- tập ca khúc của Phạm Vũ Hội- NXB Hải Phòng 1999).

***